Những bệnh nhân dừng thuốc và những bệnh nhân tiếp tục uống thuốc hen sinh học có nguy cơ như nhau với cơn hen kịch phát
Thuốc sinh học trong điều trị hen là một hướng đi mới tiên tiến nhất hiện nay đối với các bệnh mạn tính. Các thuốc này là những kháng thể đặc hiệu, còn gọi là kháng thể đơn dòng, sẽ nhắm thẳng và tác động đặc hiệu vào các tế bào bạch cầu ái toan, hoặc các phân tử kháng thể IgE, IL4, IL5. Bài nghiên cứu trích dẫn từ Allergy and Clinical Immunology dưới đây sẽ đánh giá việc sử dụng thuốc sinh học với việc giảm cơn kịch phát của hen.
Tác giả:
Tiến sĩ Molly M. Jeffery1
Thạc sĩ Jonathan W. Inselman2
Bác sĩ Jacob T. Maddux3
Cử nhân Regina W. Lam3
Tiến sĩ Nilay D. Shah1
Bác sĩ Matthew A. Rank2
Nơi công tác:
1Đơn nguyên Nghiên cứu và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Khoa Nghiên cứu khoa học sức khỏe, Mayo Clinic, Rochester, Minn
2Trung tâm Robert D. và Patricia E.Kern tại Trung tâm Cung cấp Khoa học chăm sóc sức khỏe, Mayo Clinic, Rochester, Minn
3Khoa Y, Mayo Clinic, Phoenix, Ariz
Trường Y Alix, Mayo Clinic, Scottsdale, Ariz.
Tổng quan
Hoàn cảnh
Thông tin về kết cục lâm sàng liên quan tới việc dừng thuốc hen dạng sinh học còn hạn chế.

Mục tiêu
Để so sánh kết cục lâm sàng ở bệnh nhân đã dừng với những bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc hen dạng sinh học.
Phương pháp
Chúng tôi xác định một tổ hợp những người mắc hen đã dừng hoặc vẫn tiếp tục dùng thuốc hen dạng sinh học từ Kho cơ sở dữ liệu xét nghiệm Optum, sử dụng một phương pháp so sánh điểm xu hướng cho nhóm bệnh và nhóm chứng dựa trên sự thay đổi của tuổi, giới, chủng tộc, vùng, bảo hiểm, tình trạng ban đầu, đánh giá bởi các chuyên gia, chỉ số bệnh đồng mắc Charlson, các tình trạng y khoa đặc biệt, số cơn kịch phát đếm được trước khi nghiên cứu, hít thuốc dạng khí khẩn cấp trước khi nghiên cứu, Corticosteroid dạng khí dung có hoặc không kèm theo thuốc đồng vận Beta tác dụng kéo dài dạng khí dung. Kết cục lâm sàng ban đầu được sử dụng để đánh giá thất bại của việc dừng thuốc đã cho thấy tần số cơn hen kịch phát đã tăng trên 50% sau khi dừng thuốc hen sinh học so với thời gian 6 tháng trước khi bắt đầu dùng thuốc sinh học.
Kết quả
Trong tổ hợp 4960 người sử dụng thuốc hen sinh học, 1249 người dừng thuốc sau 6 và 12 tháng được theo dõi. Chúng tôi xác định một tổ hợp phù hợp gồm 1247 người dừng và 1247 người tiếp tục dùng thuốc trong ít nhất 18 tháng. Trong 6 tháng đầu sau khi dừng hoặc dừng giả tạo thì 10.2% người dừng thuốc và 9.5% người tiếp tục dùng tăng trên 50% số cơn hen kịch phát. Chúng tôi cũng thấy một tỷ lệ thất bại hiểu chỉnh tương tự ở những người dừng thuốc và tiếp tục dùng thuốc (tỷ số chênh lệch = 1.085; khoảng tin cậy 95% = 0.833-1.413).
Kết luận
Những người dừng thuốc hen sinh học ít khi thấy tăng số cơn hen kịch phát và ở nhóm đối chứng tiếp tục sử dụng thuốc được quan sát cũng cho tỷ lệ cơn hen kịch phát tương tự.
Từ khóa: Hen, sinh học, kháng thể đơn dòng, hạ bậc điều trị.
DOI:
https://doi.org/10.1016/j.jaip.2021.02.031
Tài liệu tham khảo:
1.Moorman J.E. Akinbami L.J. Bailey C.M. Zahran H.S. King M.E. Johnson C.A. et al.
National surveillance of asthma: United States, 2001-2010.
Vital Health Stat 3. 2012; 35: 1-58
2.Kamble S. Bharmal M. Incremental direct expenditure of treating asthma in the United States.
J Asthma. 2009; 46: 73-80
3.Jang J. Gary Chan K.C. Huang H. Sullivan S.D.
Trends in cost and outcomes among adult and pediatric patients with asthma: 2000-2009.
Ann Allergy Asthma Immunol. 2013; 111: 516-522
4.Global Initiative for Asthma Global Strategy for Asthma Management and Prevention, 2019.
(Available from:)
https://ginasthma.org/wp-content/uploads/2019/06/GINA-2019-main-report-June-2019-wms.pdf
Date accessed: June 19, 2020
5.Gionfriddo M.R. Hagan J.B. Rank M.A. Why and how to step down chronic asthma drugs.
BMJ. 2017; 359: j4438
6.Holguin F. Cardet J.C. Chung K.F. Diver S. Ferreira D.S. Fitzpatrick A. et al.
Management of severe asthma: a European Respiratory Society/American Thoracic Society guideline.
Eur Respir J. 2020; 55: 1900588
7.Ledford D. Busse W. Trzaskoma B. Omachi T.A. Rosén K. Chipps B.E. et al.
A randomized multicenter study evaluating Xolair persistence of response after long-term therapy.
J Allergy Clin Immunol. 2017; 140: 162-169.e2
8.Baena-Cagnani C.E. Teijeiro A. Canonica G.W.
Four-year follow-up in children with moderate/severe uncontrolled asthma after withdrawal of a 1-year omalizumab treatment.
Curr Opin Allergy Clin Immunol. 2015; 15: 267-271
9.Kupryś-Lipińska I. Kuna P.
Loss of asthma control after cessation of omalizumab treatment: real life data.
Postepy Dermatol Alergol. 2014; 31: 1-5
10.Molimard M. Mala L. Bourdeix I. Le Gros V.
Observational study in severe asthmatic patients after discontinuation of omalizumab for good asthma control.
Respir Med. 2014; 108: 571-576.
Đọc chi tiết bài nghiên cứu tại đây
Nguồn tham khảo: https://www.jaci-inpractice.org.