MỚI

Quy trình cấp cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngày xuất bản: 07/06/2022

Quy trình cấp cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các phòng khoa liên quan tại các bệnh viện.

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 17/06/2019

1. Các tiêu chí cần đạt

Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận

  • Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu, thở ô xy, máy theo dõi: 10 phút
  • Thực hiện xong lấy máu xét nghiệm, thăm dò cấp cứu tại giường: 20 phút (ưu tiên xét nghiệm nhanh POCT)
  • Thực hiện xong chụp xquang tim phổi: 30 phút.
  • Chỉ định: Thở máy KXN, can thiệp ống nội khí quản thông khí xâm nhập…45 phút
  • Sau 60 phút phải có tất cả các kết quả xét nghiệm cơ bản.

2. Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn

Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:

  • Suy hô hấp nguy kịch, nguy cơ tử vong
  • Có kế hoạch chuyển viện
  • Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt

Hội chẩn cấp cứu với chuyên gia HSCC: không đủ khả năng xử trí và điều trị.

3. Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí:

  • Luôn tìm và điều trị nguyên nhân gây mất bù trên bệnh nhân COPD : nhiễm trùng, hội chứng vành cấp, nhồi máu phổi, rối loạn chuyển hóa…
  • Phát hiện và xử trí tràn khí màng phổi
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Cần điều trị đúng phác đồ trên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

4. Phản ứng cấp cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

4.1. Các dấu hiệu lâm sàng cần xác định:

  • Các dấu hiệu xác định bệnh:
    • Bệnh nhân COPD có:
      • Khó thở tăng (từ nhẹ đến nguy kịch),Ho khạc đờm tăng, đờm đục
      • Biểu hiện nhiễm khuẩn (có hoặc không có sốt).
      • Khám phổi có các dấu hiêu đặc trưng COPD (co kéo cơ hô hấp, lồng ngực hình thùng, ran ngáy, ran rít, ran ẩm hoặc ran nổ, RRPN giảm…), có thể có các dấu hiệu suy tim phải.
  • Dấu hiệu nặng:
    • Khó thở liên tục, tím
    • Rối loạn tinh thần
    • Co kéo cơ hô hấp phụ (+++)
    • Tần số thở > 30/phút
    • Tần số tim > 110/phút, huyết áp tăng
    • Sốt > 38,5oC.
    • PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg, SaO2 < 90%.
  • Dấu hiệu nguy kịch
    • Rối loạn ý thức (lú lẫn, ngủ gà, thậm chí hôn mê).
    • Kiệt sức cơ hô hấp: hô hấp nghịch thường, không ho được.
    • Tụt huyết áp
    • PaO2 < 45 mmHg, PaCO2 > 70 mmHg, pH < 7,30.
  • Cận lâm sàng đặc hiệu phục vụ chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ
    • X quang phổi: đặc trưng bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn, hoặc kết hợp dấu hiệu viêm phổi trong đợt cấp nếu do nhiễm trùng phổi.
    • Điện tim đồ có thể gặp trục phải, dày thất phải, P phế.
    • Siêu âm tim: đánh giá mức độ tổn thương tim do COPD
    • Xét nghiệm máu: bao gồm các xét nghệm đánh giá nguyên nhân nhiễm khuẩn: công  thức máu, CRP hoặc/và procalcitonin, cấy máu, cấy đờm …, xét nghiệm khí máu.

4.2. Xử trí cấp cứu:

Các biện pháp cơ bản

  • Nguyên tắc điều trị: Giảm tắc nghẽn PQ, điều trị các yếu tố gây nên đợt cấp, bảo đảm oxy máu, giải quyết các biến chứng (nếu có).
  • Oxy liệu pháp: 1 – 2 lít/phút (kính mũi). Duy trì SpO2 90 – 92%.
  • Dùng thuốc giãn phế quản: cường β2Σ và ức chế Σ’ thường được dùng.
  • Corticoids.
  • Tăng thải đờm: vận động trị liệu hô hấp, các thuốc làm loãng và long đờm
  • Kháng sinh: dùng khi đợt cấp do nhiễm khuẩn.
  • TKNT: xâm nhập hoặc không xâm nhập.

4.3. Tiếp cận cấp cứu các chuyên khoa liên quan: Hồi sức cấp cứu

5. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân: Xem phụ lục

  • Nhập viện điều trị nội trú nội
  • Chuyển khoa ICU nếu thở máy

6. Pathway hướng dẫn xử trí đợt cấp COPD

Pathway xử trí đợt cấp COPD tại khoa cấp cứu

Tài liệu tham khảo

  1. Ngô Quý Châu và cs (2011), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Trong: Bệnh hô hấp (Chủ biên: Ngô Quý Châu). Nxb Giáo dục Việt Nam.
  2. Calverley P.M.A. (2011), “Chronic Obstructive Pulmonary Disease”. In: Texbook of Critical Care (Editors: Vincent J.L., Abraham E., Moore F.A., Kochanek P.M., Fink M.P.), Elsevier Saunders, 6th edition.
  3. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2013), “Management of BPTNMT” (Component 4: Manage Exacerbations), in: Global Strategy for Diagnosis, Management, and Prevention of BPTNMT (Internet version, updated 2013).
  4. Stoller J.K. (2010), Management of acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. UpToDate online 18.3 [last updated:October 7, 2010], Available in: http://www.uptodate.com.
  5. Witt Ch.A., Kollef M.H. (2012): “Acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease” In: The Washington Manual of Critical Care (Editors: Kollef M. and Isakow W.), Lippincott Williams & Wilkins.

Từ viết tắt:

  • HSCC: Hồi sức cấp cứu
  • BS: Bác sĩ
  • ĐD: Điều dưỡng
  • PQ: Phế quản
  • PHTH: Phối hợp thực hiện
  • POCT: Point Of Care Testing
  • FAST: Focused Asessment with Sonography in Trauma
  • ARDS: Hội chứng suy hô hấp cấp
  • CRP C-Reactive Protein
  • ĐTD: Đái tháo đường
  • NIV: Thở máy không xâm nhập

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
2

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia