Phẫu thuật nối vị tràng thực hiện như thế nào?
Ngày xuất bản: 03/05/2023
Phẫu thuật nối vị tràng là một kỹ thuật phẫu thuật được sử dụng để nối hai đoạn của đường tiêu hóa sau khi một phần của đường tiêu hóa bị cắt bỏ do bệnh lý hoặc chấn thương. Kỹ thuật này thường được thực hiện trong trường hợp phải cắt bỏ một phần của đường ruột, ví dụ như trong trường hợp ung thư hoặc viêm. Để đạt được kết quả tốt trong phẫu thuật nối vị tràng, bác sĩ phẫu thuật cần có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ về kỹ thuật này. Việc sử dụng các công nghệ và dụng cụ phẫu thuật tiên tiến cũng rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật.
Phẫu thuật nối vị tràng thực hiện như thế nào?
1. Đại cương
Nội dung bài viết
Nối vị tràng phải theo 3 nguyên tắc:
- 1. ở vị trí thấp nhất,
- 2. thuận chiều nhu động,
- 3. miệng nối đủ rộng.
Hiện nay nối vị tràng áp dụng nhiều trong bệnh lý ung thư, cho nên việc chọn vị trí thấp nhất phải dựa vào vị trí tổn thương, không giống như trong tổn thương loét hành tá tràng.
2. Chỉ định
Hẹp môn vị do loét hành tá tràng xơ chai, đóng mỏm tá tràng nguy cơ cao. Chèn ép tá tràng do các khối u vùng tá tràng đầu tụy không có khả năng cắt bỏ Những trường hợp khối u phần thấp dạ dày gây hẹp đường xuống, xâm lấn tổ chức xung quanh không còn khả năng cắt bỏ hay do người bệnh có thể trạng kém, bệnh lý kèm theo không cho phép kéo dài thời gian mổ, có thể nối vị tràng cho người bệnh ăn uống được.
3. Chống chỉ định
– Chống chỉ định đối với phẫu thuật nói chung:
- Tình trạng bệnh nhân không ổn định: Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe không ổn định hoặc có các vấn đề về hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc bệnh lý khác, phẫu thuật nối vị tràng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Tình trạng nhiễm trùng: Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm trùng hoặc có viêm nhiễm đường tiêu hóa, phẫu thuật nối vị tràng có thể không an toàn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Tình trạng suy dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc không đủ sức khỏe để chịu đựng phẫu thuật, thì phẫu thuật nối vị tràng có thể không được khuyến cáo.
- Các bệnh lý khác của đường tiêu hóa: Nếu bệnh nhân có các bệnh lý khác của đường tiêu hóa, ví dụ như bệnh lý ung thư, viêm đại tràng, thoát vị trực tràng, thì phẫu thuật nối vị tràng có thể không phù hợp và cần phải xem xét các phương pháp điều trị khác.
- Tuổi cao: Nếu bệnh nhân ở độ tuổi cao và có các vấn đề về sức khỏe khác, phẫu thuật nối vị tràng có thể không được khuyến cáo.
– Có chỗ hẹp, tắc nghẽn ở ruột non và đại tràng
4. Chuẩn bị
4.1. Người thực hiện:
– Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
– 02 phẫu thuật viên phụ
– 01 bác sỹ gây mê
– Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
4.2. Người bệnh:
– Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh
– Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi
– Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều
– Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân
– Kháng sinh dự phòng
4.3. Phương tiện:
Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
4.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
5. Các bước tiến hành
5.1. Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa
5.2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng và gây tê tại chỗ
5.3. Kỹ thuật:
– Bước 1: đường mở bụng: mở bụng đường trắng giữa trên rốn.
– Bước 2: đánh giá tổn thương tại chỗ và tình trạng toàn thân để xác định chỉ định.
– Bước 3: giải phóng dạ dày tìm vị trí nối.
. Giải phóng mạc nối lớn chỗ bám sát mạc treo đại tràng ngang
. Tìm vị trí nối vị tràng, tuân thủ nguyên tắc thấp nhất (ngay trên bờ chỗ hẹp khoảng 2-3 cm, cách bờ cong lớn 1,5-2 cm), đúng chiều nhu động (quai nối chữ Phi), đủ rộng (khoảng 8-10 cm), miệng nối phải đi bằng con đường ngắn nhất.
– Bước 4: làm miệng nối vị tràng qua mạc treo đại tràng ngang (trong trường hợp mạc treo bị co rút hoặc khối u xâm lấn có làm miệng nối trước đại tràng ngang hoặc nối Roux-en-Y), có thể 1 lớp hoặc 2 lớp.
– Bước 5: cố định mạc treo và cầm máu. Có định mạc treo đại tràng ngang vào dạ dày, miệng nối ở dưới mạc treo trong trường hợp nối qua mạc treo đại tràng ngang.
– Bước 6: kiểm tra và đóng bụng.
6. Theo dõi và xử trí tai biến
– Chảy máu: thường trong 48h đầu hoặc những ngày tiếp theo. Chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều qua dẫn lưu, toàn trạng thay đổi (nhợt, lo âu, mạch nhanh, huyết áp tụt) cần mổ kiểm tra lại, cầm máu.
– Theo dõi áp xe tồn dư, tình trạng bục miệng nối, nhiễm trùng vết mổ để có chỉ định can thiệp kịp thời.
– Theo dõi tình trạng chung: mạch, huyết áp, viêm phổi
- Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể.
- Kháng sinh: sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh điều trị khi có chỉ định, tùy thuộc hoàn cảnh thể.
- Cho người bệnh ăn lại khi có trung tiện.
Phẫu thuật nối vị tràng là một kỹ thuật phẫu thuật phức tạp được sử dụng để nối lại hai đoạn của đường tiêu hóa sau khi một phần của đường tiêu hóa bị cắt bỏ do bệnh lý hoặc chấn thương. Kỹ thuật này bao gồm các bước tiếp cận vùng bụng, tìm kiếm chỗ cần nối, tạo một lỗ trên mỗi đoạn đường tiêu hóa, nối lại đường tiêu hóa, kiểm tra tính an toàn và phục hồi sau phẫu thuật. Việc sử dụng các công nghệ và dụng cụ phẫu thuật tiên tiến cũng rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Đọc thêm: Phẫu thuật thăm dò ổ bụng: Chỉ định, chống chỉ định và cách tiến hành.
78
Bài viết liên quan
Thuốc liên quan
Bình luận0
Đăng ký
0 Comments