Quy trình kỹ thuật phẫu thuật lấy thai
Quy trình kỹ thuật phẫu thuật lấy thai theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng Khoa Sản, Phòng Mổ.
Tác giả: Thái Bằng, Nguyễn Thu Hoài
Người thẩm định: Nguyễn Thị Tân Sinh, Nguyễn Đức Hinh (Trưởng tiểu ban Sản)
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 24/06/2020
Quy định chung
Nội dung bài viết
1. Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai ra khỏi tử cung sau khi mở bụng và mở tử cung.
2. Chỉ định phẫu thuật lấy thai từ trước khi chuyển dạ 1:
- Do nguyên nhân từ thai:
- Các chỉ định do ngôi thai bất thường: ngôi vai, ngôi mông con so…
- Thai to: con so trên 3500g, con rạ trên 4000g.
- Thai suy dinh dưỡng và không có khả năng gây chuyển dạ.
- Song thai: song thai con so, song thai thai 1 ngôi mông hoặc ngôi vai, song thai cân nặng thai 2 trên 3000g.
- Bệnh lý của thai có chống chỉ định đẻ đường âm đạo: 1 số bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu thai, xuất huyết giảm tiểu cầu thai, hẹp đường hô hấp trên thai nhi.
- Do nguyên nhân từ phần phụ của thai:
- Nguyên nhân từ rau thai: rau tiền đạo, rau cài răng lược.
- Nguyên nhân từ dây rốn: dây rốn thắt nút, mạch rốn tiền đạo.
- Do nguyên nhân từ mẹ:
- Dị dạng đường sinh dục của mẹ: tử cung đôi, âm đạo có vách ngăn…
- Tử cung có sẹo mổ cũ: mổ đẻ cũ trên 2 lần.
- Tiền sử sản khoa nặng nề: tiền sử sảy thai, đẻ non nhiều lần, tiền sử con dị tật, hiếm muộn…
- Con so lớn tuổi: >35 tuổi.
- Do bệnh lý nội khoa của mẹ: bệnh lý tim mạch, hen phế quản đang điều trị, tiền sản giật nặng,…
- Khung chậu hẹp, khung chậu lệch…
- Khối u tiền đạo.
- Những nguyên nhân khác:
- Theo nguyện vọng thai phụ, thai phụ có bệnh lý tâm thần không phối hợp:
3. Chỉ định của phẫu thuật lấy thai khi chuyển dạ:
- Do nguyên nhân từ thai:
- Suy thai cấp tính.
- Ngôi thai bất thường: ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm cùng…
- Đầu không lọt.
- Do nguyên nhân từ phần phụ của thai:
- Sa dây rốn (còn tim thai).
- Rau bám mép chảy máu không cầm.
- Rau bong non.
- Do chuyển dạ đình trệ: cổ tử cung không tiến triển, nghiệm pháp lọt ngôi chỏm thất bại (bất tương xứng đầu-chậu).
- Do rối loạn cơn co tử cung:
- Cơn co tử cung cường tính
- Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
- Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung

4. Điều kiện để áp dụng phẫu thuật lấy thai:
- Bác sĩ chỉ định phẫu thuật lấy thai phải ghi rõ chỉ định, ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án.
- Thai phụ và gia đình phải được giải thích rõ về mục đích thực hiện phẫu thuật, cách thực hiện, lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và thai nhi và ký xác nhận vào tờ cam kết thực hiện phẫu thuật.
5. Chuẩn bị trước mổ lấy thai:
- Người bệnh được thụt tháo, tắm bằng dung dịch sát khuẩn chlohexidin trước mổ ít nhất 1 lần (trừ trường hợp mổ cấp cứu).
- Rửa bụng bằng xà phòng sát khuẩn ngay trước mổ.
- Sát trùng toàn bộ vùng bụng, bẹn và 1/3 trên 2 đùi, đợi 2 phút trải toan.
6. Kỹ thuật phẫu thuật lấy thai:
- Thì 1: Mở bụng:
- Mở bụng đường ngang trên vệ hoặc đường trắng giữa dưới rốn.
- Đặt van vệ, bộc lộ vùng mổ.
- Thì 2: Mở tử cung:
- Mở phúc mạc và bộc lộ đoạn dưới tử cung (khuyến cáo nếu ngôi nằm sâu trong tiểu khung).
- Mở đoạn dưới tử cung: rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới, ở giữa đến sát màng ối, lưu ý tránh chạm vào phần thai.
- Dùng ngón tay xé rộng vết rạch tử cung sang hai bên hoặc dùng kéo mở rộng sang hai bên theo đường cong hướng lên trên.
- Thì 3: Lấy thai và lấy rau:
- Lấy thai: lấy đầu thai nếu là ngôi đầu, lấy chân thai hay mông thai nếu là các ngôi còn lại.
- Để trẻ nằm sấp trên hai đùi mẹ, nhanh chóng dùng hay tay ôm chặt lồng ngực trẻ để giúp thoát dịch đường hô hấp trên.
- Kẹp và cắt dây rốn.
- Kiểm tra đường rạch tử cung, đặc biệt ở hai góc, cầm máu nếu có mạch máu lớn đang chảy.
- Tiêm tĩnh mạch chậm (qua dây truyền) 10 đơn vị oxytocin. Lấy rau bằng cách kéo dây rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng (sổ rau tích cực). Kiểm soát tử cung.
- Thì 4: Đóng tử cung:
- Lớp 1: mũi khâu toàn thể lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung và nội mạc tử cung. Có thể khâu vắt hoặc khâu mũi rời bằng chỉ tiêu chậm số 1.
- Lớp 2 (không bắt buộc): khâu vắt.
- Phủ phúc mạc đoạn dưới tử cung (nếu cần).
- Thì 5: Thấm sạch ổ bụng, kiểm tra cầm máu vết khâu tử cung; kiểm tra tử cung, hai phần phụ.
- Yêu cầu kiểm tra gạc và dụng cụ đầy đủ.
- Thì 6: Đóng thành bụng theo từng lớp giải phẫu:
- Cân thành bụng: khâu vắt bằng chỉ tiêu chậm số 1.
- Lớp dưới da: khâu mũi rời, chỉ tiêu số 2/0 (nếu dày trên 2 cm).
- Lớp da.
- Thì 7: Kết thúc cuộc mổ:
- Băng vết mổ.
- Ấn đáy tử cung và kiểm tra chảy máu ở âm hộ.
7. Dự phòng và xử trí tai biến.
- Kháng sinh dự phòng hoặc điều trị nhiễm trùng trước và sau thủ thuật.
- Thuốc tăng co cơ tử cung sau thủ thuật.
- Dự trù máu mất trong trường hợp nguy cơ chảy máu nếu có.
- Truyền máu hoặc các chế phẩm máu nếu có chảy máu hoặc rối loạn đông máu
- Phối hợp với các chuyên khoa khác nếu người bệnh mắc các bệnh kèm theo hoặc các bất thường xuất hiện trong mổ, sau mổ: tổn thương ruột, bàng quang, mạch máu lớn…
- Nghĩ đến tổn thương bàng quang khi có các dấu hiệu sau:
🡪 Khi có các dấu hiệu trên, cần hội chẩn Chuyên khoa Ngoại Thận- Tiết niệu để phối hợp và xử trí
- Hồi sức tích cực nếu có tắc mạch ối.
8. Thực hiện phẫu thuật lấy thai phải thực hiện tại phòng mổ hoặc phòng phẫu thuật đủ điều kiện vô khuẩn.
9. Sau khi thực hiện phẫu thuật, cần theo dõi sản phụ nhằm phát hiện các biến chứng cho mẹ và con:
- Trẻ được theo dõi bởi bác sĩ sơ sinh và nữ hộ sinh.
- Mẹ theo dõi tại phòng hậu phẫu ít nhất 2 giờ: theo dõi toàn trạng, co hồi tử cung, sản dịch, nước tiểu, đau…
Quy trình cụ thể
1. Đối với bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng khoa Phụ Sản:
- Chuẩn bị phẫu thuật:
- Hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính trước khi chuyển phòng mổ: bệnh án, giấy cam kết phẫu thuật, biên bản hội chẩn, tờ chuẩn bị người bệnh trước mổ, chỉ định y lệnh thuốc kháng sinh dự phòng hoặc điều trị nhiễm trùng, thuốc khác (nếu cần).
- Đặt lịch trên E-Hos hoặc báo hotline phòng mổ theo đúng quy định đặt lịch mổ.
- Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh theo đúng quy định trước chuyển mổ: thay quần áo người bệnh, vệ sinh cá nhân, đi tiểu ngay trước khi chuyển phòng mổ (nếu cần), đeo vòng tay, lưu ý người bệnh cần nhịn ăn, nhịn uống trước phẫu thuật, thực hiện y lệnh trước phẫu thuật.
- Điều dưỡng báo bác sĩ sơ sinh vào phòng mổ chuẩn bị mọi trang thiết bị trước khi phẫu thuật lấy thai.
- Chuyển phòng mổ theo đúng giờ đặt hẹn.
- Thực hiện phẫu thuật lấy thai:
- Đảm bảo tất cả các nguyên tắc vô khuẩn, quy trình trước, trong và sau phẫu thuật của phòng mổ.
- Thực hiện phẫu thuật an toàn.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng sản phụ trong quá trình thực hiện phẫu thuật, nếu có vấn đề khó khăn cần hội chẩn và trao đổi ngay với sản phụ hoặc chồng để có hướng xử trí thích hợp.
- Ghi chép đầy đủ thông tin, quá trình làm phẫu thuật trong hồ sơ bệnh án.
- Theo dõi sau phẫu thuật
- Sau phẫu thuật, sản phụ được lưu viện 4 ngày và được theo dõi sát để phát hiện và xử lý các biến chứng sớm của phẫu thuật.
- Theo dõi mạch, huyết áp, toàn trạng, bài tiết nước tiểu, trung tiện.
- Theo dõi co hồi tử cung, lượng máu chảy ra từ tử cung, vết mổ.
- Đặt lịch khám lại tùy tình trạng sản phụ. Khám lại trong thời gian là 1 tháng sau khi ra viện.
- Chăm sóc:
- Cho thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
- Cho sản phụ uống, ăn sớm (uống, thức ăn lỏng khi chưa trung tiện, ăn bình thường khi đã có trung tiện).
- Vận động sớm.
- Cho con bú sớm.
- Kháng sinh điều trị nếu cần.
2. Đối với bác sĩ sơ sinh
- Phối hợp với bác sĩ sản trong việc đón bé và thực hiện các thủ thuật an toàn cho trẻ sơ sinh.
- Phối hợp với bác sĩ sản theo dõi sát sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
3. Đối với bác sĩ, điều dưỡng phòng mổ
- Phối hợp với bác sĩ sản chuẩn bị thiết bị, vật tư cho phẫu thuật.
- Tiến hành làm thủ thuật giảm đau cho sản phụ, tùy theo tình hình người bệnh để lựa chọn đúng phương pháp giảm đau phù hợp.
- Phối hợp với bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng khoa Sản đảm bảo phẫu thuật thực hiện an toàn, đúng các quy định của phòng mổ.
- Phối hợp với bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng khoa Sản theo dõi và xử trí các tai biến cho sản phụ trong và sau phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, 2015.
- Bộ Y tế, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa, 2015.
- Bệnh viện Từ Dũ. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015.
- Đại học Y Hà Nội. Bài giảng sản phụ khoa 2015.
- Diana W.B, Timothy M.C, Mary E.D, Fergal D.M. Fetology, diagnosis and management of the fetal pation, second edition, 2010.
- American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). (2009). Uterine fibroids. Retrieved from .http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq074.pdf?dmc=1&ts=20121015T1425097855 (PDF – 366 KB).
Ghi chú: Đây là văn bản phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.