Nhổ răng ngầm
Mô tả: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phẫu thuật nhổ răng ngầm áp dụng cho Khoa/ Đơn vị Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện/phòng khám.
Người thẩm định: Phạm Đức Huấn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 27/04/2017 Ngày hiệu chỉnh: 17/06/2020
1. Định nghĩa/ đại cương:
Nội dung bài viết
- Răng ngầm là răng không mọc ra được hoặc là một răng thừa.
- Các răng ngầm có thể là nguyên nhân của nang thân răng hoặc các biến chứng khác.
2. Chỉ định/Chống chỉ định
2.1 Chỉ định nhổ răng ngầm
- Răng ngầm gây cản trở các răng khác mọc.
- Răng ngầm gây lệch lạc răng phải nhổ để nắn chỉnh.
- Răng ngầm có nang thân răng.
- Răng ngầm chèn ép thần kinh gây đau.
- Răng ngầm gây tổn thương răng kế cận.
- Răng ngầm lạc chỗ gây rối loạn chức năng
2.2 Chống chỉ định nhổ răng ngầm
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
Bệnh nhân được thăm khám trước khi nhổ răng ngầm
3. Dụng cụ/thiết bị/vật tư/thuốc
3.1 Dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu trong miệng
3.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Dung dịch sát khuẩn (betadine…)
- Nước muối sinh lý.
- Vật liệu cầm máu
- Vật liệu ghép xương
- Bông, gạc vô khuẩn.
4. Địa điểm thực hiện nhổ răng ngầm:
- Các phòng khám Răng Hàm Mặt
- Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt
- Trợ thủ nha
5. Quy trình kỹ thuật thực hiện nhổ răng ngầm
5.1 Kiểm tra hồ sơ bệnh án
- Định danh người bệnh
- Ký cam kết phẫu thuật
5.2 Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ
- Phim X quang thường hoặc phim CT kiểm tra vị trí, hình thể và tương quan của răng ngầm và các tổ chức lân cận.
5.3 Các bước thực hiện nhổ răng ngầm
- Sát khuẩn
- Vô cảm: gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng / hoặc gây mê
- Phẫu thuật lấy răng ngầm:
- Tạo vạt niêm mạc màng xương thích hợp để mở xương và lấy răng.
- Mở xương: dùng dụng cụ thích hợp mở xương bộc lộ răng ngầm.
- Chia cắt răng ngầm: dùng mũi khoan cắt răng và chia tách chân răng để dễ đưa răng ra khỏi xương hàm nếu cần.
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng và các chân răng đã chia tách ra khỏi xương.
- Kiểm soát vùng phẫu thuật.
- Ghép xương nếu cần (xem Quy trình ghép xương)
- Khâu đóng vạt.
6. Tai biến/biến chứng (theo dõi và xử trí)
- Trong khi phẫu thuật
- Sốc phản vệ: Điều trị chống sốc
- Chảy máu: Cầm máu
- Sau khi phẫu thuật
- Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ
- Chảy máu: cầm máu
7. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật:
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị
- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và theo dõi sau khi phẫu thuật
- Tái khám định kỳ 6 tháng/lần.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt- Bộ Y Tế ; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội 2015.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.