Sàng lọc tim bẩm sinh nặng
Quy trình sàng lọc dị tật tim bẩm sinh nặng (Cchd: Critical congenital heart defects) áp dụng cho Bác sĩ và Điều dưỡng đơn vị nội trú Sản.
Người thẩm định: Nguyễn Đức Hinh
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 24/06/2020
I. Mục đích
Nội dung bài viết
- Thống nhất quy trình sàng lọc các dị tật tim bẩm sinh nặng bằng máy đo độ bão hòa oxy trong hệ thống y tế Vinmec.
1. Đối tượng bắt buộc
- Bác sĩ và điều dưỡng đơn vị nội trú sản được phân công trách nhiệm phụ trách sàng lọc sơ sinh dị tật tim bẩm sinh nặng.
2. Đối tượng liên quan (Cần nắm thông tin và phối hợp thực hiện)
- Tất cả các nhân viên trong hệ thống
3. Các tiêu chí cần đạt
- > 80% trẻ sinh tại khoa sản được sàng lọc dị tật tim có tờ rơi cung cấp thông tin
- Được tư vấn trước khi sàng lọc
- Kết quả sau tối đa 1 giờ tính từ khi phòng bắt đầu sàng lọc 100% mẹ được tư vấn sau khi có kết quả sàng lọc
4. Dị tật tim bẩm sinh & dị tật tim bẩm sinh nặng
- Dị tật tim bẩm sinh (CHD: Congenital heart defect) là loại dị tật phổ biến nhất và gây tử vong cao nhất trong tất cả các loại dị tật. Tại Hoa Kỳ, dị tật tim bẩm sinh xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/110 trẻ sơ sinh trong đó các dị tật tim bẩm sinh nặng (DTTBSN), là những dị tật tim nghiêm trọng cần phải có sự can thiệp sớm trong năm đầu tiên của trẻ, chiếm khoảng 25% tổng số ca.
5. Chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh nặng
- Siêu âm thai trong thực tế chỉ cho phép chẩn đoán trước sinh khoảng 50% trường hợp DTTBSN. Một số loại DTTBSN được chẩn đoán sau sinh dựa trên các triệu chứng lâm sàng như:
- Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh bị DTTBSN không hề có dấu hiệu lâm sàng trước khi xảy ra tình trạng mất bù do đó trong thời gian trẻ nằm tại bệnh viện sau sinh và tới khi xuất viện trẻ không hề có biểu hiện triệu chứng nào cả.

6. Sàng lọc bằng máy đo độ bão hòa oxy (Pulsyoxymeter)
- Sàng lọc bằng máy đo độ bão hòa oxy là một phương pháp bổ sung để phát hiện DTTBSN. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với siêu âm trước sinh và khám thực thể sau sinh để xác định trẻ sơ sinh mắc DTTBSN. Sử phối hợp này tạo ra nhiều cơ hội hơn để phát hiện sớm các trẻ mắc DTTBSN trước khi tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên xấu đi, trẻ sẽ được can thiệp sớm đem lại kết quả tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
7. Mục tiêu chính của sàng lọc dttbsn
- Mục tiêu chính của sàng lọc DTTBSN là phát hiện 7 loại dị tật tim gây tím. Ngoài ra sàng lọc DTTBSN bằng máy đo độ bão hòa oxy cũng có thể phát hiện các loại dị tật tim khác và các trường hợp gây tím mà nguyên nhân không phải do dị tật của tim.
8. Mục tiêu chính
- Phát hiện sớm bảy trường hợp dị tật tim bẩm sinh gây tím:
- Hội chứng tim trái giảm sản (Hypoplastic left heart syndrome)
- Tật chít hẹp động mạch phổi (Pulmonary atresia)
- Tật trở về bất thường hoàn toàn của tĩnh mạch phổi (Total anomalous pulmonary venous return)
- Tật chuyển vị các động mạch lớn (Transposition of the great arteries)
- Tật thân động mạch chung (Truncus arteriosus)
- Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot)
- Tật hẹp van ba lá (Tricuspid atresia)
9. Mục tiêu phụ
- Phát hiện sớm bảy một số dị tật tim bẩm sinh khác: Hẹp động mạch chủ (Coarctation of the aorta)
- Thất phải 2 đường ra (Double outlet right ventricle) Dị dạng Ebstein (Ebstein’s anomaly)
- Gián đoạn cung động mạch chủ (Interrupted aortic arch) Một tâm thất (Single ventricles)
10. Các nguyên nhân khác không phải do tim nhưng gây tím
- Nhiễm trùng
- Tăng huyết áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh (PPHN: Persistent Pulmonary Hypertension of the Infant)
- Bệnh về đường hô hấp
II. Sàng lọc bằng máy đo độ bão hòa oxy
1. Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ bão hòa oxy
- Máy đo độ bão hòa oxy là một dụng cụ y tế dùng để đo lượng oxy được gắn với huyết sắc tố. Máy sẽ đo màu của máu khi chảy qua các mao mạch của dạ, phân tích và hiển thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm của mức bão hòa (Ví dụ, khi hemoglobin bão hòa hoàn toàn sẽ có độ bão hòa SpO2 là 100%) do mạch đập nên máy cũng ghi nhận nhịp tim. Hai trí số này sẽ hiển thị trên màn hình của máy.
- Đầu dò của máy sẽ gồm hai phần (Hình 1): Bộ phận phát sáng (LED) và bộ phận cảm quang (Photodetector) được gắn đối diện nhau trên da. Chùm ánh sáng được chiếu thông qua các mô từ phía này sang phía kia của đầu dò. Ánh sáng được máu hấp thụ sẽ thay đổi theo mức độ bão hòa oxygen của haemoglobin. Bộ phận cảm quang sẽ tiếp nhận ánh sáng truyền qua các mô khi các mô được tưới máu và bộ vi xử lý sẽ tính toán để đưa ra một giá trị % cho mức bão hòa oxygen của hemoglobin (SpO2).
2. Vị trí đặt đầu dò (Hình 2) và thời điểm đo độ bão hòa oxy
- Vị trí của điốt phát sáng và bộ cảm quang trên đầu dò phải được gắn đối diện nhau.
- Vị trí gắn trên cơ thể trẻ sơ sinh là bàn tay phải và một trong 2 bàn chân. Vị trí của điốt phát sáng có thể đặt ở phía trên hoặc dưới mu bàn tay hoặc bàn chân (Hình 3).
- Vị trí tay phải là vị trí ở trước ống động mạch (PP-ductal): Máu sẽ tới tay phải từ động mạch chủ trước khi qua ống động mạch.
- Vị trí ở bàn chân là sau ống động mạch (Post-ductal): Máu sẽ tới chi dưới từ động mạch chủ sau khi đã qua ống động mạch. Máu này có thể trộn với máu của động mạch phổi thông qua ống động mạch nếu ống không đóng và làm cho nồng độ oxy thấp hơn.
- Việc sàng lọc nên thực hiện sau sinh 24 giờ, vì ở thời điểm này ống động mạch gần như đã đóng lại hoàn toàn và không có sự khác biệt giữa độ bão hòa oxy trước và sau ống động mạch.
3. Đảm bảo độ chính xác của các tín hiệu
- Việc đo độ bão hòa oxy đển sàng lọc DTTBSN có thể thực hiện bằng các thiết bị đo của các hãng sản xuất khác nhau. Để có được kết quả chính xác và thống nhất cần đảm bảo:
- Việc bảo trì máy được thực hiện đúng và định kỳ.Trẻ ở trạng thái yên tĩnh khi đo.
- Đặt đúng vị trí đầu dò
- Hình ảnh sóng nhịp tim hiển thị trên màn hình đều (Chứng tỏ tín hiệu thu ổn định) (hình 5).
- Nhịp tim đều, ổn định, có thể nghe được qua thiết bị đo và tương tự như khi đó với các máy đo nhịp tim khác.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đo độ bão hòa oxy
- Để đo chính xác độ bão hòa oxy, trẻ sơ sinh nên ở được giữ ấm, nằm yên tĩnh và không quấy khóc.
- Các yếu tố dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến việc đo độ bão hòa oxy:
- Tình trạng tưới máu của mô
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của trẻ sơ sinh nên ở trong giới hạn 36,5°- 37,5°C. Nhiệt độ thấp hơn có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến các chi.
- Trẻ đang chiếu đèn: Ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến bộ phận cảm quang của đầu dò và cho kết quả sai lệch vì vậy cần tắt đèn trước khi đo.
- Các cử động của chi: Kết quả đo sẽ tốt nhất khi các chi của trẻ không vận động vì vậy cố gắng giữ trẻ nằm yên khi đo.
- Vị trí đầu dò: Đầu dò phải được đặt ở phần mỏng của bàn tay và bàn chân nên ở bàn tay phải đầu dò sẽ đặt phía bên ngón út và ở bàn chân sẽ đặt ở mặt ngoài của bàn chân. Bộ phận phát sáng và bộ phận cảm quang phải đặt đối diện nhau để đảm bảo tín hiệu được tiếp nhận.
5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp sàng lọc
- Độ bão hòa oxygen sau sinh 24 giờ ở trẻ sơ sinh: 97,2% ± 1,6%
- Với ngưỡng bão hòa oxy 95%, sự khác biệt ± 3% giữa bàn tay và bàn chân, tổng quan của Thangaratinam S và cs (2012) cho thấy phương pháp sàng lọc DTTBSN với máy đo độ bão hòa oxy cho kết quả:
- Độ nhạy (Sensitivity): 76,5%
- Độ đặc hiệu (Specificity): 99,86%
- Tỷ lệ dương tính sai (False positive rate): 0,14%
- Giá trị dự báo dương (Positive predictive value): ~ 83,4% Giá trị dự báo âm (Negative predictive value): ~ 99,8%
III. Yêu cầu
1. Trang thiết bị (Phụ lục 1)
- Máy đo độ bão hòa oxy có khả năng sàng lọc DTTBSN: MASIMO (Hình 4) hoặc các máy khác có khả như NELCOR
- Đầu dò: Loại chuẩn dành cho sàng lọc DTTBSN ở trẻ sơ sinh
2. Yêu cầu chung
- Để thực hiện chương trình sàng lọc DTTBSN ở trẻ sơ sinh, ngoài thiết bị đo cần có:
- Tờ rơi về lợi ích của sàng lọc DTTBSN cho trẻ sơ sinh cung cấp cho gia đình Quy trình sàng lọc
- Giấy đồng thuận tham gia chương trình sàng lọc Quy trình nhập và trả kết quả
- Hệ thống theo dõi các trẻ không có kết quả sàng lọc không đạt để sàng lọc lại, chuyển khám chuyên khoa và can thiệp sớm
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu
- Hệ thống kiểm tra đảm bảo chất lượng
3. Yêu cầu đối với nhân viên y tế thực hiện sàng lọc
- Để thực hiện sàng lọc DTTBSN người thực hiện là nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng được đào tạo để: Sử dụng thành thạo trang thiết bị sàng lọc.
- Có khả năng làm cho trẻ giữ được yên tĩnh
- Tư vấn được cho gia đình trước và sau quá trình sàng lọc nhập dữ liệu, in kết quả
- Thống kê, làm báo cáo định kỳ
- Báo cáo với bác sĩ chuyên trách các trường hợp cần theo dõi. Có thể trả lời cho gia đình một số câu hỏi phổ biến.
IV. Quy trình sàng lọc
1. Thời điểm sàng lọc
- Thời điểm sàng lọc là từ 24 – 48 giờ sau sinh, trong đó tốt nhất là từ 24 – 36 giờ. Sàng lọc trước 24 giờ cho tỷ lệ dương tính sai cao vì trong những giờ đầu sau sinh những thay đổi của hệ tim mạch có thể chưa hoàn hảo (Ví dụ như đóng ống động mạch).
- Đối với trẻ nằm ở hồi sức cấp cứu: Có thể thực hiện muộn cho đến 7 ngày tuổi nếu phù hợp trên lâm sàng (Các dấu hiệu sinh tồn bình thường, không cần hỗ trợ thở hay phải cung cấp oxy). Sàng lọc DTTBSN sau 7 ngày sẽ không có giá trị vì đại đa số trường hợp DTTBS nặng xảy ra trước 7 ngày tuổi.
2. Cách thức tiến hành
- Việc sàng lọc được thực hiện dựa trên so sánh kết quả đo ở 2 vị trí trước và sau ống động mạch do đó đầu dò phải được đặt đúng vị trí trong quá trình đo:
- Đo độ bão hòa oxy trước ống động mạch: ở bàn tay phải
- Đo độ bão hòa oxy sau ống động mạch: ở 1 trong 2 bàn chân
- Vị trí bộ phận phát sáng và bộ phận cảm ứng ánh sáng phải được đặt ở vị trí đối xứng.
- Việc chọn vị trí nào để đo đầu tiên không quan trọng, nên bắt đầu ở vị trí thuận lợi nhất đối với trẻ.
- Trẻ phải ở trạng thái yên tĩnh, không quấy khóc và nên thực hiện trước khi thực hiện các xét nghiệm xâm lấn khác (Ví dụ lấy máu gót chân để sàng lọc).
- Sau khi quan sát thấy các sóng đã ổn định, đợi trong vòng 30 giây rồi đọc kết quả đo độ bão hóa oxy cao nhất trong thời gian đó. Nếu thấy tình trạng không ổn định hoặc giao động đáng kể trong kết quả đo cần lưu ý tình trạng lâm sàng của trẻ.
3. Đánh giá kết quả
- Kết quả sàng lọc được đánh giá dựa trên so sánh giá trị đo độ bão hòa oxy trước và sau ống động mạch, việc so sánh nên được thực hiện dựa trên biểu đồ đi kèm bộ dụng cụ sàng lọc (Phụ lục 2).
- Kết quả đạt (Sàng lọc âm tính):
- Nếu độ bão hòa oxy ≥ 95% ở bàn tay phải hoặc ở bàn chân và độ chênh lệch độ bão hòa giữa 2 vị trí đo ≤ 3%.
- Không cần phải sàng lọc tiếp
- Kết quả Chưa Đạt (sàng lọc dương tính):
- Độ bão hòa oxy ở tay phải hoặc bàn chân <90% ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình sàng lọc. Hoặc
- Độ bão hòa oxy <95% ở cả bàn tay và bàn chân hoặc mức chênh lệch độ bão hòa giữa 2 vị trí >3% trong 3 lần đo liên tiếp nhau và cách nhau 1 giờ.
- Trẻ cần được chuyển khám bác sĩ nhi tim mạch ngay lập tức để khám và có chỉ định phù hợp.
- Nếu trẻ có kết quả chưa đạt trong lần sàng lọc đầu tiên sàng lọc lại sau 1 giờ.
- Nếu kết quả sàng lọc lần 2 đều có kết quả >90%: Tiếp tục sàng lọc lại lần nữa sau 1 giờ Nếu kết quả sàng lọc lần ba là chưa đạt, trẻ cần được chuyển khám bác sĩ nhi tim mạch ngay lập tức.
- Trong quá trình sàng lọc cần lưu ý tình trạng lâm sàng của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện lâm sàng cần chuyển khám hoặc hội chẩn ngay lập tức.
4. Các trường hợp ngoại lệ
- Trẻ nằm ở hồi sức cấp cứu nhi
- Nếu trẻ ở hồi sức cấp cứu nhi và được xuất viện trước 7 ngày tuổi:
- Sàng lọc DTTBSN trong thời gian làm việc ở thời điểm thuận lợi (Không bị suy hô hấp hoặc có triệu chứng của bệnh tim) hoặc
- Sàng lọc trước khi xuất viện
- Nếu trẻ ở hồi sức cấp cứu nhi và được xuất viện sau 7 ngày tuổi: Nếu chưa sàng lọc DTTBSN sẽ không sàng lọc khi xuất viện trẻ xuất viện trước 24 giờ.
- Không sàng lọc DTTBSN nhưng nếu có điều kiện nên thực hiện sàng lọc DTTBS nặng bằng đo độ bão hòa oxy trong vòng 7 ngày đầu sau sinh.
- Trẻ đã được chẩn đoán trước sinh hoặc chẩn đoán trong vòng 24 giở đầu sau sinh
- Nếu trẻ đã được chẩn đoán bị dị tật tim bẩm sinh khi chẩn đoán trước sinh hoặc chẩn đoán trong vòng 24 giờ đầu sau sinh sẽ không sàng lọc DTTBS nặng bằng đo độ bão hòa oxy.
- Trẻ được chuyển viện trước 24 giờ sau sinh
- Thông báo cho bệnh viện trẻ được chuyến đến là trẻ chưa sàng lọc DTTBSN
5. Quản lý chất lượng
- Việc sàng lọc DTTBSN bằng đo độ bão hòa oxy được xem là không đạt yêu cầu khi:
- Không tuân theo quy trình
- Không thực hiện sàng lọc trong khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ sau sinh cho trẻ khỏe mạnh Không đánh giá đúng kết quả (Dựa trên biểu đồ sàng lọc).
- Kết quả sàng lọc không đầy đủ hoặc không chính xác
- Không điền đầy đủ thông tin hành chính trên phiếu trả kết quả sàng lọc
- Các trường hợp không đạt yêu cầu cần phải thực hiện lại việc sàng lọc hoặc được bác sĩ kiểm tra.
6. Các sai sót thường gặp trong quá trình sàng lọc
- Đo ở tay trái thay vì tay phải
- Đo ở 2 tay thay vì đo ở tay phải và 1 trong 2 chân Sử dụng sai biểu đồ đánh giá kết quả sàng lọc
- Đọc kết quả trên máy quá sớm trước khi các tín hiệu ổn định Không hoàn tất hồ sơ
- Thời gian sàng lọc không phù hợp (Trước 24 giờ hoặc sau 48 giờ) ở trẻ khỏe mạnh
7. Đối tượng sàng lọc
- Tiêu chuẩn chọn
- Trẻ sinh thường khỏe mạnh
- Trẻ nằm ở hồi sức cấp cứu nhi nhưng được xuất viện trước 7 ngày tuổi
- Trẻ nằm ở hồi sức cấp cứu nhi trong vòng 7 ngày sau sinh, có biểu hiện lâm sàng phù hợp (Các dấu hiệu sinh tồn bình thường, không cần hỗ trợ thở hay phải cung cấp oxy).
- Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ khỏe mạnh, < 24 giờ hoặc >48 giờ sau sinh. Trẻ ≥ 7 ngày tuổi
- Trẻ đã được chẩn đoán mắc dị tật tim bẩm sinh qua chẩn đoán trước sinh hoặc trong vòng 24 giờ sau sinh
- Trẻ có các biểu hiện lâm sàng của bệnh tim
8. Tư vấn cho gia đình
- Tư vấn cho gia đình trước khi sàng lọc
- Công tác tư vấn cần được thực hiện trước khi trẻ được sàng lọc. Không nên làm ngay khi mới nhập viện để sinh vì gia đình sẽ không tập trung. Việc tư vấn thông qua tờ rơi và truyền đạt trực tiếp. Các nội dung tư vấn chính bao gồm:
- Tầm quan trọng của việc phát hiện và can thiệp sớm DTTBSN.
- Giới thiệu sơ lược về quy trình sàng lọc, đảm bảo gia đình trẻ hiểu được việc sàng lọc an toàn và không ảnh hưởng gì đến trẻ.
- Giải thích ý nghĩa của các từ trong kết quả sàng lọc “Đạt” và “Chưa Đạt”; Tầm quan trọng của việc theo dõi sau khi sàng lọc;
- Tư vấn cho gia đình sau sàng lọc
- Trường hợp “Đạt”
- Gia đình của trẻ sơ sinh “Đạt” khi sàng lọc DTTBSN cần được tư vấn về sự cần thiết phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng bất thường tim mạch của trẻ.
- Trường hợp “Chưa Đạt”
- Nếu kết quả “Chưa Đạt” trẻ sẽ được làm lại sau 1 giờ và sẽ làm lại 2 lần.
- Gia đình cần hiểu tầm quan trọng của việc chuyển khám bác sĩ nhi tim mạch để xác định dị tật và có biện pháp can thiệp.
9. Chuẩn bị trước sàng lọc
- Chuẩn bị trẻ
- Phải chọn trẻ phù hợp tiêu chuẩn sàng lọc
- Đánh giá trẻ để đảm bảo không nằm trong nhóm loại trừ trẻ nằm im hoặc đang ngủ, tốt nhất là sau khi bú hoặc tắm
- Đảm bảo da của trẻ sạch sẽ và khô trước khi đo, da không bị dính máu khô hoặc các chất có màu vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc đo độ bão hòa oxygen của máy.
- Nếu cần chùi da trẻ nhẹ nhàng, không được sử dụng lực. Đảm bảo chỉ di chuyển miếng gạc chùi trên bề mặt da của trẻ. Màu da của trẻ hoặc tình trạng vàng da không làm ảnh hưởng đến việc đo độ bão hòa oxygen.
- Trang thiết bị
- Kiểm tra thiết bị, lưu lượng pin nếu máy sử dụng pin.
- Kiểm tra đầu dò (Loại dành để sàng lọc DTTBS cho trẻ sơ sinh)
10. Lưu ý trong quá trình đo
- Để đảm bảo kết quả chính xác và không làm tổn thương trẻ cần lưu ý:
- Không được sử dụng kẹp (Clip) đo độ bão hòa oxygen dùng cho người lớn để đo cho trẻ em vì sẽ không có kết quả chính xác.
- Để đo được độ bão hòa oxygen chính xác không bao giờ đo ở trên cùng một chi đang đặt máy đo huyết áp.
- Ánh sáng hoặc ánh sáng hồng ngoại, các loại đèn điều trị vàng da, đèn dùng cho phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo. Cần đảm bảo trẻ không bị chiếu sáng khi đo. Có thể che đầu dò của máy bằng tấm chăn để đảm bảo các nguồn sáng ngoại sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả.
- Không sử dụng băng dính để gắn đầu dò lên da của trẻ.
11. Yêu cầu đối với một kết quả báo cáo sàng lọc
- Kết quả sàng lọc DTTBSN của trẻ sơ sinh sẽ gồm các nội dung sau: Tên và ngày sinh của trẻ.
- Thông tin liên lạc của Bố/Mẹ hoặc người giám hộ
- Ngày và giờ sàng lọc
- Kết quả sàng lọc ở tay phải và ở 1 trong 1 chân
- Nếu làm lại cần ghi rõ thời gian làm, kết quả làm làm lại thứ 1 và thứ 2 đề nghị
- Thông tin chuyển viện, nếu có
- Chữ ký của nhân viên tiến hành sàng lọc
12. Quy trình sàng lọc
Sơ đồ sàng lọc sơ sinh DTTB SN bằng máy đo độ bão hòa oxy
Tài liệu tham khảo
- Olney RS, Botto LD. 2012. Newborn Screening for Critical Congenital Heart Disease: Essential Public Health Roles for Birth Defects Monitoring Programs. Birth Defects Research Part A: Clinical and Molecular Teratology. 94: 965-969.
- Mahle WT, Newburger JW, Matherne GP, et al; American Heart Association Congenital Heart Defects Committee of the Council on Cardiovascular Disease in the Young; Council on Cardiovascular Nursing; Interdisciplinary Council on Quality of Care and Outcomes Research; American Academy of Pediatrics Section on Cardiology and Cardiac Surgery; Committee on Fetus and Newborn. Role of pulse oximetry in examining newborns for congenital heart disease: a scientific statement from the American Heart Association and American Academy of Pediatrics. Circulation. 2009;120(5):447–458
- Levesque BM, Pollack P, Griffin BE, Nielsen HC. Pulse oximetry: what’s normal in the newborn nursery? Pediatr Pulmonol. 2000;30(5):406–412
- Thangaratinam S, Brown K, Zamora J, Khan KS, Ewer AKPulse oximetry screening for critical congenital heart defects in asymptomatic newborn babies: a systematic review and meta- analysis.Lancet. 2012 Jun 30; 379(9835):2459-64.
- Georgia Department of Public Health (DPH). Newborn Critical Congenital Heart Disease Screening. Georgia Newborn Screening Program Policy and Procedure Manual. Section 4. Revised October 15, 2015. 48-60
- Newborn Screening Ontario. Critical Congenital Heart Disease Screening. Newborn screening manual: A guide for newborn care providers. Section 6. Edition 2.1, February 2018.
- Guidelines for Implementing Pulse Oximetry Screening for Critical Congenital Heart Disease. MICHIGAN DEPARTMENT OF COMMUNITY HEALTH. 2013
- Masimo. Tools and Technology to Start Your CCHD Screening Program. 2010-2011 Masimo Corporation
Phụ lục_Sàng lọc tim bẩm sinh nặng
Ghi chú:
- Văn bản được phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.