MỚI

Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thắt động mạch tử cung

Ngày xuất bản: 31/05/2022

Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thắt động mạch tử cung áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng khoa Sản, phòng mổ tại các bệnh viện.

Người thẩm định: Nguyễn Đức Hinh Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 30/06/2021

1. Đại cương:

  • Thắt động mạch tử cung là thủ thuật làm tắc nghẽn luồng máu chảy trong động mạch tử cung hai bên nhằm làm giảm lưu lượng máu đến tử cung trong trường hợp chảy máu có nguyên nhân từ tử cung.

2. Chỉ định:

  • Chảy máu do đờ tử cung sau mổ lấy thai hay đẻ thường.
  • Chảy máu ở vùng rau bám trong rau tiền đạo khi mổ lấy thai.
  • Chảy máu ở buồng tử cung do các nguyên nhân khác: Vỡ tử cung, rau bong non.
  • Thủ thuật này được cân nhắc áp dụng khi lượng máu mất trên 1000 mL và tiên lượng khó có thể điều trị nội khoa cầm máu, hoặc các động tác chèn ép tử cung không kết quả. Thủ thuật này được thực hiện trong mổ lấy thai hoặc ngay cả trong các trường hợp sau sinh đường âm đạo, khi phẫu thuật viên mong muốn bảo tổn tử cung cho sản phụ, tránh việc cắt tử cung bán phần.
  • Bên cạnh thắt động mạch tử cung, các can thiệp ngoại khoa tương tự có thể được thực hiện như chèn bóng buồng tử cung, mũi khâu B-Lynch hay thắt động mạch hạ vị. Lưu ý: Thắt động mạch tử cung hiệu quả không cao trong trường hợp đờ tử cung.

3. Chuẩn bị:

3.1. Người thực hiện:

  • Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa phụ sản đã được đào tạo.
  • Phẫu thuật viên (hoặc người được ủy nhiệm) giải thích với người bệnh và người nhà lý do phải thực hiện thủ thuật và nguy cơ có thể xảy ra.
  • Phẫu thuật viên rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay vô khuẩn.
  • Kíp hỗ trợ: Bác sĩ gây mê, dụng cụ viên.

3.2. Phương tiện:

  • Gây tê tủy sống giảm đau vùng thắt lưng (hoặc gây mê), các thuốc hồi sức, dịch truyền thay thế máu và máu nếu cần.
  • Phương tiện hồi sức: Người bệnh được hồi sức, bảo đảm khối lượng tuần hoàn, truyền máu tươi hoặc các chế phẩm máu để bồi phục khối lượng tuần hoàn.
  • Dụng cụ phẫu thuật như trong mổ lấy thai

4. Các bước tiến hành:

Bước 1:

  • Mở vào ổ bụng nếu phẫu thuật sau sinh thường.
  • Đưa tử cung ra ngoài thành bụng.
  • Có thể rạch ngang đoạn dưới tử cung, nếu phẫu thuật sau sinh thường, trong trường hợp phẫu thuật viên muốn xem xét trực tiếp lượng máu chảy và đảm bảo chắc chắn buồng tử cung sạch.

Bước 2:

  • Tìm vị trí để thắt động mạch tử cung (thắt nhánh lên): Điểm mốc nằm ngang đoạn dưới tử cung (tương ứng mức lỗ trong cổ tử cung khi tử cung không có thai) cách sang 2 bên 1,5 cm.

Bước 3: Thắt động mạch tử cung (nhánh lên)

  • Dùng tay nâng tử cung cao và mở rộng dây chằng rộng tìm khoảng vô mạch trong dây chằng rộng. Quan sát niệu quản và đường đi của niệu quản trước khi khâu. Dùng kim khâu chỉ Vicryl 1.0 thực hiện mũi khâu ngang từ khoang vô mạch đâm sâu vào cơ tử cung, ôm toàn bộ bó mạch cạnh tử cung. Tiến hành làm tương tự ở bên đối diện.

Bước 4:

  • Đánh giá lại máu chảy, co hồi tử cung và khả năng cầm máu. Khâu lại đoạn dưới tử cung. Đưa tử cung trở lại ổ bụng.

Bước 5:

  • Kiểm tra lại toàn bộ ổ bụng, đánh giá xem có tổn thương hay tai biến khác không. Kiểm tra xem có tụ máu dây chằng rộng do tổn thương bó mạch tử cung hay không. Nếu có, lấy máu tụ, cầm máu kỹ động và tĩnh mạch tử cung, cả nhánh lên và nhánh xuống.
  • Kiểm tra kỹ xem có thắt hay khâu vào niệu quản không bằng cách quan sát nhu động của niệu quản. Niệu quản, bắt chéo động mạch chậu gốc ở phía trước, từ thành bên vào trong, ở chỗ phân nhánh của động mạch chậu gốc thành động mạch chậu ngoài (nhánh lớn), và động mạch chậu trong (nhánh nhỏ), ngang mức mỏm nhô. Từ mỏm nhô đi sang 2 bên có thể thấy rõ niệu quản (vị trí này niệu quản được thấy rõ nhất) và đi xuống dưới 1cm sẽ thấy động mạch chậu trong ở dưới niệu quản trong phẫu thuật thắt động mạch chậu trong (cũng là vị trí được thấy rõ nhất). Quan sát rõ nhu động của dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Đường kính bình thường của niệu quản trong ổ bụng là 4-6 mm. Nếu niệu quản giãn căng, có thể đã buộc vào niệu quản, cần phải tháo nút thắt ra. Kiểm tra cả 2 bên. Niệu quản trái khó thấy hơn vì có đại tràng sigma.
  • Có thể đặt dẫn lưu ổ bụng nếu cần

6. Theo dõi sau phẫu thuật:

  • Dùng kháng sinh điều trị 3-4 ngày
  • Giảm đau sau mổ
  • Theo dõi toàn trạng, các yếu tố huyết động, dẫn lưu ổ bụng, máu ra âm đạo, nước tiểu, đại tiện.
  • Đánh giá nguy cơ tổn thương niệu quản trong cuộc mổ, theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu, các dấu hiệu bụng ngoại khoa sau mổ, cần hội chẩn chuyên khoa ngoại tiết niệu nếu nghi ngờ tổn thương hệ tiết niệu để phối hợp chẩn đoán, can thiệp và điều trị kịp thời.
  • Rút dẫn lưu bàng quang, ổ bụng (nếu có) theo y lệnh
  • Lưu viện 04 ngày
  • Hẹn tái khám sau 10 ngày

Tài liệu tham khảo

  1. Doumouchtsis SK, Nikolopoulos K, Talaulikar V, Krishna A, Arulkumaran S. (2014). Menstrual and fertility outcomes following the surgical management of postpartum hemorrhage a systematic review. BJOG; 121(4):121- 382.
  2. Breen M. (2012). Temporary treatment of severe postpartum hemorrhage. Int J Gynaecol Obstet; 118(3):253-4.
  3. Bộ Y tế. (2015). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học.

Lược đồ

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia