Quy trình chẩn đoán và điều trị co giật sơ sinh
Quy trình chẩn đoán và điều trị co giật sơ sinh áp dụng cho Bác sĩ Sơ sinh tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 23/01/2018
I. Mục đích
Nội dung bài viết
- Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí co giật sơ sinh
II. Phạm vi
- Bác sĩ sơ sinh
III. Định nghĩa
- Co giật trẻ sơ sinh là những biểu hiện thay đổi bất thường kịch phát của hệ thần kinh. Những biểu hiện này có thể dưới dạng thay đổi về vận động, biểu cảm/hành vi hay các chỉ số sinh lý.
- Co giật sơ sinh có thể thấy trên lâm sàng, không thể hiện trên điện não đồ (EEG), chỉ thấy thay đổi trên EEG, hay cả trên lâm sàng và EEG.
- Co giật sơ sinh thường xảy ra trên nền bệnh lý của hệ thần kinh, ít khi không rõ nguyên nhân, tiên lượng phụ thuộc nguyên nhân.
- Phần lớn co giật sơ sinh không kéo dài tới tuổi vị thành niên. Chưa có bằng chứng rõ ràng việc điều trị chống co giật bằng thuốc có cải thiện tiên lượng không.
IV. Chẩn đoán
1. Quá trình chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh:
Bệnh sử/tiền sử sản khoa => tìm nguyên nhân
- Chuyển dạ kéo dài, suy tim thai
- Ngạt sau đẻ/bệnh lý não do thiếu oxy (HIE)
- Can thiệp khi sinh: giác hút, forceps
- Xuất huyết não màng não
- Nhồi máu não
- Nhiễm trùng thần kinh (Viêm não màng não)
- Rối loạn nước-điện giải, đường, Mg, Ca
- Sốt
- Ngưng thuốc đột ngột
- Mẹ có dùng Pyridoxine trong thai kỳ
- Tính chất gia đình

1.2. Khám lâm sàng:
- Đánh giá về lâm sàng co giật bằng sự miêu tả những cử động bất thường nghi ngờ là co giật, bao gồm:
- Có cử động bất thường (nghi co giật) ở chi, thân không?
- Thời gian kéo dài và tần xuất lặp lại?
- Xảy ra ở giai đoạn nào: ngủ hay thức?
- Cử động bất thường chi đó có mất đi sau khi được giữ chặt không hay tăng lên khi có kích thích tác động vào?
- Loại co giật (lâm sàng): Có 4 loại co giật ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết trên lâm sàng, nhưng chẩn đoán sẽ không chính xác nếu không làm EEG.
Bảng loại co giật (lâm sàng)
Loại co giật | Tỉ lệ mắc | Biểu hiện bất thường | EEG |
Subtle (khó nhận biết) | 50-75% | Mặt-miệng: rên tiếng mèo kêu, động tác “nhai”; chép môi, mút, chu miệng, nháy mắt, lác mắt, nhìn chăm chăm một điểm. Cử động chi: “đạp xe đạp”, “đấm bốc” Chỉ số sinh lý: Huyết áp không ổn định, thở nhanh, ngưng thở trung ương. | Hình ảnh thay đổi rõ khi có dấu hiệu lâm sàng. |
Clonic (giật rung) | 23-40% | Giật chi lặp lại nhiều lần không ngưng khi giữ chặt Có thể khu trú hay toàn thân. | Hình ảnh thay đổi EEG rõ. |
Tonic (Giật cứng) | 2-23% | Gồng cứng, một tư thế không thay đổi chi hay thân hay lệch lác mắt. | Khú trú: hình ảnh nền bất thường Toàn thân: thay đổi ít liên quan. |
Myoclonic (rung giật cơ) | 8-18% | Có xu hướng thay đổi ở nhóm cơ co, giật cực nhanh Có thể khu trú một hoặc nhiều nơi, hay toàn thân Hay gặp ở giai đoạn đầu giấc ngủ. | Hay thay đổi Giật khu trú: ít thay đổi EEG. |
- Biểu hiện khác cần khám và đánh giá:
- Đồng tử, phản xạ ánh sáng
- Cơn ngừng thở
- Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu máu
- Sờ thóp tìm dấu hiệu thóp phồng/căng
- Tìm dấu hiệu thiếu máu: màu sắc da, niêm mạc
- Ổ nhiễm trùng
- Dị tật bẩm sinh: não/tủy sống
1.3. Xét nghiệm (hỗ trợ tìm nguyên nhân)
- Test đường: hạ đường máu.
- Điện giải đồ: Na, Ca, Mg trong rối loạn điện giải.
- Xét nghiệm về nhiễm trùng: cấy máu, CRP, công thức bạch cầu máu ngoại vi.
- Siêu âm qua thóp: xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do ngạt.
- Chọc thăm dò dịch não tủy: chẩn đoán viêm màng não.
- Xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa, acid amin máu, acid hữu cơ niệu, acid amin niệu.
- Điện não đồ:
- aEEG (CFM= cerebral function monitor): giúp xác định nhanh co giật và điều trị kịp thời ở một số trẻ có co giật rõ về lâm sàng.
- EEG): Giúp chẩn đoán co giật trong các trường hợp co giật không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có trên điện não.
- Giúp chẩn đoán co giật do lệ thuộc Pyridoxine (sóng điện não bất thường biến mất khi tiêm Pyridoxine, thực hiện khi loại trừ các nguyên nhân co giật khác loại trừ và có tiền sử mẹ sử dụng Pyridoxine.
- MRI não: chẩn đoán các tổn thương trong não/sang chấn sản khoa (chảy máu, thiếu máu, áp xe, viêm màng não…).
- CT não: trong trường hợp không có điều kiện chụp MRI hay tình trạng toàn thân trẻ không ổn định.
2. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng, EEG/aEEG
- Với các xét nghiệm trên thường đủ để chẩn đoán nguyên nhân co giật sơ sinh.
- Co giật ở trẻ sơ sinh cũng có thể do phối hợp nhiều nguyên nhân: rối loạn chuyển hóa + điện giải + các bệnh lý thần kinh trung ương. Ví dụ: hạ đường +huyết + sinh ngạt; Hạ natri/Canxi/ Magne + xuất huyết não/sinh ngạt/viêm màng não.
V. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị
- Chống co giật bằng thuốc, hỗ trợ hô hấp
- Điều trị nguyên nhân
- Thông thoáng đường thở: hút đờm dãi (phòng hút dịch tiết vào đường thở)
- Thở oxy hoặc đặt nội khí quản thở máy: tùy mức độ
2. Chống co giật bằng thuốc
- Chỉ định:
- Cơn giật kéo dài > 3 ph
- Lặp lại >3 lần/giờ
- Có kèm dấu hiệu SHH, tuần hoàn
- Loại thuốc:
- Phenobarbitone: 15-20mg/kg tĩnh mạch 15 phút.
- Sau 20 phút, nếu còn có co giật lặp lại cho liều thứ 2: 10mg/kg tĩnh mạch 15 phút, tổng liều tối đa không quá 30-40 mg/kg.
- Tùy nguyên nhân sau đó có thể duy trì Phenobarbital: 3-5mg/kg/ngày (tiêm bắp hoặc uống).
- Phenytoin 15-25mg/kg, tiêm tĩnh mạch 20 phút, sau đó duy trì 4-8 mg/kg/ngày, khi không đáp ứng không chế giật bằng dùng liều cao Phenobarbital.
- Diazepam: 0,1-0.3mg/kg tĩnh mạch 5 phút, duy trì 1-5mcg/kg/phút.
- Khi không có Phenytoin hoặc không đáp ứng Phenytoin, co giật dai dẳng.
- Cần theo dõi sát hô hấp trong khi tiêm Diazepam (có thể gây ngừng thở).
- Midazolam: 200 mcg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 ph.
- Nếu sau khi đã phối hợp phenobarbione và phenynytoin, nhưng không hiệu quả.
- Nếu cần duy trì có thể cho liều 1 mcg/kg/kg, tăng mỗi 1 mcg/kg/ph mỗi 20 ph cho đến khi kiểm soát được cơn giật. Tối đa 5 mcg/kg/ph.
- Phenobarbitone: 15-20mg/kg tĩnh mạch 15 phút.
3. Điều trị đặc hiệu:
Ngay sau khi tìm thấy nguyên nhân, cần xử trí theo nguyên nhân gây co giật.
Bảng 2: điều trị theo nguyên nhân
Nguyên nhân | Xử trí |
Hạ đường máu (glucose máu < 2.4 mmol/l trong 24h đầu và < 2,8mmol/l sau 24h đầu) | Glucose 10%: 2-3ml/kg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 2-3 phút. Duy trì: 6-8 mg/kg/phút (glucose 3-5 ml/kg/h). Theo dõi glucose test mỗi 2-4 giờ đến khi đường máu ổn định. |
Hạ Canxi máu Caxi ion < 1mmol/l với trẻ <1500gr và < 1,1mmol/l với trẻ >1500gr; hoặc calci toàn phần < 7mg%). Hạ calci máu muộn sau 10 ngày phải loại trừ nguyên nhân sy giáp trạng bẩm sinh hoặc hội chứng Digeorge. | Calci gluconat 5% (50mg/ml) 100-200mg/ml; 10 (100mg/ml). Liều: 50-100mg//kg, tiêm tĩnh mạch chậm 20 phút Theo dõi sát nhịp tim và vị trí tĩnh mạch trong tiêm Nếu không đáp ứng lặp lại liều trên sau 10 phút Duy trì 5ml/kg/ngày Calcigluconat 10%, truyền tĩnh mạch hoặc dạng uống với liều tương đương. |
Hạ Magne máu (Mg máu < 0,6 mmol/l) | Magnesium sulfate 50% (2mmol/ml) Liều: 0.2-0.4mmol/kg, tiêm tĩnh mạch chậm 5 phút Theo dõi sát nhịp tim trong khi tiêm. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6-12 giờ nếu Magne máu vẫn thấp. Duy trì: Magnesium sulfate 50%: uống 0.2mg/kg/ngày. |
Lệ thuộc Pyridoxine | Pyridoxine: 50mg tiêm tĩnh mạch Nên theo dõi điện não trong lúc tiêm thuốc, sóng bất thường biến mất ngay sau khi tiêm Pyridoxine Duy trì: 10-100 mg, uống chia 4 lần/ngày. |
Rối loạn điện giải Na, Kali | Bù theo phác đồ rối loạn điện giải |
Viêm màng não | Điều trị theo phác đồ viêm màng não |
Xuất huyết não màng não | Điều trị theo phác đồ riêng |
Bệnh não thiếu oxy | Điều trị theo phác đồ HIE |
Nghi ngờ rối loạn chuyển hóa | Nhịn ăn, truyền dịch sử dụng sữa đặc biệt khi có kết quả xét nghiệm |
Tài liệu tham khảo
- Gomella, T., Cunningham, M., Eyal, F. and Zenk, K. (2004). Neonatology. New York: Lange Medical Books/McGraw-Hill Medical Pub. Division. (Thêm số trang đã tham khảo).
- Eichenwald, E., Hansen, A., Martin, C. and Stark, A. (n.d.). Cloherty and Stark’s manual of neonatal care.
- Tooley, W. (2003), Intensive Care Nursery: House Staff Manual, University of California, San Francisco.
- Osborn, D. (2013), Seizures, RPA Newborn Care Guidelines, Royal Prince Alfred Hospital.
- Adams, J et. al (21st Edition, 2013-2014), Guidelines for Acute Care of the Neonate. Section of Neonatology Department of Pediatrics Baylor College of Medicine Houston, Texas.
Từ viết tắt:
- NKQ: nội khí quản
- BN: bệnh nhân
- BPD: Bronchopulmonary dysplasia
- XN: xét nghiệm
- NICU: neonatalogy intensive care unit
- EEG: điện não đồ
- aEEG: cerebral funtional monitoring
- SHH: suy hô hấp
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.