MỚI

Sử dụng kháng sinh dự phòng trên người bệnh sinh thường

Ngày xuất bản: 26/05/2022

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trên người bệnh sinh thường áp dụng cho Khoa Sản, Dược sĩ lâm sàng, Trung tâm hỗ trợ sinh sản tại các bệnh viện.

Tác giả: Khoa Dược, khoa Sản

Người thẩm định: Phan Quỳnh Lan

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành lần đầu: 08/11/2016

Phạm vi áp dụng

  • Tất cả người bệnh sinh thường.
  • Không áp dụng với NB sinh mổ hoặc mổ đẻ cấp cứu do không sinh thường được.

Hướng dẫn cụ thể:

1. Người chuyển dạ vỡ ối non đủ tháng nhưng không có các yếu tố nguy cơ (liên cầu B dương tính; đang có tình trạng nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh điều trị).

thủ thuậtkháng sinh lựa chọnkháng sinh thay thế (khi dị ứng beta lactam)thời điểm sử dụngthời gian
Rạch tầng sinh môn rách độ 1, 2Không sử dụng kháng sinh
Rạch tầng sinh môn rách độ 3, 4cefoxitin 1g IVclindamycin 900mg IVTrước khâu phục hồi vết ráchLiều duy nhất
Kiểm soát tử cungAmpicillin 2g IV

hoặc cefazolin 2g IV

clindamycin 900mg IVTrước thực hiện thủ thuậtLiều duy nhất

Phân loại mức độ rách tầng sinh môn:

Độ 1: tổn thương da vùng tầng sinh môn và/hoặc niêm mạc âm đạo.

Độ 2: tổn thương cơ vùng đáy chậu nhưng chưa tổn thương đến vùng cơ vòng hậu môn.

Độ 3: tổn thương vùng cơ vòng hậu môn.

Độ 4: tổn thương phức tạp vùng cơ vòng hậu môn và niêm mạc hậu môn – trực tràng.

2. Người bệnh chuyển dạ, vỡ ối non đủ tháng có chỉ định dự phòng Liên cầu B

2.1. Người bệnh sinh thường có chỉ định dự phòng liên cầu B khi:

  • Kết quả sàng lọc liên cầu B (+).
  • Từng nhiễm khuẩn tiết niệu do liên cầu B ở đợt mang thai này.
  • Tiền sử con nhiễm khuẩn sớm do liên cầu B.
  • Không có kết quả sàng lọc liên cầu B tại thời điểm chuyển dạ (chưa sàng lọc hoặc sàng lọc chưa có kết quả) nhưng có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau:
    • Chuyển dạ trước 37 tuần
    • Sốt trong sinh (≥38o C)
    • Vỡ ối ≥ 06 giờ
    • PCR liên cầu B (+)
    • Mang liên cầu B ở lần mang thai trước
Kháng sinh lựa chọnKháng sinh thay thế (khi dị ứng beta lactam nghiêm trọng+)
Ampicillin: liều đầu 2g IV, sau đó 1g IV mỗi 4 giờ đến khi sinh.

Hoặc:

Cefazolin: liều đầu 2g IV, sau đó 1g mỗi 8 giờ đến khi sinh.

(có thể lựa chọn cefazolin trong trường hợp NB dị ứng penicillin mức độ nhẹ, không sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, mày đay).

Clindamycin, 900mg IV mỗi 8 giờ đến khi sinh (khi kết quả kháng sinh đồ còn nhạy).

Hoặc:

Vancomycin, 25 – 30mg/kg (tối đa 2g) liều đầu, sau đó 20mg/kg (tối đa 2g) mỗi 8 giờ* đến khi sinh.

+: sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, mày đay

*: theo chức năng thận bình thường

2.2. Người bệnh vỡ ối non tháng: Bao gồm có/không có kết quả sàng lọc liên cầu B

Kháng sinh lựa chọnKháng sinh thay thế (khi dị ứng beta lactam nghiêm trọng+)
Trong 48 giờ kể từ khi nhập viện: Azithromycin 1g uống liều duy nhất + (Ampicillin 2g IV mỗi 6 giờ hoặc Cefazolin 1g IV mỗi 8 giờ).

Sau 48 giờ: Amoxicillin 500mg uống mỗi 8 giờ hoặc 875mg uống mỗi 12 giờ hoặc cephalexin 500mg uống 4 lần/ ngày trong 5 ngày.

Azithromycin 1g uống liều duy nhất + Vancomycin 20mg/kg (tối đa 2g) mỗi 8 giờ* trong 48 giờ.

– Trường hợp sàng lọc liên cầu nhạy clindamycin:

Trong 48 giờ đầu:

Azithromycin 1g uống liều duy nhất + Cefazolin 1g IV mỗi 8 giờ (nếu NB dị ứng penicillin mức độ nhẹ, không sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, mày đay).

Hoặc

Azithromycin 1g uống liều duy nhất + Clindamycin 900mg mỗi 8 giờ + Gentamicin 5mg/kg mỗi 24 giờ.

(nếu dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, mày đay).

Sau 48 giờ: Clindamycin 300mg uống mỗi 8 giờ trong 5 ngày.

*: theo chức năng thận bình thường

Tài liệu tham khảo

  1. WHO recommendations for prevention and treatment of maternal peripartum infections (2015).
  2. SOGC Clinical Practice Guideline: Antibiotic Prophylaxis in Obstetric Procedures (2010).
  3. RCOG: The Management of Third- and Fourth-Degree Perineal Tears (2015).
  4. Duggal et al, “Prophylactic Antibiotics for Perineal Repairs”. Obstet Gynecol 2008; 111:1268-73. 
  5. UPTODATE: Preterm premature (prelabor) rupture of membranes (Updated Oct 31,2019).
  6. UPTODATE: Neonatal group B streptococcal disease: Prevention (Updated Oct 31, 2019).
  7. ACOG Practice Bulletin No. 199: Use of Prophylactic Antibiotics in Labor and Delivery (2018). 
  8. ACOG Practice Bulletin No. 188: Prelabor Rupture of Membranes (2018).

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
22

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia