MỚI

Tác động gen chức năng của hệ vi sinh vật trong phân liên quan đến việc điều trị kháng sinh đơn liều đối với bệnh tiêu chảy du lịch

Ngày xuất bản: 16/08/2022

Tác động gen chức năng của hệ vi sinh vật trong phân liên quan đến việc điều trị kháng sinh đơn liều đối với bệnh tiêu chảy du lịch. Bệnh tiêu chảy du lịch (TCDL) thường phổ biến ở các quân nhân công tác vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nhóm tác giả: Ryan C Johnson,1,2 Joy D Van Nostrand,3 Michele Tisdale,2,4,5 Brett Swierczewski,6 Mark P Simons,7 Patrick Connor,8 Jamie Fraser,2,4 Angela R Melton-Celsa,9 David R Tribble,4 và Mark S Riddle1,10

Ngày xuất bản: 28/05/2021 trên tạp chí Open Forum Infectious Diseases, tập 8.

Đơn vị công tác

  1. Khoa Y học Dự phòng và Thống kê Sinh học, Đại học Khoa học Sức khỏe Uniformed Services, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ
  2. Tập đoàn Quỹ Henry M. Jackson vì Sự tiến bộ của Quân Y, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ
  3. Khoa Vi sinh và Sinh học Thực vật, Viện Gen Môi trường, Đại học Oklahoma, Norman, Oklahoma, Hoa Kỳ
  4. Chương trình Nghiên cứu Lâm sàng về Bệnh Truyền nhiễm, Khoa Y học Dự phòng và Thống kê Sinh học, Đại học Khoa học Sức khỏe Uniformed Services, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ
  5. Trung tâm Y tế Hải quân, Portsmouth, Virginia, Hoa Kỳ
  6. Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed, Silver Spring, Maryland, Hoa Kỳ
  7. Trung tâm Nghiên cứu Y tế Hải quân, Portsmouth, Virginia, Hoa Kỳ
  8. Khoa Quân y, Trung tâm Y tế Quốc phòng Hoàng gia, Birmingham, Vương quốc Anh
  9. Khoa Vi sinh và Miễn dịch, Đại học Khoa học Sức khỏe Uniformed Services, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ
  10. Khoa Nội, Đại học Y Nevada Reno, Reno, Nevada, Hoa Kỳ

Tóm tắt

1. Hoàn cảnh

Bệnh tiêu chảy du lịch (TCDL) thường phổ biến ở các quân nhân công tác vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ảnh hưởng của TCDL và việc điều trị bằng kháng sinh theo sau đó tác động lên hệ vi sinh vật thường trú đường ruột như thế nào vẫn còn chưa được hiểu rõ, đặc biệt là khi tỷ lệ đề kháng kháng sinh lưu hành ngày càng tăng ở các tác nhân gây bệnh đường ruột và sự tiếp nhận các sinh vật đa kháng thuốc. Chúng tôi đã kiểm tra đặc điểm chức năng của hệ vi sinh vật trong phân dưới tác động của TCDL, cùng với điều trị kháng sinh sau đó.

2. Phương pháp

Thu thập các mẫu phân từ binh sĩ có biểu hiện tiêu chảy nước cấp tính trong quân đội Mỹ và Anh được điều động đến Djibouti, Kenya, và Honduras. Mẫu được thu thập tại thời điểm biểu hiện cấp tính ở phòng khám (ngày 0, trước khi dùng kháng sinh), cũng như 7 và/ hoặc 21 ngày sau khi sử dụng một liều kháng sinh (azithromycin [500 mg], levofloxacin [500 mg], hoặc rifaximin [1650 mg], tất cả cùng với loperamide). Mỗi mẫu phân đều trải qua quá trình nuôi cấy và phân tích phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược TaqMan để phát hiện tác nhân gây bệnh và gen đề kháng kháng sinh. ADN tinh sạch từ mỗi mẫu được phân tích bằng cách sử dụng array gen chức năng HumiChip3.1.

3. Kết quả

Tổng cộng, 108 mẫu ngày 1, 50 mẫu ngày 7 và 94 mẫu ngày 21 được phân tích từ 119 đối tượng. Vị trí địa lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh có liên quan đến thành phần chức năng riêng biệt của các mẫu phân. Không có sự khác biệt chức năng rõ ràng giữa các mẫu trước và sau điều trị kháng sinh, cũng như không có việc gia tăng tiếp nhận các yếu tố quyết định tính đề kháng kháng sinh đối với bất kỳ phác đồ kháng sinh nào.

4. Kết luận

Kết quả này chỉ ra rằng các phác đồ kháng sinh đơn liều có thể không làm thay đổi đáng kể chức năng hoặc thành phần đề kháng kháng sinh của hệ vi sinh vật trong phân, cần cung cấp thông tin này cho các hướng dẫn thực hành lâm sàng và quản lý kháng sinh.

  • PMID: 34189178
  • PMCID: PMC8231402
  • DOI: 10.1093/ofid/ofab271

Từ khóa: kháng sinh; hệ vi sinh vật; tiêu chảy du lịch; azithromycin; đề kháng kháng sinh; vi khuẩn; phân; gen; levofloxacin; rifaximin; phác đồ đơn liều; mẫu phân

Được trích dẫn: Hiện tại vẫn chưa được trích dẫn bởi bài báo nào. 

Tài liệu tham khảo

  1. Clemente JC, Ursell LK, Parfrey LW, Knight R. The impact of the gut microbiota on human health: an integrative view. Cell 2012; 148:1258–70. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  2. Steffen R, Hill DR, DuPont HL. Traveler’s diarrhea: a clinical review. JAMA 2015; 313:71–80. [PubMed] [Google Scholar]
  3. Olson S, Hall A, Riddle MS, Porter CK. Travelers’ diarrhea: update on the incidence, etiology and risk in military and similar populations – 1990–2005 versus 2005–2015, does a decade make a difference? Trop Dis Travel Med Vaccines 2019; 5:1. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  4. Riddle MS, Connor BA, Beeching NJ, et al.. Guidelines for the prevention and treatment of travelers’ diarrhea: a graded expert panel report. J Travel Med 2017; 24:57–74. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  5. Riddle MS, Martin GJ, Murray CK, et al.. Management of acute diarrheal illness during deployment: a deployment health guideline and expert panel report. Mil Med 2017; 182:34–52. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  6. Arcilla MS, van Hattem JM, Haverkate MR, et al.. Import and spread of extended-spectrum β-lactamase-producing enterobacteriaceae by international travellers (COMBAT study): a prospective, multicentre cohort study. Lancet Infect Dis 2017; 17:78–85. [PubMed] [Google Scholar]
  7. Riddle MS, Connor P, Fraser J, et al.; TrEAT TD Study Team. Trial Evaluating Ambulatory Therapy of Travelers’ Diarrhea (TrEAT TD) study: a randomized controlled trial comparing 3 single-dose antibiotic regimens with loperamide. Clin Infect Dis 2017; 65:2008–17. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  8. Nostrand JD, He Z, Zhou J. Use of functional gene arrays for elucidating in situ biodegradation. Front Microbiol 2012; 3:339. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
  9. Tu Q, Li J, Shi Z, et al.. HuMiChip2 for strain level identification and functional profiling of human microbiomes. Appl Microbiol Biotechnol 2017; 101:423–35. [PubMed] [Google Scholar]
  10. Liu J, Gratz J, Amour C, et al.. A laboratory-developed TaqMan array card for simultaneous detection of 19 enteropathogens. J Clin Microbiol 2013; 51:472–80. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây 

Nguồn tra cứu: PubMed Central

facebook
4

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia