MỚI

Phác đồ gây mê mổ lấy thai

Ngày xuất bản: 13/06/2022

Phác đồ gây mê mổ lấy thai áp dụng cho bác sỹ, điều dưỡng khoa gây mê giảm đau tại các bệnh viện.

Người thẩm định: Hội đồng cố vấn lâm sàng (Trưởng tiểu ban gây mê)

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 09/03/2020
Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020

1. Mục đích

  • Đảm bảo nhân viên y tế thực hiện theo đúng tiêu chuẩn khi thực hiện phương pháp gây mê cho người bệnh mổ lấy thai.
  • Đảm bảo an toàn cho sản phụ.

2. Đối tượng

3. Chỉ định gây mê mổ lấy thai

  • Sản phụ sinh mổ thông thường.
  • Thất bại khi gây tê tủy sống mổ lấy thai
  • Một số bệnh lý thai sản như: Rau tiền đạo trung tâm, sản giật…
  • Mổ cấp cứu tối cấp như: Suy thai cấp, rau bong non, sa dây rau, vỡ tử cung…
  • Một số bệnh lý mà sản phụ khó hợp tác trong mổ như: Tiền sử và hoặc đang điều trị động kinh, chậm phát triển trí tuệ…
  • Sản phụ không đồng ý gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê
  • Nhiễm khuẩn vùng chọc kim gây tê
  • Rối loạn đông máu:
    • Đang điều trị thuốc chống đông máu
    • Tiểu cầu < 100 000/dl
    • Tỷ lệ Prothrombin < 70%
    • Fibrinogen< 2g/l
    • INR > 1,2

4. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định
gây mê mổ lấy thai
Gây mê mổ lấy thai chỉ định cho sản phụ sinh mổ thông thường.

5. Các bước thực hiện gây mê mổ lấy thai

5.1. Chuẩn bị:

  • Phương tiện, dụng cụ :
    • Máy theo dõi các thông số: Nhịp tim, huyết áp, bão hòa oxy( SpO2), nhịp thở.
    • Máy gây mê: Test máy
    • Máy hút.
    • Bộ đặt nội khí quản (NKQ):
      • Chuẩn bị 3 ống NKQ các số 6; 6,5 và 7 cùng với Mandrin.
      • Đèn, lưỡi đèn đặt NKQ: Kiểm tra đảm bảo lưỡi đèn sáng tốt.
      • Lidocain 10% dạng gel hoặc KY, Bơm tiêm 5ml để bơm bóng cuff NKQ, băng dính….
    • Ống nghe tim phổi.
    • Bộ đặt nội khí quản khó
  • Thuốc :
    • Thuốc gây mê: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau:
      • Propofol
    • Thuốc giảm đau trong phẫu thuật: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau:
      • Fentanyl 50mcg/ml.
      • Hoặc : Sufentanil : 5mcg/ml.
    • Thuốc giãn cơ : Succinylcholine ống 100mg/2ml.
    • Chuẩn bị thuốc cấp cứu: Atropin, Phenyl Drin, Ephedrin, Adrenalin…
  • Sản phụ :
    • Lắp các phương tiện theo dõi: Điện tim, Huyết áp, SpO2.
    • Cho sản phụ thở Oxy 3 – 5l/phút trong vòng 2-3 phút trước khi gây mê.
    • Đặt đường truyền dịch ngoại vi kim 18 hoặc 20G với dung dịch Ringerfundin hoặc Ringer Lactat hoặc NaCl 0,9%. Đảm bảo đường truyền dịch chảy tốt.
    • Tiền mê: Pantoloc 40mg – Tiêm tĩnh mạch 10 – 15 phút trước khi gây mê.

5.2. Tiến hành: Cần ít nhất 3 người: BS gây mê và 2 ĐD gây mê.

  • Cho sản phụ thở oxy qua mask mặt 5-7l/phút
  • Điều dưỡng 1: Làm nghiệm pháp Sellick theo phác đồ.
  • Điều dưỡng 2 hoặc BS gây mê: Tiêm thuốc gây mê, thứ tự như sau:
    • Propofol: 1-2mg/kg – Tiêm tĩnh mạch.
    • Succinylcholine: 1-2mg/kg – Tiêm tĩnh mạch.
  • BS gây mê hoặc điều dưỡng 2:
    • Đặt NKQ cho sản phụ theo phác đồ đặt NKQ, bơm cuff ống NKQ.
    • BS gây mê nghe phổi sản phụ đảm bảo rì rào phế nang đều rõ 2 bên và xuất hiện sóng EtCO2 trên máy Capnography( Ít nhất 3 sóng liên tiếp).
  • Điều dưỡng 1: Kết thúc nghiệm pháp Sellick.
  • Fentanyl 2mcg/kg hoặc Sufentanil 0,2 mcg/kg – Tiêm TM
  • Cố định ống nội khí quản bằng băng dính.
  • Đặt sonde dạ dày qua đường miệng hoặc mũi.
  • Duy trì mê bằng Sevoflurane.
  • Sau khi cặp dây rốn:
    • Oxytocin: 10UI pha trong 100ml dung dịch NaCl 0,9% – Truyền tĩnh mạch trong 10 – 15 phút.
    • Sau đó: Pha 10UI oxytocin trong mỗi 1000ml dịch truyền( Ringerfundin hoặc Ringer Lactat) – Truyền TM 150ml/h.
    • Có thể dùng Ergotamine ( Tiêm bắp) hoặc Duratocin( Tiêm TM) nếu cần.
  • Kết thúc phẫu thuật: Thoát mê và rút NKQ khi:
    • Sản phụ tỉnh hoàn toàn.
    • Tự thở tốt: Nhịp thở > 12 lần/phút.
    • SpO2> 95%.
    • Nhịp tim và huyết áp ổn định (Thay đổi dưới 20% so với trước khi gây mê).
    • TOF > 90%
  • Theo dõi: Nhịp tim, huyết áp, SpO2, lượng máu mất, số lượng và mầu sắc nước tiểu và ghi chép đầy đủ trong bảng theo dõi gây mê trong phẫu thuật.

6. Theo dõi sau phẫu thuật: 

  • Tại phòng hồi tỉnh theo QĐ theo dõi và chăm sóc người bệnh tại hồi tỉnh.
  • Tri giác, điểm đau, nguy cơ ngã
  • Nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2, sản dịch, co hồi tử cung, số lượng và mầu sắc nước tiểu.
  • Ghi chép đầy đủ theo bảng theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh.

Tài liệu tham khảo

  • Protocoles d’anesthésie obstetricale et gynecologique, Hopital Edouard Herriot, Lyon,Pháp 2007.
  • Guillier M, Boselli E, Bouvet L, Chassard D et al. Eur J Anaesth 2007
  • Bài giảng GMHS, ĐHY Hà nội,
  • Oxford Handbook of Anesthesia 2009
  • Protocoles Anesthésie Réanimation Urgences, Kremlin – Bicêtre, Paris 2013

Ghi chú:

  • Văn bản được chỉnh sửa lần thứ 03, thay thế cho văn bản “Phác đồ gây mê mổ lấy thai” – Mã 01711 phát hành ngày 14/03/2018 của công ty Vinmec.

  Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia