MỚI

Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chổm

Ngày xuất bản: 15/05/2022

Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chổm theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Hộ sinh Phòng Sinh tại các bệnh viện.

Tác giả: Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Bích Hạnh, Đặng Thị Nghĩa
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Sản
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 20/06/2020

1. Mục đích

  • Đảm bảo cuộc sinh an toàn và sinh lý nhất.
  • Giúp thai phụ trải qua cuộc sinh đẻ thoải mái và tự tin nhất.
  • Giảm thiểu tối đa tai biến cho thai phụ và thai nhi.

2. Ý nghĩa

  • Lựa chọn các kỹ thuật sinh nở bằng cách sử dụng kỹ thuật cắt tầng sinh môn hay hỗ trợ tầng sinh môn giãn nở tự nhiên được sản phụ và người đỡ đẻ thảo luận lựa chọn.
  • Hạn chế cắt tầng sinh môn.
  • Hút dịch hầu họng sơ sinh trong các trường hợp ối bẩn là rất cần thiết.
  • Nếu dây rốn quấn chặt quanh cổ của trẻ sơ sinh cần kẹp và cắt giúp xổ thai dễ.
  • Kẹp dây rốn trễ ở trẻ sơ sinh đủ tháng có thể có lợi, đặc biệt ở trẻ non tháng giúp giảm nguy cơ xuất huyết não và nhu cầu truyền máu.
Quy trình kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chổm

3. Các bước thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chổm

Các bước thực hiệnCách thức thực hiệnYêu cầu
1. Vệ sinh tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay phẫu thuật” trước khi khám ngoài và thăm âm đạo.Đảm bảo đủ các bước
2. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
  1. Kiểm tra xe Hồi sức sơ sinh (cosy-cot): Đầy đủ theo danh mục thuốc thiết yếu và VTTH.
    • Bật hệ thống sưởi ấm.
    • Mở/Trải bộ đồ vải đón bé + 01 túi gạc 10×10 vô khuẩn, 02 đôi găng vô khuẩn.
  2. Kiểm tra máy và hệ thống hỗ trợ cho mẹ:
    • Máy đo 5 thông số đang ghi DHST.
    • Máy CTG đang theo dõi TT và cơn co.
    • Hệ thống Oxy, máy hút dịch sẵn sàng hoạt động.
  3. Thuốc dùng cho cuộc sinh đẻ:
    • Oxytocin 5 đơn vị x04 ống.
    • Lydocaine 2% 10ml x 01 ống.
    • Voltaren 100 mg/ viên đạn x 01 viên.
    • Vitamin K1 1mg/1ml x 01 ống.
  4. Kiểm tra dụng cụ hỗ trợ sinh:
    • Bộ giác hút: cốc hút và tay kéo + máy hút x01 bộ.
    • Bộ Forceps x 01 bộ.
  5. Chuẩn bị xe để dụng cụ đỡ đẻ:
  • Đầy đủ cơ số, còn nguyên nhãn và hạn tiệt trùng.
Sẵn sàng để sử dụng.
3. Định danh NBTheo “Quy định kiểm tra thông tin người bệnh”Không nhầm HSBA
4. Thông báo và giải thích cho NB và thân nhân
  • Giới thiệu bản thân.
  • Thông báo mình là người sẽ thực hiện đỡ đẻ (hoặc phụ giúp BS đỡ đẻ). Qua thăm khám thấy đã đủ điều kiện để chuẩn bị sinh.
  • Xác định lại những thông tin cần thiết.
  • Giải đáp những thắc (trong phạm vi cho phép), hướng dẫn thai phụ hít thở, rặn sinh khi có cơn co.
Giúp thai phụ và người thân yên tâm, hợp tác
5. Chuẩn bị tư thế NB
  • Tư thế sản khoa: nằm ngửa trên giường – đầu kê cao, hai đùi mở rộng bàn chân đặt trên giá kê, hai tay nắm tay vịn.
  • Tư thế thai phụ lựa chọn (các tư thế tự nhiên).
Thai phụ cảm thấy thoải mái, dễ thực hiện các thủ thuật.
6. Các bước tiến hành
  • Mang mũ, khẩu trang, kính y tế, tạp dề.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch nếu chưa có với dịch truyền Ringer Lactat theo “ Quy trình truyền dịch tĩnh mạch”.
  • Sắp xếp dụng cụ theo thứ tự sử dụng.
  • Rửa và sát khuẩn BPSD ngoài.
  • Mở đồ vải vô khuẩn của mẹ: mang bao chân, trải khăn lên bụng, dưới mông: đảm bảo môi trường vô khuẩn đón trẻ ra đời.
  • Đặt thông tiểu nếu có cầu bàng quang, theo “ Quy trình Đặt sonde tiểu nữ”.
  • Bấm ối nếu chưa vỡ ối theo “ Kỹ thuật bấm ối ”

1. Đỡ đầu:

    • Tiêm thuốc gây tê tầng sinh môn nếu có chỉ định cắt tầng sinh môn. Cắt tầng sinh môn trong cơn rặn của thai phụ. Theo “ Kỹ thuật cắt khâu tầng sinh môn ”
    • Đặt bàn tay ôm đầu thai nhi để giúp thai nhi cúi và kiểm soát độ xuống, với một lực nhẹ có kiểm soát.
    • Giữ tầng sinh môn bằng khe bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay kia, hướng dẫn thai phụ rặn,
    • Nghỉ theo mỗi cơn co để tay kia giúp xổ đầu.
    • Lau miệng, mũi trẻ bằng gạc vô khuẩn.
    • Kiểm tra dây rốn, nếu quấn chặt quanh cổ thai nhi, sử dụng 02 panh kẹp rốn cặp cách nhau 03cm và cắt dây rốn giữa 02 panh kẹp. Gỡ dây rốn ra.

2. Đỡ vai và thân Tuân theo sự tự quay của đầu, vai, và thân.

  • Hai tay ôm đầu thai nhi vào hai bên tai và nhẹ nhàng kéo xuống giúp thai nhi sổ vai trước.
  • Khi vai trước đi qua khỏi khớp vệ, hướng đầu và thân thai nhi đi lên theo đường cong – sổ vai sau.
  • Hai tay đỡ trẻ sơ sinh và đặt trẻ lên bụng mẹ (da kề da) nếu mẹ muốn. Lau khô, kích thích trẻ khóc.
  • Thông báo ngay giờ sinh, giới tính của trẻ sơ sinh.
  • Thay khăn bông to, ấm đắp lên người trẻ và mẹ.

Kẹp và cắt dây rốn muộn một thì Kẹp và cắt dây rốn sớm hay trì hoãn tùy thuộc vào tình trạng thai nhi và yêu cầu thu thập máu cuống rốn:

  • Kẹp kẹp nhựa cách chân rốn 2cm.
  • Vuốt máu cuống rốn về phía bánh rau rồi kẹp lại bằng panh.
  • Dùng kéo cắt rốn cắt trước kẹp nhựa 0.5 cm.

3. Hút dịch Hút dịch mũi họng được áp dụng trong trường hợp nước ối có phân su hoặc quá nhiều dịch ở mũi, họng của trẻ. 4. Điểm Apgar Điểm số Apgar được đánh giá ở thời điểm phút thứ 1. Phút thứ 5 và phút thứ 10 sau sinh. 5. Sử dụng Oxytocin

    • Theo hướng dẫn “Xử trí tích cực giai đoạn ba” ngay sau sổ thai.
    • Theo chỉ định của BS sản khoa.
Đảm bảo vô khuẩn và sẵn sàng khi sử dụng. Thực hiện các thao tác với trẻ sơ sinh nhẹ nhàng, chính xác.
7. Theo dõi sau thực hiện thủ thuật
  • Toàn trạng mẹ, các dấu hiệu bong rau, chảy máu.
  • Toàn trạng trẻ sơ sinh: nhịp thở, màu sắc da, tiếng khóc và phản xạ tìm vú của trẻ.
Sản phụ và trẻ sơ sinh được theo dõi liên tục
8. Giải thích và kết thúc đỡ đẻThông báo với sản phụ, thân nhân hiện mẹ và trẻ sơ sinh an toàn, chờ rau bong và hoàn tất cuộc sinh.Sản phụ/người thân yên tâm và hợp tác
9. Phân loại chất thải/thu dọn dụng cụTheo “Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn y tế”Phân loại chất thải đúng quy định
10. Vệ sinh tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”Đảm bảo các bước theo quy trình
11. Ghi chép hồ sơGhi đầy đủ diễn biến cuộc đẻ, các can thiệp đã thực hiện, các thuốc đã sử dụng cho sản phụ và trẻ sơ sinh trong Hồ sơ sơ sinh, Hồ sơ mẹ, Sổ đẻ theo “Hướng dẫn ghi chép và sắp xếp HSBA”, tích thực hiện trên Ehos.Ghi chép đầy đủ, chính xác

Các từ viết tắt

  • ĐD: điều dưỡng HSBA: hồ sơ bệnh án
  • DHST: dấu hiệu sinh tồn NB: người bệnh
  • CTG: máy theo dõi sản khoa BPDS: bộ phận sinh dục

Tài liệu tham khảo

  1. Đỡ đẻ ngôi chỏm. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế, Việt Nam 2016.
  2. Obstetric and Midwifery Clinical Guideline – Care of woman in second stage of labour, Birth management. King Edward Memory Hospital, Perth Western Australia.

Ghi chú: 

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia