Nghiên cứu thử nghiệm đánh giá điều trị ngoại trú tiêu chảy du lịch (TrEAT TD): Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên so sánh giữa 3 phác đồ kháng sinh liều duy nhất kết hợp với Loperamide
Điều trị tiêu chảy du lịch được khuyến cáo bao gồm sự kết hợp giữa một loại kháng sinh, thường là fluoroquinolone hoặc azithromycin, và loperamide để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng.
Đã được đăng tải trên tạp chí: Clinical Infectious Diseases, Tập 65, Số 12, 15 tháng 12 năm 2017, Pages 2008–2017
Ngày đăng tải: 23/9/2017
Nhóm tác giả: Mark S Riddle, Patrick Connor, Jamie Fraser, Chad K Porter, Brett Swierczewski, Emma J Hutley, Brook Danboise, Mark P Simons, Christine Hulseberg, Tahaniyat Lalani, Ramiro L Gutierrez, David R Tribble, and TrEAT TD Study Team.
Đơn vị công tác
- Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Hải Quân, Silver Spring, Maryland
- Khoa Quân y, Trung tâm Y học Quốc phòng Hoàng gia, Birmingham, Vương quốc Anh
Tóm tắt
1. Hoàn cảnh
Nội dung bài viết
Điều trị tiêu chảy du lịch được khuyến cáo bao gồm sự kết hợp giữa một loại kháng sinh, thường là fluoroquinolone hoặc azithromycin, và loperamide để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ, sự buồn nôn sau khi uống azithromycin liều cao, hiệu quả của rifaximin liều duy nhất và sức đề kháng mới nổi đối với các kháng sinh đầu tay là bằng chứng cho những lỗ hổng tồn đọng trong các khuyến nghị hiện tại.
2. Phương pháp nghiên cứu
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi đã được tiến hành ở 4 quốc gia (Afghanistan, Djibouti, Kenya và Honduras) từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 7 năm 2015. Các quân nhân Hoa Kỳ và Vương quốc Anh bị tiêu chảy cấp tính đã được chọn ngẫu nhiên và được uống liều duy nhất các thuốc azithromycin (500 mg; 106 người), levofloxacin (500 mg; 111 người), hoặc rifaximin (1650 mg; 107 người), tất cả kết hợp với loperamide (liều theo nhãn thuốc). Kết cục hiệu quả bao gồm hồi phục lâm sàng trong 24 giờ và thời gian để đi phân tiêu chảy lần cuối
3. Kết quả
Hồi phục lâm sàng sau 24 giờ xảy ra lần lượt ở 81,4%, 78,3% và 74,8% ở các nhóm sử dụng levofloxacin, azithromycin và rifaximin. So với levofloxacin, azithromycin không thua kém (P = 0,01). Sự thua kém không được biểu hiện đối với rifaximin (P = .07). Ở mốc 48 và 72 giờ, hiệu quả giữa các phác đồ là tương đương (khoảng 91% ở 48 và 96% ở 72 giờ). Thời gian trung bình để đi phân tiêu chảy lần cuối không khác nhau giữa các nhóm điều trị (azithromycin, 3,8 giờ; levofloxacin, 6,4 giờ; rifaximin, 5,6 giờ). Điều trị thất bại không phổ biến (lần lượt là 3,8%, 4,4% và 1,9% ở các nhóm sử dụng azithromycin, levofloxacin và rifaximin) (P = 0,55). Không có sự khác biệt giữa các nhóm điều trị ở các triệu chứng buồn nôn sau uống thuốc, nôn mửa hoặc các tác dụng phụ khác.
4. Kết luận
Liều duy nhất các thuốc Azithromycin, levofloxacin, và rifaximin cùng kết hợp với loperamide tác dụng tương đương trong điều trị tiêu chảy cấp tính.
- PMID: 29029033
- PMCID: PMC5848251
- DOI: 10.1093/cid/cix693
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.
Được trích dẫn bởi: 19 bài báo
References:
- Steffen R, Hill DR, DuPont HL. Traveler’s diarrhea: a clinical review. JAMA 2015; 313:71–80. [PubMed] [Google Scholar]
- Adachi JA, Ostrosky-Zeichner L, DuPont HL, Ericsson CD. Empirical antimicrobial therapy for traveler’s diarrhea. Clin Infect Dis 2000; 31:1079–83. [PubMed] [Google Scholar]
- Shlim DR. Update in traveler’s diarrhea. Infect Dis Clin North Am 2005; 19:137–49. [PubMed] [Google Scholar]
- Yates J. Traveler’s diarrhea. Am Fam Physician 2005; 71:2095–100. [PubMed] [Google Scholar]
- Richard P, Delangle MH, Raffi F, Espaze E, Richet H. Impact of fluoroquinolone administration on the emergence of fluoroquinolone-resistant gram-negative bacilli from gastrointestinal flora. Clin Infect Dis 2001; 32:162–6. [PubMed] [Google Scholar]
- US Food and Drug Administration. FDA drug safety communication: FDA updates warnings for oral and injectable fluoroquinolone antibiotics due to disabling side effects. Safety announcement 2016. Available at: http://www.fda.gov/downloads/Drugs/DrugSafety/UCM513019.pdf. Accessed 22 March 2017.
- Diemert DJ. Prevention and self-treatment of traveler’s diarrhea. Clin Microbiol Rev 2006; 19:583–94. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- DuPont HL. Travellers’ diarrhoea: contemporary approaches to therapy and prevention. Drugs 2006; 66:303–14. [PubMed] [Google Scholar]
- Adachi JA, DuPont HL. Rifaximin: a novel nonabsorbed rifamycin for gastrointestinal disorders. Clin Infect Dis 2006; 42:541–7. [PubMed] [Google Scholar]
- Taylor DN, Bourgeois AL, Ericsson CD et al.. A randomized, double-blind, multicenter study of rifaximin compared with placebo and with ciprofloxacin in the treatment of travelers’ diarrhea. Am J Trop Med Hyg 2006; 74:1060–6. [PubMed] [Google Scholar]