Quy trình chẩn đoán và điều trị hạ đường máu ở trẻ sơ sinh
Quy trình chẩn đoán và điều trị hạ đường máu ở trẻ sơ sinh áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Sơ sinh tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 22/06/2020
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí hạ đường huyết máu ở trẻ sơ sinh.
2. Định nghĩa
- Trẻ sơ sinh được xác định bị hạ đường máu khi kết quả đường máu (BGL: Bloody glucose level):
- Sơ sinh đủ tháng: BGL 1.4 mmol/l (1-2 giờ đầu), 2.4 mmol/l (trong 24 giờ đầu)
- Sơ sinh đẻ non: BGL < 2.5 mmol/l
- Ngưỡng bệnh lý:
- Trong 24 giờ đầu, trẻ đẻ non >34 tuần: ≤ 2.0 mmol/l.
- Sau 24 giờ, đẻ non >34 tuần: ≤ 2.5 mmol/l.
- Bất cứ thời điểm nào, trẻ không khỏe, đủ tháng hay thiếu tháng: ≤ 2.5 mmol/l.
- Ngưỡng cần can thiệp cấp cứu:
- Tất cả các trẻ có BGL ≤ 1.5 mmol/l.
- Trẻ có triệu chứng lâm sàng và BGL ≤ 2.5 mmol/l.
3. Chẩn đoán
3.1. Các yếu tố nguy cơ/nguyên nhân:
- Giảm nguyên liệu tổng hợp: Chậm phát triển thai trong tử cung, đẻ non, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (Ví dụ: Rối loạn dung nạp đường Fructose).
- Cường Insulin máu: Con của mẹ bị tiểu đường thai kỳ, cường tụy, bệnh lý hồng cầu bs, h/c Beckwith-Wiederman; cường tụy, thay máu…
- Các nguyên nhân bất thường nội tiết khác: Suy tuyến yên, suy thượng thận, suy giáp.
- Tăng khả năng sử dụng đường: giảm thân nhiệt, tăng công thở, ngạt, nhiễm trùng, ngạt
- Các nguyên nhân khác: Đa hồng cầu, bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường thần kinh.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết trẻ bị hạ đường máu không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong các trường hợp đường máu ≤ 2.5 mmol/l cần thăm khám kỹ để xác định các dấu hiệu kèm theo, gợi ý hạ đường máu, bao gồm:
- Bú kém
- Kích thích, co giật
- Giảm trương lực cơ, li bì
- Vã mồ hôi (không thường xuyên)
- Cơn tím, ngưng thở, rên
3.3. Xét nghiệm đường máu:
- Áp dụng với tất cả các trường hợp nêu ở mục Định nghĩa (Xem phần trên).

4. Chẩn đoán phân biệt
4.1. Hạ đường máu nhất thời:
- Chậm cho ăn
- Sinh non
- Nhiễm trùng
- Ngạt
- Suy hô hấp
- SDD thai/đa hồng cầu
- Con của mẹ bị tiểu đường thai kỳ
4.2. Hạ đường máu dai dẳng
- Cường Insulin
- Rối loạn nội tiết
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
5. Phân loại nhóm nguy cơ
Bảng 1: Phân loại yếu tố nguy cơ hạ đường máu
Nguy cơ cao | Có nguy cơ, cần lưu ý |
Con của mẹ tiểu đường thai kỳ, không kiểm soát được đường máu.
| Con của mẹ tiểu đường thai kỳ, nhưng kiểm soát đường máu tốt.
|
Trẻ sinh non < 35 tuần | Trẻ sinh non muộn 35-36 tuần |
Trẻ có cân nặng lúc sinh < 2200 gr | Trẻ có lớp mỡ dưới da mỏng |
Thai to so với tuổi thai | Trẻ có pH máu cuống rốn <7.1 |
Trẻ có triệu chứng hạ đường máu + test đường ≤ 2.5 mmol/l | Trẻ có cân nặng lúc sinh > 4.500 gr |
Trẻ SDD thai với cân nặng lúc sinh < 5 th centile hay < 2500 gr |
6. Điều trị
6.1. Mục tiêu điều trị
- Với trẻ có yếu tố nguy cơ, nhưng không có triệu chứng lâm sàng, trên 34 tuần thai, cần duy trì đường máu > 2.0 mmol/l trong 24h đầu, và > 2.5 mmol/l sau 24h tuổi.
- Với trẻ sinh non dưới 35 tuần, hoặc trẻ đẻ đủ tháng, và có triệu chứng lâm sàng, cần duy trì nồng độ đường 2.5 mmol/l.
6.2. Xử trí: cho trẻ nguy cơ cao (bảng 2) và có yếu tố nguy cơ (bảng 3).
Bảng 2: Xử trí hạ đường máu với trẻ nguy cơ cao
Test đường | Xử trí (ban đầu) | Test đường (kiểm tra sau ăn) | Xử trí (tiếp theo) |
Sau sinh 30ph- 1h ≥2 mmol/l | Cho ăn Test đường lại sau ăn 30ph trong 12h Ít nhất cho ăn 5 bữa trong 24h | >2.0 mmol/l | Chuyển nằm với mẹ nếu bú tốt, theo dõi và test đường tiếp trong 24h |
>2.5 mmol/l | Ngưng test đường (nếu bú tốt, đã theo dõi 24h) | ||
Mẫu test bất kì 1.5-2.0 mmol/l | Cho ăn 4ml/kg Test đường lại sau ăn 30ph | ≤2.0 mmol/l | Chuyển NICU Cho trẻ bú/hay qua sonde dạ dày, 60 ml/kg/ngày hay đủ nhu cầu theo tuổi sau sinh. Cân nhắc truyền Glucose 10% 60-90 ml/kg/ngày nếu đường máu không tăng hay không duy trì được > 2.0 mmol/l. Hội chẩn bác sĩ Nội tiết, và làm xét nghiệm: Insulin, Hóc môn tăng trưởng (GH), Cortisol. |
Mẫu bất kỳ: ≤1.5 hay <2.5+triệu chứng hạ đường máu | Đặt ngay sonde dạ dày cho ăn nếu trẻ chưa có đường truyền | Chuyển NICU Bolus Glucose 10%: 2.5 ml/kg hay 5 ml/kg nếu test đường < 1.0 mmol/l. Đảm bảo chắc chắn sau 15 phút bolus => đường máu ≥2.0 mmol/l. Tiếp tục test đường và truyền Glucose 10% 60-90 ml/kg/ngày để duy trì đường máu. Có thể tăng nồng độ dịch truyền 12.5-15% nếu đường máu vẫn < 2.0 mmol/l. Hội chẩn bác sĩ Nội tiết, và làm xét nghiệm: Insulin, Hoóc môn tăng trưởng (GH), Cortisol, cân nhắc cho Glucogon 5 µg/kg/h. |
Bảng 3: Hướng dẫn xử trí trẻ có nguy cơ hạ đường máu
Test đường | Xử trí (ban đầu) | Test đường (kiểm tra sau ăn) | Xử trí (Tiếp theo) |
Sau sinh 30ph-1h: ≤ 2.0 mmol/l | Điều trị như cho trẻ nguy cơ cao hạ đường máu (phác đồ trên, bảng 2) | ||
Sau sinh 30ph-1h >2.0 mmol/l | Cho ăn Test lại đường trong 30ph trong 12h đầu Ít nhất 5 bữa trong 24h | >2.5 mmol/l (2- 3 lần sau ăn) | Ngưng test đường (nếu bú tốt) |
2-2.5 mmol/l | Cho bú, test lại sau ăn trong 24 giờ tiếp theo | ||
Nếu đã theo dõi 24 giờ, test đường <2.5 mmol/l =>Hội chẩn chuyên khoa nội tiết. | |||
Mẫu bất kì: 1,5-2 mmol/l | Cho ăn Test đường lại sau 30ph-1h | 1.5-2 mmol/l | Điều trị như cho trẻ nguy cơ cao (phác đồ trên bảng 2) |
Mẫu bất kì: <1.5 mmol/l | Chuyển theo dõi và điều trị tại NICU, theo phác đồ như cho trẻ nguy cơ cao (bảng 2), hội chẩn chuyên khoa nội tiết. |
7. Theo dõi và chăm sóc
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng: Li bì, kích thích, co giật, bú kém, vã mồ hôi, giảm trương lực cơ, hạ thân nhiệt, cơn tím, khó thở, co kéo cơ hô hấp…
- Đường máu: Theo chỉ định của bác sỹ, cân nhắc sau ăn 20-30 phút hoặc sau 2-3h.
- Dừng kiểm tra đường máu khi ít nhất 2 mẫu liên tục đạt trên mục tiêu cho phép.
Tài liệu tham khảo
- Evans N. (2016). Prevention and Management of Neonatal Hypoglycaemia Guildline. Health Sydney local health district.
- Tooley, W. (2003). Neonatal hypoglycemia. Intensive Care Nursery: House Staff Manual. University of California, San Francisco, 149-150.
- Staffordshirem Shropshire and Black Country Newborn and Maternity Network (2015). Hypoglycemia. Neonatal Guidelines 2015-2017. Bedside Clinical Guidelines Partnership, 143- 147.
- Paul J Rozance, Joseph A Garcia- Prats, Joseph I Wolfsdorf (2016). Neonatal hypoglycemia.
- Hay WW Jr, Raju TN, Higgins RD, et al. (2009). Knowledge gaps and research needs for understanding and treating neonatal hypoglycemia.J Pediatri, 155-612.
- Tin W, Brunskill G, Kelly T, Fritz S. (2012). 15- year follow up of recurrent hypoglycemia in preterm infants. Pediatrics 2012; 130: e1497.
- Standly CA, Rozance PJ, Thornton PS, et al. (2015). Re-evaluating transitional neonatal hypoglycemia: Mechanism and implications for management. J Pediatrics, 166:1520.
- Committee on fetus and newborn, Adamkin DH (2011). Postnatal glucose homeostasis in late- preterm and term infants. Pediatrics, 127-575.
Từ viết tắt:
- BGL: test đường máu
- SBGL: đường trong huyết thanh
- NK: nhiễm khuẩn
Ghi chú:
- Đây là văn bản phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.