MỚI

Quy định tiếp nhận điều trị và chuyển trẻ sơ sinh ra khỏi Newborn – ICU

Tác giả:
Ngày xuất bản: 13/04/2022

Quy trình tiếp nhận điều trị và chuyển trẻ sơ sinh ra khỏi Newborn – ICU của Vinmec Times City theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ Nhi, Bác sĩ Sơ sinh tại Vinmec Times City.

Người thẩm định: Giám đốc chuyên môn; Nguyễn Thị Hoàn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 07/08/2014

I.  Mục đích điều trị Newborn – ICU

  1. Đảm bảo người bệnh được điều trị tích cực, kịp thời, hiệu quả đúng chuyên khoa.
  2. Phân loại bệnh lý để chỉ định chính xác mức độ cần thiết phải điều trị tại Newborn-ICU.
  3. Sử dụng trang thiết bị y tế cũng như nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên khoa sơ sinh một cách hiệu quả.

II.  Quy định chung

  • Newborn-ICU nhận điều trị những trẻ sơ sinh có bệnh lý nặng cần hồi sức ngay sau đẻ, được chuyển từ bệnh viện khác đến hay nhập viện từ bên ngoài, hoặc trẻ sinh tại Vinmec đã ra viện phải nhập viện lại vì bệnh nặng.
  • Điều kiện tiếp nhận:
    • Tuổi sau sinh (từ 0-30 ngày), có tình trạng bệnh lý đặc trưng của giai đoạn sơ sinh, có nhu cầu theo dõi chăm sóc đặc biệt, cần hỗ trợ tích cực về hô hấp tuần hoàn… phù hợp với khả năng và điều kiện của bệnh viện và đơn vị hồi sức sơ sinh.
    • Trẻ <3 tháng tuổi cần hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn tích cực (cho đến khi có khoa hồi sức nhi).

III.  Quy định cụ thể

1.  Theo mức độ ưu tiên

  • Ưu tiên 1: Tất cả tình trạng bệnh lý nặng cần được hồi sức, điều trị tích cực và theo dõi đặc biệt bao gồm:
    • Trẻ sinh non cực nhẹ cân (cân nặng < 1000 gr) cần chăm sóc đặc biệt, hô hấp hỗ trợ.
    • Trẻ sinh non có chỉ định điều trị thay thế surfactant.
    • Trẻ suy hô hấp vì nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải thông khí nhân tạo (nCPAP, thở máy), thở oxy.
    • Trẻ sơ sinh đang trong tình trạng suy tuần hoàn phải theo dõi huyết áp động mạch (xâm lấn) và chống sốc.
    • Trẻ bị ngạt nặng sau đẻ, cần hồi sức, thở máy, điều trị làm mát não bằng cool-cap.
    • Trẻ bị tăng áp phổi nặng phải thở máy và điều trị bằng thuốc giảm áp hay bằng khí NO.
    • Trẻ có rối loạn tri giác: li bì, kích thích.
    • Trẻ <3 tháng tuổi cần hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn tích cực (cho đến khi có khoa hồi sức nhi)
  • Ưu tiên 2:
    • Trẻ đang phải theo dõi sát và chăm sóc đặc biệt trước và sau phẫu thuật (ngoài phẫu thuật tim bẩm sinh).
    • Trẻ cần theo dõi sát trước và sau làm các thủ thuật xâm lấn.
    • Trẻ phải thay máu, chiếu đèn tích cực vì vàng da bệnh lý.
    • Trẻ đang phải nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, cần đặt catheter tĩnh mạch rốn, catheter tĩnh mạch trung ương.
    • Trẻ cần điều chỉnh rối loạn nước điện giải, thăng bằng toan kiềm.
    • Trẻ sinh non ≤ 32 tuần hoặc cân nặng ≤ 1,8 kg hoặc trẻ sinh non >32 tuần nhưng vẫn cần tiếp tục chăm sóc đặc biệt, tập bú (sau thoát máy)
    • Trẻ bị co giật chưa rõ nguyên nhân, nhiễm trùng thần kinh (giai đoạn cấp cần xác định chẩn đoán, có suy hô hấp cần hỗ trợ và chống co giật…).
    • Trẻ cần theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập, huyết áp tĩnh mạch trung tâm liên tục.

2.  Theo bệnh lý

  • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh màng trongtrẻ đẻ non, phải hỗ trợ hô hấp và bơm surfactant
    • Chảy máu phổi
    • Giai đoạn cấp của bệnh phổi mạn ở trẻ đẻ non (BPD)
    • Bất thường phổi bẩm sinh: thiểu sản phổi, kén khí, dị dạng nang tuyến bẩm sinh (CCAM)
    • Bất thường đường thở: tắc mũi sau; hẹp khí quản, phế quản
    • Hội chứng hít phân su (thở oxy, nCPAP, thở máy, dẫn lưu khí màng phổi, điều trị tăng áp phổi, bơm surfactant…)
    • Tràn khí màng phổi/trung thất/màng tim
    • Tràn dịch màng phổi
    • Viêm phổi cần hô hấp hỗ trợ
    • Tăng áp phổi (cần hô hấp hỗ trợ, thuốc giảm áp, thở khí NO)
    • Hồi sức trước sau phẫu thuật thoát vị hoành
    • Suy hô hấp nhất thời sau sinh mổ
    • Bệnh phổi mạn ở trẻ đẻ non cần điều trị tế bào gốc
  • Bệnh lý tim mạch
    • Suy tim, sốc tim, loạn nhịp
    • Tim bẩm sinh cần theo dõi tích cực, chăm sóc đặc biệt trước can thiệp (trong khi chờ mời hội chẩn chuyên khoa, chuyển điều trị theo chuyên khoa)
    • Viêm cơ tim
    • Còn ống động mạch ở trẻ đẻ non đang điều trị đóng ống bằng thuốc hoặc phẫu thuật
  • Bệnh lý thần kinh:
    • Viêm màng não mủ (có co giật, suy hô hấp)
    • Xuất huyết não màng não (giai đoạn cấp)
    • Co giật chưa rõ nguyên nhân cần theo dõi liên tục bằng máy CFM (Cerebral function monitor) và dùng thuốc chống co giật
  • Bệnh lý tiêu hóa: 
    • Tiêu chảy mất nước cấp cần truyền dịch, bù điện giải và thăng bằng toan kiềm
    • Viêm ruột hoại tử phải nuôi dưỡng tĩnh mạch, hồi sức trước và sau phẫu thuật
    • Suy gan
    • Hồi sức trước và sau phẫu thuật dị tật ống tiêu hóa, thủng ống tiêu hóa, viêm phúc mạc
  • Bệnh lý nội tiết/chuyển hóa: 
    • Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
    • Rối loạn chuyển hóa đường cần theo dõi liên tục đường máu và cần điều chỉnh bằng đường truyền tĩnh mạch
    • Suy thượng thận
    • Hạ Na+ , K + , Ca ++ , Mg++ máu cần theo dõi và điều chỉnh liên tục
  • Bệnh lý máu: 
    • Thiếu máu/chảy máu/giảm tiểu cầu nặng cần truyền máu và các chế phẩm máu
    • Đa hồng cầu (có triệu chứng suy hô hấp) cần thay máu bán phần
    • Rối loạn đông máu cần điều chỉnh
  • Nhiễm trùng sơ sinh:
    • Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (mẹ còn nằm tại khoa sản)
    • Nhiễm khuẩn sơ sinh nặng (NTM): có suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn hoặc có tổn thương từ 2 cơ quan trở lên. (có thể trẻ được sinh tại Vinmec)
  • Bệnh lý thận – tiết niệu:
Quy định tiếp nhận điều trị và chuyển trẻ sơ sinh ra khỏi Newborn - ICU
Quy định tiếp nhận điều trị và chuyển trẻ sơ sinh ra khỏi Newborn – ICU

3.  Theo thông số sinh lý:

  • Chức năng sống:
    • Mạch < 100 hay > 180 lần/ phút.
    • Huyết áp (không xâm nhập) thấp/ cao so với tuổi thai và cân nặng, tuổi sau sinh.
    • Huyết áp tĩnh mạch trung tâm (< 4 mmHg hay > 6 mmHg).
    • Tần số thở < 30 hay > 60 lần/ phút, thở rên, thở co lõm ngực nặng.
    • Cơn ngưng thở > 20 giây hoặc kèm tím hoặc chậm nhịp tim.
  • Chỉ số xét nghiệm máu gần nhất:
    • Ht < 30% hay > 60% (máu tĩnh mạch rốn hay đông mạch quay)
    • Na < 130 mEq/L hay > 150 mEq/L (< 135 hay >150 trong huyết tương).
    • K < 3,5 mEq/L hay > 6 mEq/L.(<3 mEq/L hay > 6 mEq trong huyết tương)
    • Ion Ca < 0,9 mmol/L hay Ca toàn phần máu < 1,9 mmol/l; Ca toàn phần máu > 12 mg/dl (2,88 mmol/L) hay ion Ca > 1,5 mmol/l.Ca TP trong huyết tương / huyết thanh : ĐT <2 mmol/l, hay 8 mg/dl ; ĐN <1,75 mmol/l hay 7 mg/dl
    • Mg < 0,7 mmol/L hay > 1,15 mmol/L.
    • Creatinin máu > 1,5 mg% (32,6 mmol/l)
    • Toan chuyển hóa, hô hấp mất bù: pH <7,25; HCO3 < 15 mEq/l; pCO2> 60 mmHg (Phụ thuộc tuổi thai/cân nặng).
    • Đường huyết < 2,22 mmol/l (40mg%) hoặc > 8,33 mmol/l (150mg%) qua 2 lần xét nghiệm (Phụ thuộc tuổi thai).

4. Khác: 

  • Trẻ đẻ non tại Vinmec hoặc sinh ở nơi khác: trẻ tự ăn còn kém hoặc đã qua giai đoạn cấp tính nhưng gia đình không có người chăm, có nguyện vọng được chăm sóc tiếp tục tại Newborn – ICU. Trong trường hợp này, khoa chỉ tiếp nhận trẻ khi còn giường trống.

5.  Tiêu chuẩn ra khỏi Newborn-ICU:

  • Vàng da bệnh lý sau chiếu đèn/thay máu:
    • Chuyển khu sơ sinh bệnh lý:
      • Nếu có kèm bệnh lý khác cần chăm sóc/điều trị tiếp tục (đẻ non, viêm phế quản phổi…)
      • Nếu gia đình có nguyện vọng được theo dõi /chăm sóc tiếp tục và khoa còn giường/ phòng trống.
    • Ra viện (nếu đủ tiêu chuẩn chuyên môn)
  • Bệnh lý khác: 
    • Các thông số huyết động ổn định trong 48 giờ.
    • Tình trạng hô hấp – tuần hoàn ổn định, không cần hỗ trợ hô hấp ít nhất 24 giờ, không
    • Cần duy trì huyết áp bằng dịch và thuốc vận mạch ít nhất 48 giờ nhưng vẫn cần điều trị tiếp tục tại bệnh viện.
    • Tự ăn đường miệng (không cần cung cấp thêm năng lượng qua dịch truyền).
    • Kiểm soát được co giật ít nhất 48 giờ.
    • Trẻ sinh non nhưng đã tự thở tốt, đang tập bú, gia đình mong muốn được tự chăm sóc bé.

Tài liệu tham khảo

  1. Manual of Neonatal Care, 6th ed, 2009. JP Cloherty et al.
  2. Neonatalogy. Management, Procedures, On-Call Problems, Diseases and Drugs. Fifth edition
  3. House Staff Manual for the William H.Tooley Intensive Care Nursery University of California, San Francisco. Eighth Edition, July 2003
  4. Neonatal handbook published by the Metropolitan Health and Aged Care Division, Victorian Government Department of Human Service, Melbourne, Victoria 2004
  5. Neonatology Pocket Clinician. Cambridge University Press. Edited by Richard Polin; John Corenz 2008

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
9

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia