MỚI

Oxy hóa màng ngoài cơ thể ECMO ở trẻ em

Ngày xuất bản: 18/05/2022

Quy trình oxy hóa màng ngoài cơ thể ECMO ở trẻ em áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu và hồi sức phẫu thuật tim tại các bệnh viện.

Tác giả: Nguyễn Lương Tấn, Lâm Nhan Minh Đỉnh

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 30/05/2020

I. Mục đích

Thống nhất quy trình kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể Ecmo ở trẻ em tại các bệnh viện trong hệ thống y tế Vinmec.

II. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các bệnh nhi có tuổi dưới 16 và cân nặng cơ thể dưới 50 kg.

III. Chỉ định sử dụng ECMO

1. Các bệnh lý suy tim/phổi cấp: Có thể hồi phục được và các khuyết tật bẩm sinh lớn cần sự hỗ trợ hô hấp – tuần hoàn để duy trì ổn định huyết động và chức năng tạng trong khi chờ điều trị bệnh lý nền hiệu quả hoặc cho đến khi có đầy đủ dữ liệu cho chỉ định điều trị nguyên nhân.

2. Người bệnh nguy cơ đe doạ tính mạng (tiên lượng 80% tử vong): Nếu không có hỗ trợ tuần hoàn hoặc hô hấp ngay.

  • Tiêu chuẩn đối với trẻ sơ sinh (dưới 45 ngày tuổi):
    • Chỉ số oxy hóa > 0,4 trong vòng 4 giờ:

OI: chỉ số oxy hóa

MAP: áp lực đường thở trung bình

FiO2: phân suất oxy trong khí thở vào

PaO2: áp lực oxy riêng phần trong máu động mạch

    • Chỉ số thông khí > 90 trong vòng 4 giờ:

VI: chỉ số thông khí

RR: tần số thở

PIP: áp lực đỉnh khi hít vào PEEP: áp lực dương cuối thì thở ra.

PaCO2: áp lực CO2 riêng phần trong máu động mạch.

  • Tiêu chuẩn đối với trẻ > 10 kg và trẻ lớn:
    • Chỉ số thông khí VI > 40 trong vòng 4 giờ.
    • Chỉ số oxy hóa > 0,4 trong vòng 4 giờ.

3. Suy tim trơ với điều trị nội khoa với liều tối đa catecholamine:

  • Adrenalin > 4 µg/kg/phút.
  • Dopamine hoặc Dobutamine > 20 µg/kg/phút.

4. Suy tim khi tiến hành cai tuần hoàn ngoài cơ thể sau phẫu thuật tim.

5. Cấp cứu ngừng tim: khi cấp cứu tuần hoàn hô hấp không hiệu quả hoặc nguy cơ ngừng tim trở lại, đánh giá có thể hồi phục khi có hỗ trợ ECMO.

6. Choáng tim: không hồi phục hoặc tiên lượng không hồi phục ổn định với các thuốc trợ tim vận mạch liều cao.

7. Người bệnh suy tim đang chờ ghép.

8. Chấn thương do áp lực khi thông khí nhân tạo, khí phế thủng với tăng cao áp lực đường thở trung bình.

9. Nhiễm trùng nặng có suy tuần hoàn hô hấp, tiên lượng tử vong cao, cần hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể.

IV. Thể tích priming và lưu lượng ECMO

1. Diện tích cơ thể (sử dụng công thức dubois):

2. Lưu lượng:

  • Người bệnh < 10 kg Lưu lượng = cân nặng x 150 ml/phút/kg.
  • Người bệnh > 10 kg Lưu lượng = 2400 ml/m2/phút.

3. Thể tích máu người bệnh:

  • Thể tích máu người bệnh tùy thuộc độ tuổi và chỉ tương đối chính xác:
    • 0 – 6 tháng = 100 ml/kg
    • 6 tháng – 18 tháng = 90 ml/kg
    • 18 tháng – và lớn hơn = 80 ml/kh

V. Phương tiện sử dụng:

  1. Máy bơm ly tâm CardioHelp hoặc Rotaflow hãng MAQUET, Đức: ít nhất 1 máy.
  2. Bộ phận cảm biến lưu lượng dành cho trẻ em hoặc người lớn.
  3. Bộ dây dẫn máu ECMO và Phổi nhân tạo Quadrox thích hợp cho cân nặng của trẻ em: ít nhất 2 bộ trong kho.
  4. Máy trao đổi nhiệt: 1 bộ.
  5. Bầu trộn khí – oxy Sechrist: 1 bộ.
  6. Bộ cannula dành cho ECMO (Biomedicus, Baxter, Jostra, DLP): 2 bộ cho mỗi cỡ:

OXYGENATOR                             LƯU LƯỢNG                                      MÁU ĐẦU BƠM

Quadrox                                        200 – 7000 ml                                       Ly tâm tích hợp

VI. Chọn lựa cannula ECMO

Bảng chọn cannula động mạch

Lưu lượng

(ml/phút)

Cỡ cannule

(FR)

Đường kính ngoài

(mm)

0 – 40082.66
400 – 700103.33
700 – 1200124.00
1200 – 1700144.66
1700 – 2000155.00
2000 – 25001715.66
2500 – 3500916.33
3500 – >>217.00

Bảng chọn cannula tĩnh mạch

Lưu lượng

(ml/phút)

Cỡ cannule

(FR)

Đường kính ngoài

(mm)

  0 – 350 82.66
350 – 600103.33
600 – 1000124.00
1000 – 1400144.66
750 – 1000155.00
1000 – 1500175.66
1500 – 2000196.33
2000 – 2500217.00
2500 – 3000237.66
3000 – 3600258.33
3600 – 4500279.00
4500 – >>299.66

VII. Vận hành hệ thống ECMO

1. Thiết Lập Hệ Thống ECMO

  • Hệ thống phải được kết nối theo một cách tuyệt đối vô khuẩn.

2. Làm Đầy Hệ Thống

Chia 2 giai đoạn làm đầy hệ thống ECMO, giai đoạn làm đầy bằng dung dịch tinh thể và giai đoạn bao phủ protein bên ngoài màng nhân tạo của hệ thống ECMO. Có thể đuổi bằng khí CO2 trước khi priming.

  • Giai đoạn 1: priming bằng dung dịch tinh thể
    • Sử dụng dung dịch tinh thể có cân bằng điện giải để đuổi sạch các bọt khí tự do bên trong hệ thống. Hệ thống được priming bằng dung dịch tinh thể phải được giữ vô khuẩn, để sẵn sàng cho đến hơn 4 tuần.
    • Kẹp các đường vào và ra từ bể chứa, đồng thời khóa đường vào túi máu. Ngừng luồng CO2 và ngắt kết nối đường dẫn khí đi ra từ bể chứa.
    • Cho 500 ml dung dịch sinh lý (Plasmalyte 148…) vào bể chứa.
    • Mở kẹp ở đường dẫn ra từ bể chứa để bắt đầu làm đầy hệ thống, sau đó mở cặp ở đường dẫn vào bể chứa. Hạ thấp dần hệ thống dây dẫn đến mức thấp hơn bể chứa để tiếp tục làm đầy phần còn lại của hệ thống.
    • Tiến hành rung lắc và gõ gan bàn tay vào các bề mặt của oxygenator để đuổi các bọt khí còn mắc lại bên trong oxygenator.
    • Lắp đạt vào máy quay ly tâm theo hướng dẫn và tiếp tục đuổi bột khí theo lộ trình như trên cho đến khi chắc chắn không còn bọt khí.
  • Giai đoạn 2: bao phủ protein lên bề mặt nhân tạo
    • Phủ protein bắt đầu khoảng 5–10 phút trước khi tiến hành đặt cannula.
    • Sử dụng 100 ml Albumin 20% cho mỗi 500 ml Plasmalyte
    • Tăng tốc độ bơm để dung dịch lưu chuyển trong vài phút. Điều này cho phép tráng một lớp Albumin lên thành ống dẫn máu và lên các màng nhân tạo, do đó giảm tiêu hủy các yếu tố đông máu (do bị hấp thu bởi bề mặt hệ thống) và các protein khác khi người bệnh được nối vào hệ thống.
    • Đường dẫn nước nối với bộ phận trao đổi nhiệt và cài đặt ở 370C.
    • Kiểm tra đầu dò lưu lượng đảm bảo rằng bộ phận chuyển đổi được đặt ngang mức với đầu dò rồi tắc bơm. Kẹp lên 2 đầu của đầu dò. Làm zero bằng cách nhấn và giữ nút “zero” trong vòng 3 giây. Sẽ nghe tiếng “bíp” khi đã được làm zero. Mở các cặp và cho bơm chạy.
    • Ngắt kết nối nguồn điện và đẩy hệ thống đến cạnh người bệnh để dễ dàng chuyển hệ thống ống dẫn máu vô trùng lên phẫu trường. Lớp wrap vô khuẩn được mở ra, phẫu thuật viên giữ lấy và cố định các đường dẫn máu. Kiểm tra hệ thống không còn bọt khí cho đến khi bắt đầu ECMO.
    • Sử dụng Priming máu: đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, cần sử dụng máu để priming để tránh pha loãng máu quá mức (100 – 120 ml hồng cầu khối).

VIII. Sơ đồ hệ thống dẫn máu trong ECMO

IX. Kỹ thuật đặt cannula ECMO

1. ECMO trung tâm (V-A Mode)

  • Sử dụng đường mở ngực dọc giữa xương ức (sau phẫu thuật tim) để đặt cannula chạy ECMO theo hệ thống tĩnh mạch chủ hoặc nhĩ phải – động mạch chủ với các cannula đặc hiệu. Luồn cannula tĩnh mạch chủ vào nhĩ phải hoặc đặt cannula vào trực tiếp nhĩ phải để đảm bảo lưu lượng toàn phần khi cần thiết.
  • Sau khi bộc lộ sẵn sàng động mạch chủ và tĩnh mạch chủ hoặc nhĩ phải, tiến hành heparin toàn thân với liều 0,5 mg/kg (50 đơn vị/kg). Hệ thống ECMO đã được đuổi sạch bọt khí và kết nối đúng với các cannula lúc này đã được đặt vào các mạch máu người bệnh. ECMO lúc này mới được khởi động và tốc độ bơm được tăng dần cho đến khi đạt được lưu lượng phù hợp với người bệnh.

2. ECMO ngoại vi: Kỹ thuật đặt cannula qua da hoặc bộc lộ trực tiếp và luồn theo kỹ thuật Seldinger.

  • V-A ECMO
    • Đặt cannula để chạy ECMO theo hệ thống tĩnh mạch đùi – động mạch đùi với các cannula đặc hiệu. Luồn cannula tĩnh mạch đùi lên nhĩ phải để đảm bảo lưu lượng toàn phần khi cần thiết.

    • Sau khi bộc lộ sẵn sàng động mạch và tĩnh mạch đùi, tiến hành heparin toàn thân với liều 0,5mg/kg (50 đơn vị/kg). Hệ thống ECMO đã được đuổi sạch bọt khí và kết nối đúng với các cannula lúc này đã được đặt vào các mạch máu người bệnh. ECMO lúc này mới được khởi động và tốc độ bơm được tăng dần cho đến khi đạt được lưu lượng phù hợp với người bệnh.
  • V-V ECMO:
    • Chọn đường máu ra: Tĩnh mạch đùi một bên hoặc đầu cannula lên đến tĩnh mạch chủ dưới.
    • Chọn đường máu vào cơ thể: Tĩnh mạch đùi bên đối diện luồn đến nhĩ phải hoặc vào tĩnh mạch cảnh trong bên phải.

X. Kỹ thuật khởi động vận hành hệ thống ECMO

  • Khi ECMO được khởi đầu, đầu tiên, mở cặp đường dẫn máu tĩnh mạch, đồng thời tăng dần tốc độ bơm đến khoảng 700 vòng/phút.
  • Sau đó, mở cặp đường dẫn máu động mạch và tiếp tục tăng tốc độ bơm cho đến khi đạt được lưu lượng mong muốn, với số vòng quay tối thiểu. Điều này giúp đánh giá toàn bộ lưu lượng máu đat được.
  • Khởi động hỗ trợ tuần hoàn phải rất chậm đảm bảo sự trộn lẫn từ từ thể tích dung dịch priming và thể tích máu của người bệnh.
  • Lưu lương khí bắt đầu tương ứng với lưu lượng máu (tỉ lệ 1:1). Cần theo dõi liên tục áp lực đường khí dẫn vào oxygenator (<50 mmHg).
  • Theo dõi áp lực ở đường dẫn máu vào đi bơm và đi ra khỏi bơm.

XI. Điều trị trong quá trình ECMO

1. Khi ECMO đã đạt được lưu lượng mong muốn, thông khí cho người bệnh được giảm tối thiểu với các thông số thông khí như sau:

FiO2: 21%                                     PIP: 20 cm H2O

PEEP: 8 – 10 cm                          H2O F: 5 – 10 lần/phút

  • Điều chỉnh lưu lượng ECMO và FiO2 máy ECMO để khí máu và điện giải trở về sinh lý trong giá trị bình thường sau đó theo dõi định kỳ mỗi 4 giờ.
  • Chỉ số ECMO phụ thuộc vào điều kiện bệnh nhi và phải ở các chỉ số sau:
    • Lưu lượng: 100 – 150 ml/kg/phút hoặc cao hơn trong một số ca đặt biệt theo yêu cầu lâm sàng.
    • Số vòng quay: 2500-3500 vòng /phút, có thể tăng giảm tùy thuộc yêu cầu lâm sàng.
    • Theo dõi liên tục SVO2 trong giớ hạn bình thường 60-80%.
    • Áp lực đường tĩnh mạch từ 0 đến -50 mmHg.
    • Áp lực đường động mạch: Dưới 250 mmHg.

2. Theo dõi kháng đông: ACT mỗi giờ, 160 < ACT < 200 giây: mục tiêu tránh thuyên tắc mạch và huyết khối tạo ra trong tuần hoàn ECMO cũng như tránh biến chứng chảy máy.

3. Số lượng tiểu cầu: > 100 000: tránh chảy máu tự nhiên.

4. Lọc máu khi thiểu niệu hoặc vô niệu (nếu không đáp ứng với lợi tiểu liều cao), phù, rối loạn điện giải, nhiễm độc máu, và suy dinh dưỡng.

5. Các sự cố có thể xảy ra khi không đạt lưu lượng mong muốn:

  • Áp lực đường tĩnh mạch quá thấp < – 60 mmHg, do thiếu thể tích tuần hoàn hoặc do vị trí cannula không dẫn lưu máu được tối ưu.
  • Thiếu thể tích tuần hoàn do mất máu hoặc đàn hồi của hệ thống.
  • Hồi lưu tĩnh mạch trở về kém do chọn sai kích cỡ cannula hoặc vị trí cannula dẫn lưu máu kém. Cần kiểm tra lại vị trí các cannula.

6. Kiểm tra sớm khi có thể: ACT, đường máu, Hb, khí máu.

7. Lưu lượng ECMO phải đầy đủ để hỗ trợ toàn phần và tưới máu đủ cho người bệnh. Trong khi chạy ECMO, đường biểu diễn huyết áp động mạch bẹt ra và mất đi dạng đỉnh là thời điểm khi tâm thất co bóp, tương ứng khoảng 70 – 80% lưu lượng tim được chuyển qua hệ thống ECMO.

8. Điện tâm đồ, các động mạch vành được tưới máu trực tiếp với máu có độ bão hòa oxy từ ECMO đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ cho cơ tim.

9. Các thuốc inotrop có thể được cai nhanh chóng và ngừng hẳn khi lưu lượng được đảm bảo bởi ECMO. Cần duy trì liều dopamine từ 2,5 – 5 µg/kg/phút để có được lưu lượng tưới máu nội tạng và tưới máu thận.

10. Lưu lượng đạt được tối ưu khi:

  • pH bình thường.
  • Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trộn trong giới hạn bình thường.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan bình thường.
  • Tăng lưu lượng bơm làm giảm lưu lượng máu qua phổi. Lưu lượng bơm co thể giảm và chỉ cần duy trì PaO2 từ 85 – 100 mmHg.

11. Theo dõi thể tích tuần hoàn:

  • Hemoglobin duy trì # 9 g/dl.
  • Protein máu, bù plasma hay albumin nếu Hb > 9 g/dl.
  • Số lượng tiểu cầu: truyền tiểu cầu nếu số lượng dưới 100 000.

12. Trung hòa citrat natri bởi calci gluconat hoặc calci chlorure. Định lượng calci dạng ion và calci huyết thanh toàn phần mỗi 8 giờ.

13. Theo dõi huyết tán: kích cỡ canule động mạch là yếu tố tạo ra trở kháng trong hệ thống ECMO. Huyết tán càng nhiều hơn so với trong THNCT thông thường vì thời gian ECMO kéo dài hơn gấp nhiều lần.

XII. Chỉ định lọc máu:

1. Quá tải dịch, không đáp ứng với lợi tiểu liều cao

2. Nuôi dưỡng ngoài đường ruột bị hạn chế do hạn chế dịch

3. Dự phòng tăng kali máu hoặc tăng nitơ trong máu

4. Sự khuếch tán ở phổi kém do suy tuần hoàn

5. Tăng natri máu, đề kháng với lợi tiểu

Hệ thống phổi ECMO QuadroxD có áp lực xuyên màng rất thấp và có hệ thống lọc máu đi kèm. Vì vậy, khi tiến hành lọc máu không nhất thiết phải thiết lập một hệ thống lọc song song nếu có thể được. Ngoài ra, có thể lấy máu qua bầu lọc từ đường động mạch rồi truyền trả lại về đường tĩnh mạch của oxygenator.

XIII. Các sự cố khi trong quá trình ECMO

1. Bọt khí trong hệ thống:

  • Chỉ xuất hiện bọt khí trong đường tĩnh mạch và trong đầu bơm.
    • Bọt khí vào từ nhĩ phải và từ đường line tĩnh mạch.
    • Vị trí cannula tĩnh mạch, connector nối cannula vào hệ thống.
    • Mở khóa đường đo áp lực đường tĩnh mạch.
    • Xử lý:Các phần nhỏ của bọt khí vào từ đường tĩnh mạch sẽ được loại bỏ khi máu đi qua màng của bầu lọc tĩnh mạch của oxygenator.
    • Đối với các bọt khí lớn:
      • Cặp các cannula ECMO và shunt, tắt bơm.
      • Thông khí lại cho người bệnh và duy trì lưu lượng tim. Tìm và phát hiện để xử lý đóng kín vị trí rò khí vào trong hệ thống.
      • Gắn một bơm tiêm 50 ml có khóa vặn (luer lock) vào lỗ khóa ở dường line tĩnh mạch, tháo đầu bơm khỏi bộ điều khiển ngoài.
      • Giữ đầu bơm thấp hơn vị trí cannula tĩnh mạch. Rung lắc và gõ vào các thành hệ thống để đuổi bọt khí về phía có gắn bơm tiêm.
      • Kết hợp hút bơm tiêm cho đến khi hết bọt khí.
      • Gắn đầu bơm trở lại hệ thống điều khiển ngoài.
      • Thiết lập lại hệ thống ECMO. Mở cặp cannula tĩnh mạch, tăng vận tốc bơm lên đến 700 vòng/phút, rồi mới mở cặp cannula động mạch và tăng tốc độ bơm lên đến lưu lượng mong muốn.
      • Tái thiết lập lưu lượng thích hợp với người bệnh.
  • Xuất hiện bọt khí trong oxygenator:
    • Quy trình priming không hợp lý, vỡ màng oxygenator.
    • Lưu lượng khí vào oxygenator cao mà lưu lượng máu thấp.
    • PaO2 trong máu quá cao so với áp lực của khí quyển.
    • Khí từ trong đầu bơm hoặc đường tĩnh mạch vào oxygenator.
    • Khí vào từ các connector trên oxygenator.
    • Khí vào từ các vị trí của các cổng lấy máu xét nghiệm, đường truyền thuốc, đường lọc máu.
    • Xử lý: Các bọt khí nhỏ vào trong đường tĩnh mạch và oxygenator sẽ bị lọc bỏ khi máu đi qua bầu lọc tĩnh mạch tại oxygenator.
    • Đối với các bọt khí lớn:
      • Cặp các line ECMO giữa đầu bơm và oxygenator và luồng thông nối tắt nếu có.
      • Tắt bơm, thông khí trở lại cho người bệnh và duy trì lưu lượng tim. Tìm và phát hiện để khóa kín các chỗ rò.
      • Gắn bơm tiêm 50 ml vào đường động mạch của oxygenator và nghiêng oxygenator sao cho vị trí của bơm tiêm cao hơn bọt khí.
      • Gõ và rung lắc oxygenator để đuổi bọt khí về phía trên đồng thời hút bọt khí về phía bơm tiêm cho đến khi sạch bọt khí.
      • Tái thiết lập hệ thống ECMO.
      • Nếu nghi ngờ màng oxygenator bị vỡ, người bệnh được điều trị hỗ trợ thường qui trở lại cho đến khi thay xong oxygenator mới.
  • Xuất hiện bọt khí trong đường động mạch và trong người bệnh:

    • Màng oxygenator bị vỡ.
    • Mất qua chỗ nối với cannula động mạch.
    • Bị rò tại chỗ trao đổi nhiệt.
    • Khí vào từ đường tĩnh mạch làm trống hệ thống ECMO về phía shunt khi đang chạy ECMO với lưu lượng thấp.
    • Xử lý: Cặp đường động mạch, tĩnh mạch và luồng thông nối tắt.
    • Tắt bơm
      • Đặt tư thế đầu thấp bọt khí di chuyển về phía dưới của cơ thể.
      • Thông khí trở lại cho người bệnh và duy trì lưu lượng tim.
      • Cho dịch vào để làm đầy hệ thống.
      • Gắn bơm tiêm 50 ml vào khóa 3 nhánh ở connector của cannula động mạch và mở khóa về phía bơm tiêm.
      • Hút bọt khí trong cannula động mạch, cặp lại cannula.
      • Mở cặp đường line động mạch rồi quay shunt trở lại để đuổi sạch bọt khí về phía bơm tiêm và hút bọt khí.
      • Kiểm tra sạch bọt khí trong hệ thống, trong oxygenator, nếu vẫn còn bọt khí thì vẫn chưa tái thiết lập ECMO.
      • Tái thiết lập ECMO khi không còn thấy bọt khí ở phần đỉnh.

2. Oxygenator không hoạt động

  • Bọt khí ở phần đỉnh của màng oxygenator:
    • Nguyên nhân: vỡ màng oxygenator
    • Xử lý: thay oxygenator
  • Huyết khối trong oxygenator:
    • Nguyên nhân: kháng đông không đủ, giảm lưu lượng ECMO.
    • Xử lý: ↑ ACT, tăng lưu lượng đến người bệnh hay qua shunt.
  • Giảm độ bão hòa oxy ở người bệnh.
  • Giảm PO2 của máu sau khi qua oxygenator:
    • Kiểm tra khí máu trước và sau oxygenator, tăng FiO2.
  • Tăng PCO2
    • Tăng thông khí qua ECMO
  • Rò máu ở đường thoát khí.
  • Màng oxygenator bị vỡ cần phải thay oxygenator.

3. Đầu bơm không hoạt động

  • Nếu đầu bơm bị rò mà thể tích bị mất do bị rò là rất nhỏ thì cần thay thế đầu bơm khác sớm nhất ngay sau khi dã bù lại thể tích. Nếu mất thể tích do rò rỉ qua nhiều, cần thay đầu bơm ngay. Khi đó dừng ECMO và tiến trình thay ECMO như mô tả trên.

4. Áp lực âm đường tĩnh mạch tăng và lưu lượng bơm bị giảm

Hệ thống sẽ báo động lưu lượng thấp, áp lực đường tĩnh mạch âm và sẽ làm giảm độ bão hòa oxy. Nguyên nhân có thể do:

  • Thay đổi tư thế đầu người bệnh.
  • Thay đổi tư thế cannula tĩnh mạch.
  • Giảm thể tích tuần hoàn do tiểu nhiều hoặc chảy máu.
  • Huyết khối ở trong đường vào bơm.

5. Lưu lượng bơm bị giảm (không tăng áp lực âm đường tĩnh mạch)

Hệ thống sẽ báo động lưu lượng thấp và áp lực ở đường động mạch sẽ tăng, nhưng áp lực đường tĩnh mạch vẫn bình thường hoặc trở nên dương hơn. Độ bão hòa oxy có thể bị giảm thấp do lưu lượng giảm. Tăng trở kháng với dòng chảy có thể do:

6. Áp lực O2 riêng phần ở người bệnh biến đổi:

  • Tăng PaO2:
    • Tốt: do cải thiện chức năng phổi hoặc tăng lưu lượng ECMO.
    • Không tốt: Tràn khí màng phổi chèn ép, tràn máu màng phổi, tràn khí màng tim, hoại tử mô (toan) hoặc tưới máu kém.
  • Giảm PaO2
    • Người bệnh tím, toan chuyển hóa:
      • Tràn khí màng phổi, xép phổi.
      • Chức năng thông khí kém.
      • Tăng tiết đàm nhớt.
      • Nước trong dây thở.
      • Lưu lượng ECMO đến người bệnh quá thấp.
    • Giảm lưu lượng máu qua phổi
      • Người bệnh còn ống động mạch.
      • Tăng áp phổi.
    • Nguyên nhân cơ học:
      • Rò đường dẫn khí hoặc không được kết nối.
      • Oxygenator bị hỏng.
      • FiO2 ở lưu lượng khí qua ECMO quá thấp.
    • Do tổn thương thần kinh trung ương:
      • Ngập máu não làm tổn hại thông khí phổi.
      • Xuất huyết nội sọ khối lượng lớn.
    • Người bệnh cải thiệt tốt:
      • Cải thiện tưới máu phổi.
      • Cải thiện sự phân tách oxy.

7. Áp lực CO2 riêng phần ở người bệnh bị biến đổi:

  • Tăng PaCO2:
    • Người bệnh thở nông, toan hô hấp:
      • Lưu lượng khí vào ECMO quá thấp: thông khí hỗ trợ hơn.
      • Tràn khí màng phổi.
      • Quá tải citrate hoặc bicarbonate do truyền máu.
    • Nguyên nhân cơ học:

      • Hỏng oxygenator.
      • Vấn đề ống nội khí quản.
  • Giảm PaCO2
    • Người bệnh ngừng thở, kiềm hô hấp:
      • Lưu lượng khí cào ECMO quá cao.
      • Tăng thông khí.
      • Cải thiện độ đàn hồi của phổi.
    • Người bệnh thở nhanh, kiềm hô hấp:
      • Tăng thải CO2 ở đường thải khí sau oxygenator.
      • Rối loạn chức năng não bộ.
    • Người bệnh thở nhanh, toan chuyển hóa
      • Tăng thải các acid khác trong máu.

