Sử dụng đồng sinh tế bào gốc / mô đệm có nguồn gốc từ dây rốn người để điều trị loạn sản phế quản phổi: kết quả sơ bộ ở 4 trẻ sơ sinh Việt Nam.
Nhóm tác giả: Liem Thanh Nguyen , Thai T H Trieu , Hue T H Bui , Van T Hoang , Anh T T Nguyen , Nhung T H Trinh , Kien T Nguyen , Duc M Hoang.
Đơn vị công tác
- Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, Hệ thống Y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec – Times City, Hệ thống Y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
- Trung tâm Công nghệ cao Vinmec, Times City, Hệ thống Y tế, Hà Nội, Việt Nam.
- Khoa Sản xuất tế bào, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, Hệ thống Y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam. v.duchm3@vinmec.com.
- Khoa Sản xuất tế bào, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. v.duchm3@vinmec.com.
Tổng quan
Tóm tắt: Loạn sản phế quản phổi (BPD) là tình trạng nghiêm trọng ở trẻ sinh non, ảnh hưởng đến chức năng phổi và cần hỗ trợ oxy. Mặc dù có những cải thiện lớn trong việc chăm sóc chu sinh nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng đau thương, loạn sản phế quản phối (BPD) vẫn là biến chứng thường gặp nhất của việc sinh cực non. Nghiên cứu này báo cáo về độ an toàn của việc truyền dị thân tế bào gốc trung mô/tế bào mô đệm trung mô từ dây rốn (allo-UC-MSCs) và tiến trình phát triển phổi ở bốn trẻ em đã hình thành loạn sản tế bào phổi.
Phương pháp: Mô dây rốn (UC tissue) được thu thập từ người khỏe mạnh, sau đó được nhân giống tại Cơ sở Stem Cell Core ở Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec. Tế bào gốc trung mô từ dây rốn được tiến hành trong môi trường không xeno và huyết thanh. Bốn bệnh nhân hình thành loạn sản phế quản phổi (BPD) được đăng ký vào nghiên cứu này từ ngày 25 tháng 5 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. Tất cả 4 bệnh nhân đã truyền tĩnh mạch 2 liều allo-UC-MSCs (1 triệu tế bào/kg thể trọng bệnh nhân cho mỗi liều) với khoảng cách xen kẽ 7 ngày. Mức độ an toàn và tình trạng bệnh nhân đã được đánh giá trong quá trình nhập viện và sau khi xuất viện 7 ngày, 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Kết quả: Không có biến cố bất lợi nào nghiêm trọng liên quan đến việc can thiệp hay biến cố bất lợi được xác định trước quan sát thấy trong 4 bệnh nhân trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Tại thời điểm của báo cáo này, tất cả các bệnh nhân đã phục hồi loạn sản phế quản phổi (BPD) và dừng sự hỗ trợ oxy. Chụp Xquang ngực (chest X-rays) và cắt lớp vi tính (CT) đã xác nhận giảm dần quá trình xơ hóa.
Kết luận: Việc truyền dị thân tế bào gốc trung mô/tế bào mô đệm trung mô (allo-UC-MSC) thì an toàn cho trẻ sinh non đã hình thành loạn sản phế quản phổi (BPD).
Hội đồng đạo đức Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thông qua Thử nghiệm đăng ký Nghiên cứu sơ bộ này. (Số phê duyệt: 88/2019/QĐ-VMEC; đăng ký hồi tố ngày 12 tháng 3 năm 2019).
- PMID: 33081796
- PMCID: PMC7576694
- DOI: 10.1186/s12967-020-02568-6
Từ khóa: Truyền dị thân tế bào gốc trung mô; Loạn sản phế quản phổi; Mô dây rốn.
Được trích dẫn:
- Điều kiện bảo quản có liên quan đến lâm sàng đối với tế bào gốc trung mô/tế bào mô đệm phân lập từ dòng mô chu sinh và người trưởng thành.
- Ngo ATL, Le HM, Trinh NTH, Jun APG, Bach TQ, Bui HTH, Hoang VT, Bui AV, Nguyen LT, Hoang DM.
- J Cell Mol Med. 2021 Nov;25(22):10747-10760. doi: 10.1111/jcmm.17016. Epub 2021 Oct 27.
- PMID: 34708529