Phác đồ chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở Nhũ nhi
Phác đồ chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở Nhũ nhi áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Ngoại Nhi tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 26/04/2013
1. Bệnh thường gặp:
Nội dung bài viết
- Tuổi từ 4-8 tháng.
- Tỉ lệ nam/nữ từ 3/2 – 2/1.
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bệnh gặp nhiều hơn ở mùa Đông – Xuân.
2. Lâm sàng
2.1. Cơ năng:
- Khóc thét từng cơn, bỏ bú.
- Nôn vọt ra sữa hoặc dịch mật ở giai đoạn muộn.
- Đại tiện phân có máu ở giai đoạn muộn.
2.2. Thực thể:
- Sờ nắn bụng thấy khối lồng.
- Thăm trực tràng có máu, có thể sờ thấy khối lồng ở giai đoạn muộn.
2.3. Toàn thân:
- Mệt lả đặc biệt những trường hợp đến muộn có thể sốc.
Phác đồ chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở Nhũ nhi
3. Chẩn đoán hình ảnh lồng ruột cấp
- Siêu âm: Có hình ảnh lồng ruột.
- Thụt đại tràng bằng barit: Hình đáy chén hoặc càng cua.
- Bơm hơi đại tràng: Có hình ảnh tương tự như thụt bằng barit.
4. Chẩn đoán xác định lồng ruột cấp
5. Điều trị lồng ruột cấp
5.1. Tháo lồng bằng hơi.
- Chỉ định
- Cho tất cả các trường hợp lồng ruột không có biểu hiện viêm phúc mạc.
- Kỹ thuật tiến hành
- Tiền mê: Bằng Midazolam (Hypnovel®) và Atropine với liều sau:
- Atropine IV 0.01 – 0.02 mg/kg (Không dùng với trẻ có mạch nhanh hoặc sốt cao).
- Midazolam (Cân nhắc với trẻ có biểu hiện tinh thần lơ mơ)
- IV (tiêm tĩnh mạch): 0.05 – 0.10 mg/kg tiêm trong 2 – 3 phút, khoảng 5 – 10 phút trước khi bơm hơi. Tăng thêm từng lượng nhỏ nếu cần thiết, tối đa 6mg.
- IN (nhỏ mũi): 0.2 – 0.3 mg/kg, tối đa 10mg 5 – 10 phút trước khi bơm hơi, dùng dung dịch 5mg/ml để nhỏ mũi.
- PO (uống):0.5 – 1 mg/kg, tối đa 20mg, liều duy nhất 20 – 30 phút trước khi bơm hơi.
- Lưu ý: Kỹ thuật thực hiện dưới sự kiểm soát của gây mê hồi sức.
- Kỹ thuật:
- Đặt ống thông Foley vào hậu môn, bơm căng bóng.
- Nối ống thông Foley với máy tháo lồng.
- Bơm hơi từ từ vào đại tràng, áp lực từ 80 -100 mmHg.
- Quan sát dưới màn huỳnh quang theo dõi di chuyển của khối lồng.
- Bơm hơi từng đợt cho đến khi tháo được lồng.
- Ngay sau tháo được khối lồng phải giữ ống thông hậu môn, nắn bụng để tháo hơi hoặc dịch ra hết mới rút ống thông.
- Tiêu chuẩn tháo lồng thành công:
- Hết hình ảnh khối lồng trên X – quang, hơi sang ruột non nhiều và dễ, khi bơm hơi thấy áp lực không tăng. Chụp 01 phim trước khi tháo lồng và 01 phim sau khi tháo lồng.
- Nếu bơm lần đầu không có kết quả, tạm nghỉ khoảng 30 phút và bơm lại lần hai. Nếu bơm lần hai thất bại có thể bơm thử lại lần ba.
- Nếu sau ba lần vẫn không tháo được, đặc biệt thấy khối lồng bị ép xuống mỗi khi bơm hơi rồi lại trở về vị trí cũ khi xả hơi thì dừng lại và chuyển phẫu thuật.
- Bơm hơi tháo lồng sau khi gây mê, nếu không kết quả tiến hành phẫu thuật.
- Sau khi tháo lồng cho người bệnh nhịn ăn 02 – 04 giờ, truyền dịch:
- Truyền dịch Ringer glucose 5%: Đánh giá tình trạng thiếu dịch và bù dịch cho người bệnh. Sau đó duy trì theo nhu cầu cơ bản.
- Nhu cầu cơ bản: công thức 4-2-1 0 – 10 kg: 4ml/kg/h
- 11 – 20 kg: 2ml/kg/h
- >20 kg: 1ml/kg/h
- VD: Người bệnh 23 kg, nhu cầu cơ bản sẽ là: 4*10 + 2*10 + 1*3 = 63ml/h.
- Cho người bệnh xuất viện khoảng 24h sau bơm hơi tháo lồng khi siêu âm kiểm tra không còn dấu hiệu của lồng ruột.
- Tiền mê: Bằng Midazolam (Hypnovel®) và Atropine với liều sau:
5.2. Mổ tháo lồng
- Chỉ định cho các trường hợp tháo lồng bằng hơi thất bại, lồng ruột đến muộn đã có biểu hiện viêm phúc mạc hoặc những trường hợp lồng ruột tái phát sớm liên tiếp từ 03lần/tuần trở lên (sau mỗi lần tái phát đã tháo lại và điều trị bằng thuốc giảm nhu động ruột và đã soi đại tràng không có polyp).
- Phải hồi sức tích cực trước mổ đặc biệt những trường hợp đến muộn có sốc.
- Áp dụng nội soi ổ bụng trước kiểm tra xem đã tháo lồng chưa. Nếu khối lồng chưa tháo được có thể tháo lồng bằng nội soi hoặc kết hợp mở bụng nhỏ ngay chỗ khối lồng và tháo lồng bằng tay nếu được. Nếu không được phải cắt đoạn ruột cùng khối lồng. Nối ruột tận – tận nếu chưa có biểu hiện viêm phúc mạc, dẫn lưu hai đầu ruột ra ngoài nếu ruột hoại tử và có viêm phúc mạc nặng.
6. Theo dõi sau mổ lồng ruột cấp
- Sau mổ cần thử lại điện giải đồ, công thức máu, hematocrit. Bồi phụ nước điện giải và truyền dịch dựa theo nhu cầu hàng ngày và điều chỉnh theo kết quả xét nghiệm.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.