So sánh tỷ lệ tương tác thuốc-thuốc với các thuốc chống đông đường uống (NOACs) trên bệnh nhân rung nhĩ và mối liên hệ tới các biến cố
Sự ra đời của các thuốc chống đông đường uống không kháng vitamin K (NOACs) đã làm thay đổi chiều hướng điều trị trên các bệnh nhân rung nhĩ (AF), hứa hẹn mang lại tính an toàn cao hơn và nguy cơ tương tác thuốc thấp hơn so với các thuốc đối kháng vitamin K (VKA).
Tác giả: BS. Đặng Xuân Thắng
Biên dịch: Nguyễn Thu Trang (Sinh viên D3) – ĐH Dược Hà Nội
1. Mục tiêu đánh giá tương tác thuốc
Nội dung bài viết
Đánh giá tỷ lệ của các tương tác thuốc (DDIs) có thể xảy ra trong một nhóm thuần tập các bệnh nhân AF mới sử dụng chống đông, đánh giá tác động của tương tác thuốc tới kết quả, và những khác biệt có thể có giữa những người sử dụng VKA so với NOACs.
2. Phương pháp
Chúng tôi đã thực hiện một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu quản lý thu được tại vùng Lombardy nước Ý. Phân tích bao gồm tất cả những bệnh nhân ≥ 40 tuổi, nhập viện từ ngày 01/06/2013 đến ngày 30/06/2018, được chẩn đoán rung nhĩ, và mới sử dụng VKA hoặc NOACs. Dựa trên cơ sở của những bằng chứng hiện có, các tương tác thuốc-thuốc có thể xảy ra sẽ được đánh giá qua liệu pháp chống đông đường uống (OAC). Nghiên cứu cũng ghi nhận các hậu quả ví dụ như đột quỵ, xuất huyết não, các trường hợp xuất huyết khác và tử vong do mọi nguyên nhân.
3. Kết quả tỷ lệ tương tác thuốc-thuốc với các thuốc chống đông đường uống (NOACs)
Trong số 122816 bệnh nhân được đưa vào phân tích, độ tuổi trung bình (độ lệch chuẩn) 76.3 (9.6), 47.3% là bệnh nhân nữ, trung bình (độ lệch chuẩn) ghi nhận được của thang điểm CHA2DS2-VASc là 3.5 (1.4). Tổng số 70180 bệnh nhân (chiếm 57.1%) được kê đơn với VKA, và 52636 bệnh nhân (chiếm 42.9%) được kê đơn NOACs. Khả năng xảy ra tương tác thuốc-thuốc DDI được ghi nhận ở 63273 trường hợp (51.5%). Những người có dấu hiệu gặp phải tương tác thuốc-thuốc thường lớn tuổi nhưng ít khi là phụ nữ (cả hai trường hợp đều có p < 0.0001), và có trung bình (độ lệch chuẩn) CHA2DS2-VASc (p < 0.0001) cao hơn. Tỷ lệ đột quỵ, ICH, xuất huyết bất kỳ cũng như tử vong do mọi nguyên nhân đều cao hơn ở những bệnh nhân được ghi nhận với DDI (tất cả p < 0,001). Sau khi hiệu chỉnh đầy đủ, các bệnh nhân có khả năng xuất hiện DDIs có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ với các biến cố như: xuất huyết bất kỳ (HR: 1.08, 95% CI: 1.05–1.12) và tử vong do mọi nguyên nhân (HR: 1.10, 95% CI: 1.07–1.13), và không có sự khác biệt đối với đột quỵ và ICH. So sánh giữa các bệnh nhân dùng VKA và NOACs đều có khả năng xuất hiện DDIs, chúng tôi nhận thấy rằng những người dùng VKA (sau khi hiệu chỉnh) có nguy cơ cao hơn đối với tất cả các kết cục (xem Bảng).
4. Kết luận
Trong một thuần tập lớn của các bệnh nhân rung nhĩ mới được chỉ định OAC, nhóm các bệnh nhân sử dụng VKA có khả năng xuất hiện DDIs lớn hơn. Việc xuất hiện DDI có liên quan tới tăng nguy cơ xuất huyết bất kỳ cũng như tử vong do mọi nguyên nhân. Xét trên khía cạnh là đều có khả năng xuất hiện DDI thì những bệnh sử dụng VKA – có nguy cơ cao hơn tiến triển tới biến cố – so với nhóm dùng NOACs.
Bảng: Nguy cơ biến cố dự trên OAC & DDIs
HR (95% CI) | VKA DDI vs NOACs DDI |
Đột quỵ | 1.24 (1.13–1.36) |
Xuất huyết nội sọ (ICH) | 1.40 (1.20–1.63) |
Xuất huyết bất kỳ | 1.21 (1.15–1.27) |
Tử vong do mọi nguyên nhân | 1.24 (1.13–1.36) |
Tài liệu tham khảo:
- https://academic.oup.com/eurheartj/article/41/Supplement_2/ehaa946.3376/6005262?login=true&fbclid=IwAR31NKdgw_uuEeA3u8wsNrTCWF_8QZ7ct7wtRshNNazyj7x68mfBe_m2u58
Trích nguồn: pharmavn.org