Nhổ răng sữa
Ngày xuất bản: 30/05/2022
Hiện tượng thay răng sữa là những điều hoàn toàn tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ lúc được 5 tuổi. Các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này đôi khi vô cùng đơn giản nhưng có khi lại là nỗi đáng sợ cho không ít trẻ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách ứng phó.
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Ngoại Người phê duyệt: Phó tổng giám đốc chuyên Ngày phát hành: 22/06/2020 Ngày hiệu chỉnh: 17/06/2020
1. Định nghĩa:
Nội dung bài viết
- Nhổ răng sữa là kỹ thuật điều trị nhổ bỏ răng sữa, tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng thời kỳ sinh lý và vị trí trên cung hàm.
2. Chỉ định/Chống chỉ định nhổ răng sữa
Chỉ định
Răng sữa đến tuổi thay.
Răng sữa gây cản trở sự mọc răng vĩnh viễn.
Chống chỉ định
Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.
Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
3. Dụng cụ/thiết bị/vật tư/thuốc
Dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa.
- Bộ khay khám thông thường.
- Bộ dụng cụ nhổ răng sữa.
Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Dung dịch sát khuẩn (betadine..)
- Bông, gạc vô khuẩn.
Quy trình nhổ răng sữa
4. Địa điểm thực hiện :
- Các phòng khám Răng Hàm Mặt
- Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt
- Trợ thủ nha
5. Quy trình kỹ thuật thực hiện nhổ răng sữa
Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Định danh người bệnh
Phim X-quang xác định tình trạng răng sữa và mầm răng vĩnh viễn.
Ký cam kết phẫu thuật
Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ
Xác định răng cần nhổ.
Các bước thực hiện
Sát khuẩn
Vô cảm: tê thấm tại chỗ và/hoặc gây tê tại chỗ.
Nhổ răng:
⮚ Tách lợi ( nếu cần)
⮚ Dùng kìm nhổ răng thích hợp để nhổ răng ra khỏi ổ răng.
⮚ Kiểm soát huyệt ổ răng.
Cắn gạc cầm máu
6. Tai biến/biến chứng (theo dõi và xử trí)
Trong khi phẫu thuật
Sốc phản vệ : Điều trị chống sốc
Chảy máu : Cầm máu
Sau khi phẫu thuật
Chảy máu: cầm máu
Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
7. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật:
- Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và theo dõi sau khi nhổ răng.
- Tái khám định kỳ 6 tháng/lần
TÀI LIỆU THAM KHẢO/TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện – Chuyên ngành Răng Hàm Mặt – Bộ Y Tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội – năm 2015.
1
Bài viết liên quan
Bình luận0
Đăng ký
0 Comments