Phác đồ chẩn đoán và xử trí thai chết lưu
Phác đồ chẩn đoán và xử trí thai chết lưu áp dụng cho Bác sĩ, Nữ hộ sinh khoa Sản tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Nguyễn Đức Hinh
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 24/06/2020
Trường hợp thai dưới 22 tuần
Nội dung bài viết
1. Chẩn đoán
1.1. Lâm sàng:
- Có các dấu hiệu có thai: Chậm kinh, nghén, bụng to dần lên.
- Ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, máu đỏ sẫm hay nâu đen.
- Có thể đau bụng.
1.2. Cận lâm sàng.
- Beta hCG trong máu: thấp hơn thai thường.
- Siêu âm đường bụng: Hình ảnh túi ối rỗng, kích thước > 25 mm, hoặc hình ảnh phôi thai > 8 mm không có tim thai.
- Siêu âm đầu dò âm đạo:
- Hình ảnh túi ối rỗng, kích thước > 20mm, bờ méo mó không đều hoặc hình ảnh phôi thai > 6 mm không có tim thai.
- Nếu nghi ngờ nên kiểm tra sau 1 tuần để xem tiến triển của túi ối và theo dõi bằng beta hCG.
- Xét nghiệm đông máu: bình thường hoặc có rối loạn.
2. Điều trị:
2.1. Hút thai nếu thai nhỏ hơn 7 tuần.
2.2. Nong cổ tử cung, nạo thai lưu:
- Áp dụng cho trường hợp thai lưu mà thể tích tử cung bé hơn trường hợp có thai 3 tháng.
- Trước nạo: Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.
- Trong nạo: Oxytocin truyền tĩnh mạch tăng co hồi tử cung.
- Sau nạo: Kháng sinh điều trị dự phòng từ 3-5 ngày.
2.3. Gây sảy thai:
Ap dụng cho tất cả các trường hợp, đặc biệt cho các trường hợp thai chết lưu to không thể nong và nạo được.
- Thuốc dùng: Misoprostol 200mcg:
- 600 mcg ngậm hay đặt vào túi cùng sau cho thai nhỏ hơn 12 tuần, tối đa 2 liều cách nhau 4 – 6 h.
- 200 mcg ngậm hay đặt túi cùng sau cho thai từ 13-17 tuần, tối đa 3 liều cách nhau 4-6h.
- 100 mcg ngậm hay đặt túi cùng sau cho thai từ 17-22 tuần, tối đa 3 liều cách nhau 4-6h
- Theo dõi sát tình trạng toàn thân và cơn co tử cung để chỉ định các lần đặt Misoprostol tiếp theo.
- Ngừng đặt thuốc , theo dõi sát nếu cơn co tử cung mau và mạnh, trương lực cơ tử cung tăng.
- Phải giữ màng ối cho đến khi cổ tử cung mở hết.
- Chống chỉ định dùng Misoprostol:
- Khối u tiền đạo, rau tiền đạo.
- Hen phế quản, giãn phế quản.
- Dị ứng với Prostaglandine.
- Rối loạn đông máu.
2.4. Sau khi lấy thai ra:
- Kiểm soát buồng tử cung đề phòng sót rau, thai.
- Gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
- Tùy từng trường hợp có thể làm thêm các xét nghiệm gen, vi sinh.
- Cho thuốc co hồi tử cung và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
- Theo dõi đề phòng chảy máu do thiếu sinh sợi huyết.
- Với các trường hợp thai nhỏ hơn 12 tuần nếu chưa sảy ngay có thể theo dõi ngoại trú cho đến khi thai sảy hoàn toàn, khám lại sau 3 ngày và 7 ngày.
Trường hợp thai > 22 tuần tuổi
1. Chẩn đoán:
1.1. Lâm sàng:
- Bệnh nhân đã có các dấu hiệu có thai: Bụng to dần lên, đã thấy cử động thai, có thể sờ thấy các phần thai, nay thấy xuất hiện các triệu chứng của thai chết.
- Mất các triệu chứng có thai, không thấy thai cử động
- 2 vú tiết sữa non.
- Bụng không to lên hoặc bé dần đi.
- Có thể ra máu âm đạo.
- Nếu bệnh nhân bị 1 số bệnh kèm theo: Tiền sản giật, bệnh tim… thì bệnh sẽ tự giảm thường thấy dễ chịu hơn.
1.2. Thực thể:
- Tử cung bé hơn tuổi thai.
- Không nghe được tim thai bằng ống nghe sản khoa.
- Không thấy rõ các phần thai.
1.3. Cận lâm sàng.
- Siêu âm: Không thấy hoạt động của tim thai.
- Thai không cử động.
- Thai teo nhỏ.
- Đầu méo mó, có thể thấy dấu hiệu 2 vòng ở xương sọ do da đầu bị bong ra.
- X Quang: hiện nay ít sử dụng.
- Xét nghiệm: Công thức máu, nhóm máu, đông máu.
2. Điều trị.
2.1. Nguyên tắc điều trị:
Chuẩn bị bệnh nhân thật tốt. Nếu gần ngày dự kiến đẻ mà không có nguy cơ rối loạn đông máu có thể chờ chuyển dạ tự nhiên. Nếu có nguy cơ hoặc rối loạn đông máu phải điều trị trước.
2.2. Các biện pháp lấy thai ra:
- Truyền Oxytocin đơn thuần: Truyền Oxytocin tĩnh mạch gây cơn co tử cung: tối đa 30 UI / ngày, truyền từng đợt 3 ngày liền, các đợt cách nhau 7 ngày. Thai thường được tống ra trong 1 – 2 ngày truyền đầu tiên.
- Dùng Prostaglandin: là phương pháp được ưa chuộng hiện nay.
- Thuốc dùng: Misoprostol 200mcg: 100-200 mcg ngậm hay đặt vào túi cùng, tối đa 3 liều cách nhau 4-6h
- Theo dõi sát tình trạng toàn thân và cơn co tử cung để chỉ định các lần đặt Misoprostol tiếp theo.
- Ngừng đặt thuốc , theo dõi sát nếu cơn co tử cung mau và mạnh, trương lực cơ tử cung tăng.
- Phải giữ màng ối cho đến khi cổ tử cung mở hết.
- Chống chỉ định dùng Misoprostol:
- Khối u tiền đạo, rau tiền đạo.
- Tử cung có sẹo mổ cũ.
- Hen phế quản, giãn phế quản.
- Dị ứng với Prostaglandine
- Rối loạn đông máu
2.3. Sau khi lấy thai ra:
- Kiểm soát buồng tử cung đề phòng sót rau, thai.
- Gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
- Tùy từng trường hợp có thể làm thêm các xét nghiệm gen, vi sinh.
- Cho thuốc co hồi tử cung và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
- Theo dõi đề phòng chảy máu do rối loạn đông máu.
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ điều trị sản-phụ khoa. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Từ Dũ, 2012.
- Elizabeth E Puscheck, MD; Chief Editor: Richard Scott Lucidi, MD, FACOG.Early Pregnancy Loss Treatment & Management. Article retrieved from: http://reference.medscape.com/article/266317- treatment on 9 Agust/2014.
- Management of miscarriage. The miscarriage association. Article retrieved from: http://www.miscarriageassociation.org.uk/wp/wp-content/leaflets/Management-of-miscarriage.pdf 9 August/2014.
- Nuevo abordaje del aborto diferido. Tesis doctoral. Universidad complutense de Madrid.Facultad de Medicina. 2012.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.