Quy trình kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn
Quy trình kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ và KTV khoa Phục hồi chức năng tại các bệnh viện.
Tác giả: Dương Thế Vinh, Nguyễn Thị Thanh Bình
Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 09/06/2020
1. Định nghĩa:
Nội dung bài viết
Sóng ngắn là dòng điện xoay chiều có tần số trên 20.000Hz.
2. Chỉ định kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn
- Chống viêm: các viêm nhiễm khuẩn và viêm không nhiễm khuẩn như viêm quanh khớp vai, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, viêm cơ, viêm xương…
- Giảm đau do viêm thần kinh ngoại vi, co cứng cơ.
- Chấn thương: đụng giập phần mềm, phù nề sau chấn thương hoặc phẫu thuật, kích thích quá trình lành vết thương.
3. Chống chỉ định kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn
- Chống chỉ định tuyệt đối:
- Các khối u ác tính hoặc lành tính, tăng sản tổ chức.
- Người có mang máy điều hòa nhịp tim.
- Lao chưa ổn định.
- Phụ nữ có thai.
- Những vùng chảy máu và đe dọa chảy máu.
- Vùng điều trị có dị vật là kim loại như: mảnh đạn, phương tiện kết xương bằng kim loại.
- Chống chỉ định tương đối:
4. Dụng cụ/thiết bị/vật tư:
- Máy Sóng ngắn.
- Đèn thử sóng.
- Giường nằm điều trị: không được có kim loại.
- Ghế ngồi điều trị: không được có kim loại.
- Ga, gối, khăn che đắp cho người bệnh.

5. Địa điểm thực hiện:
Phòng vật lý trị liệu khoa Phục hồi chức năng.
6. Kỹ thuật thực hiện:
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh những điều cần chú ý khi điều trị.
- Kiểm tra phiếu điều trị: tên người bệnh, chỉ định điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh tư thế nằm/ngồi trong khi điều trị.
- Đặt điện cực và bật máy điều trị.
- Thực hiện các bước kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật điều trị Sóng ngắn.
7. Người thực hiện:
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.
8. Tai biến/xử trí:
- Điện giật
- Bỏng rát tại chỗ
- Tức ngực, khó chịu, mệt mỏi
- Xử trí: ngắt điện, xử lý tại chỗ, báo bác sĩ
9. Check-list:
Quy trình kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn
Stt | Nội dung quy trình kỹ thuật | Thực hiện | |
* Chuẩn bị người bệnh: | Có | Không | |
1 | Chào hỏi tự giới thiệu mình với người bệnh phù hợp theo lứa tuổi. | ||
2 | Thông báo và giải thích cho người bệnh/ người nhà về sự cần thiết của việc điều trị. | ||
3 | Kiểm tra và khai thác các yếu tố nguy cơ tai biến trong y học. | ||
* Chuẩn bị dụng cụ: | |||
4 | Dụng cụ : Máy sóng ngắn, giường, ghế, gối, đèn thử song. | ||
5 | Dụng cụ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. | ||
* Kỹ thuật tiến hành: | |||
6 | Kiểm tra đèn điện, dây dẫn,nguồn điện. | ||
7 | Để người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế gỗ, bộc lộ vùng điều trị. | ||
8 | Tư thế kỹ thuật viên: Đứng hoặc ngồi cạnh người bệnh. | ||
9 | Đặt điện cực đúng vị trí theo chỉ định, khoảng cách từ điện cực đến mặt da vùng điều trị từ 2-4 cm. | ||
10 | Bật máy, chọn dạng sóng, thời gian, cường độ điều trị. | ||
11 | Thử đèn phát sáng và điều chỉnh cường độ. | ||
12 | Giải thích cảm giác người bệnh: Cảm giác ấm vừa phải là được. | ||
13 | Cứ khoảng ba phút kiểm tra máy và người bệnh một lần. | ||
14 | Hết giờ vặn cường độ về “0” và tắt máy, di chuyển điện cực ra. | ||
15 | Đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người bệnh. | ||
16 | Ghi vào phiếu điều trị của Kỹ thuật viên:
|
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật bệnh viện (2005), Nhà xuất bản Y học – Bộ y tế.
- Nguyến Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương, Vũ Thị Bích Hạnh và CS (2010), “Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng” Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học.
- Trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, “Bảng đánh giá quy trình kỹ thuật điều trị phục hồi chức năng”.
- Bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Học viện Quân y (2003), “Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng” Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, NXB Quân đội nhân dân.
- Nhiều tác giả, 2005 “Các tác nhân Vật lý thường dùng trong Vật lý trị liệu”, Nhà xuất bản Y học.
- Lê Quang Khanh, Cao Thị Bích Thủy, Cao Hoàng Tâm Phúc ( 2010), “Các phương thức điều trị bằng vật lý”, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng Ban hành kèm theo Quyết đinh số 54/QĐ-BYT ngày 06/01/2014 của Bộ Y tế.
Ghi chú:
- Văn bản được sửa đổi lần thứ 01, thay thế văn bản “Quy trình kỹ thuật điều trị bằng sóng ngắn” phát hành ngày 26/04/2013.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.