Phác đồ chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ có thai
Phác đồ chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ có thai áp dụng cho Bac sĩ, Nữ hộ sinh khoa sản tại các bệnh viện.
Tác giả: Phùng Thị Lý
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Sản
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 24/06/2020
1. Mục đích
Nội dung bài viết
Thống nhất phác đồ chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ có thai.
2. Định nghĩa
- Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai với tỉ lệ mắc mới khoảng 8%, trong đó chỉ 1-2% có triệu chứng, còn lại 3-7% không có triệu chứng nhiễm trùng niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection – UTI)
- Nhiễm trùng đường tiết niệu được định nghĩa là khi có ít nhất 100.000 vi khuẩn/ml trong nước tiểu ở người bệnh không có triệu chứng, hoặc hơn 100 vi khuẩn/mL trong nước tiểu kem theo bạch cầu niệu (>7 bạch cầu/ml) ở người bệnh có triệu chứng.
- Lưu ý: chẩn đoán cần phối hợp trong bệnh cảnh từng trường hợp, đặc biệt là các trường hợp không có triệu chứng.

3. Chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu
3.1. Nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng
- – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không triệu chứng được định nghĩa là khi có ít nhất 100.000 vi khuẩn/ml trong nước tiểu ở 2 mẫu xét nghiệm liên tiếp và không có triệu chứng.
- Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng niệu, chẩn đoán chỉ dựa vào cận lâm sàng: làm tổng phân tích nước tiểu sàng lọc cho mọi phụ nữ có thai lần đầu đến khám, tốt nhất trong quý I từ 12-16 tuần. Có sự hiện diện của bạch cầu, nitrit (+), hồng cầu thì làm thêm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu.
- Nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu vẫn là chẩn đoán đáng tin cậy nhất cho nhiễm trùng niệu không triệu chứng.
- Nếu có trên 100.000 vi khuẩn/ ml nước tiểu giữa dòng, hẹn 1 tuần làm lại nuôi cấy lần 2 để tránh điều trị không mong muốn.
- Chỉ hiện diện duy nhất chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến: E.coli, Klebsiella pneumonia, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococus agalacticae => điều trị ngay theo phác đồ.
- Áp dụng cho cả quý II và quý III của thai kỳ.
- Điều trị: theo bảng 1
3.2. Viêm bàng quang
- Chẩn đoán:
- Lâm sàng: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu mủ, tiểu máu và không kèm triệu chứng toàn thân.
- Cận lâm sàng nuôi cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn.
- Nếu người bệnh có triệu chứng viêm bàng quang nhưng cấy nước tiểu không có vi khuẩn. Nên xét nghiệm dịch niệu đạo hoặc xét nghiệm máu tìm Chlamydia để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
- Điều trị: theo bảng 1:
Nhiễm trùng không triệu chứng | Viêm bàng quang/viêm niệu đạo | |
Thuốc đầu tay | Amoxicillin 500mg mỗi 8-12h trong 3-7 ngày | Trong 7 ngày |
Cephalexin 500mg mỗi 8-12h trong 3-7 ngày | Trong 7 ngày | |
FDA-CatB | Augmentin 500mg mỗi 8-12h trong 3-7 ngày | Trong 7 ngày |
Nitrofurantoin 100mg mỗi 12h trong 5-7 ngày | Trong 7 ngày | |
Xefuroxime 250mg mỗi 12h trong 3-7 ngày | Trong 7 ngày |
Bảng 1: Điều trị nhiễm trùng không triệu chứng và viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo
3.3. Viêm thận- bể thận cấp
- Lâm sàng: thường xuất hiện vào 6 tháng cuối thai kỳ
- Biểu hiện toàn thân: sốt , đau hông lưng, đau góc sườn-sống, lạnh run, nôn và buồn nôn.
- Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu mủ.
- Cận lâm sàng:
- Nuôi cấy vi khuẩn giúp chẩn đoán xác định; Có trên 10^4 vi khuẩn/ml nước tiểu.
- Cấy ra vi khuẩn thường gặp: E.coli, Kebsiella pneumonia, Proteus.
- Sau khi dùng kháng sinh thích hợp, nếu sau 24-48 giờ người bệnh chưa đáp ứng lâm sàng chứng tỏ kháng thuốc, hoặc người bệnh có sỏi tiết niệu hay dị dạng tiết niệu. Trường hợp này nên làm thêm chẩn đoán hình ảnh dùng MRI hoặc chụp phim hệ tiết niệu có tiêm thuốc.
- Sau khi hết sốt 48 giờ có thể ngưng kháng sinh tĩnh mạch và chuyển kháng sinh uống- trong 2 tuần.
Cấy nước tiểu định kỳ mỗi tháng để phát hiện trường hợp tái phát.
- Điều trị:
Kháng sinh toàn thân | Liều | Nguy cơ thai kỳ |
Ampicillin + Gentamycin | 2g mỗi 6 giờ | Cat B |
Ampicillin- Sulbactam | 3g mỗi 6 giờ | Cat B |
Ceftriaxone | 0,75- 1,5g mỗi 8 giờ | Cat B |
Cefazolin | 1-2g mỗi 6-8 giờ | Cat B |
Mezlocillin | 3g mỗi 6 giờ | Cat B |
Nhóm B: Nghiên cứu trên Động vật không ảnh hưởng nhưng chưa có nghiên cứu trên người
Tài liệu tham khảo
- Urinary tract infections and asymptomatic bacteriuria in pregnancy (Aug, 2017) Uptodate
- Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai- Y học thực hành (2011).
- Joanna et al: Urinary tract infections in pregnancy: old and new unresolved diagnostic and therapeutic problems (AMS Online 2015).
- Emilie Katherine Johnson et al. Urinary Tract Infections in Pregnancy. 2017. Medscape Updated: Oct 18, 2017.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.