8. Lưu lượng nước tiểu biến đổi:

  • Giảm lưu lượng nước tiểu.
    • Giảm thể tích tuần hoàn:
      • Người bệnh huyết áp thấp và nổi vân tím.
      • Bù dịch.
    • Thiếu oxy tổ chức trước ECMO:
      • Tổn thương thận thiếu máu.
      • Tăng lưu lượng bơm, tăng lợi tiểu, lọc máu.
    • Hội chứng rò mao mạch:
      • Phù, tưới máu kém.
      • Tăng lưu lượng bơm, lợi tiểu.
      • Inotrop.
    • Lưu lượng bơm thấp:
      • Tăng lưu lượng bơm
    • Còn ống động mạch: phát hiện bằng siêu âm tim
    • Đái hemoglobin
      • Nước tiểu có màu đỏ.
      • Xét nghiệm định lượng Hb.
      • Hỏng bơm, huyết khối trong hệ thống hoặc trong đầu bơm.
      • Thay đầu bơm và hệ thống.
      • Rối loạn chức năng thận: siêu âm thận.
      • Tốc độ bơm quá lớn: giảm lưu lượng bơm.
      • Áp lực đường vào bơm < – 60 mmHg: kiểm tra vị trí của cannula và của người bệnh, bù thể tích tuần hoàn.
      • Người bệnh nhiễm khuẩn huyết, đông máu rải rác trong long mạch, giảm số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài, APTT tăng và tăng nồng độ của các sản phẩm giáng hóa của fibrin: Cấy máu, định lượng tỷ prothrombin, APTT và FDPs.
  • Tăng lưu lượng nước tiểu:
    • Đáp ứng điều trị, cải thiện lưu lượng tim.
    • Lợi niệu sau tổn thương suy thận.
    • Cải thiện chức năng phổi.
    • Phục hồi lợi niệu sau hội chứng rò mao mạch.

9. Biến chứng chảy máu

  • Huyết áp tụt, mạch nhanh:
    • ACT quá cao? Giảm tốc độ truyền heparin
  • Giảm nồng độ Hb, mất máu:
    • Do tiến trình ECMO.
    • Kiểm tra vị trí vết thương.
    • Liều heparin và ACT quá cao: giảm liều heparin.
  • Xuất huyết nội:
    • Tràn máu màng phổi: x-quang, công thức máu, huyết áp.
    • Ngập máu, xuất huyết não.
    • Chấn thương, kiểm tra siêu âm.
  • Giảm số lượng tiểu cầu:
    • Phá hủy tiểu cầu do bề mặt nhân tạo: truyền tiểu cầu.
    • Đông máu rải rác trong lòng mạch: kiểm tra PT, APTT, FDPs…
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết: cấy máu và điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

XIV. Cai và rút ECMO:

  • Khi Tim hoặc các tạng đã hồi phục, đảm bảo chức năng mà không cần hỗ trợ ECMO trong vòng 15-30 phút, có thể có liều vận mạch thất hoặc trung bình, có chỉ định rút ECMO và trung hòa Heparin. Nhân lực và chuẩn bị dụng cụ đảm bảo như khi đặt ECMO và có thể thực hiện tại phòng hồi sức nếu đảm bảo môi trường an toàn.
  • Máy ECMO phải được nối lại tuần hoàn kín ở chế độ chờ với tốc độ vòng quay 1500-2000 vòng phút trong vòng 12 giờ sau rút, Heparin đưa vào đủ ACT 160-200 giây để đảm bảo có thể sẵn sàng khi cần hỗ trợ trở lại.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
16

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia