MỚI

Nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của nội soi ruột non bằng viên nang sớm với tiêu chuẩn chăm sóc trong tiếp cận bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không có nôn ra máu (kèm băng ghi hình)

Ngày xuất bản: 05/08/2022

Đã được đăng tải trên tạp chí Gastrointestinal Endoscopy, số 89

Ngày đăng tải: ngày 20 tháng 6 năm 2018

Nhóm tác giả: Neil B. Marya 1, Salmaan Jawaid 2, Arne Foley 2, Samuel Han 3, Krunal Patel 2, Louise Maranda 4, Daniel Kaufman 2,  Kanishka Bhattacharya 2, Christopher Marshall 2, Joseph Tennyson 5 and David R. Cave 2.

Đơn vị công tác

  1. Phòng nghiên cứu của quỹ tài trợ Vatche và Tamar Manoukian về các bệnh tiêu hóa, Đại học California Los Angeles, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
  2. Khoa Y, Đại học Massachusetts, Worcester, Massachusetts, Hoa Kỳ.
  3. Đại học Colorado, Aurora, Colorado, Hoa Kỳ.
  4. Khoa Khoa học định lượng Y tế, Đại học Massachusetts, Worcester, Massachusetts, Hoa Kỳ.
  5. Khoa Y học cấp cứu, Đại học Massachusetts, Worcester, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Tóm tắt

Hoàn cảnh và mục tiêu:

Những bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa không kèm nôn (Non-hematemesis GI bleeding – NHGIB) là một thách thức trong chẩn đoán đối với các bác sĩ. Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên để đánh giá lợi ích của việc triển khai nội soi ruột non bằng viên nang sớm ngay lúc nhập viện đối với bệnh nhân có triệu chứng đi tiêu phân đen, phân có máu đỏ tươi, hoặc thiếu máu nặng với tiêu chuẩn quản lý chăm sóc.

Phương pháp:

Các bệnh nhân nhập viện với tình trạng NHGIB được lựa chọn ngẫu nhiên và phân chia vào 2 nhóm nghiên cứu. Ở nhóm thực nghiệm, bệnh nhân đã được uống một viên nang nội soi ngay khi nhập viện. Những bệnh nhân này đã được làm thêm nội soi dựa trên những phát hiện từ viên nang. Ở nhóm đối chứng, bệnh nhân được đánh giá bằng xét nghiệm nội soi (tức là, nội soi phần trên, nội soi bằng viên nang, và/hoặc nội soi đại tràng) để xác định vị trí xuất huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa dựa vào triệu chứng lâm sàng của họ. Tiêu chí chính cho nghiên cứu này là tỷ lệ vị trí xuất huyết khi nhập viện.

Kết quả:

Trong 87 bệnh nhân của nghiên cứu này: 45 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm tiếp cận chăm sóc theo tiêu chuẩn và 42 bệnh nhân vào nhóm tiếp cận theo hướng nội soi ruột non bằng viên nang sớm. Kết quả cho thấy vị trí chảy máu được xác định ở 64.3% bệnh nhân trong nhóm nội soi bằng viên nang sớm và 31,1%  bệnh nhân ở nhóm chăm sóc theo tiêu chuẩn. Khả năng xác định đúng vị trí xuất huyết ở bệnh nhân được nội soi bằng viên nang sớm cao hơn so với bệnh nhân được chăm sóc tiêu chuẩn (Tỷ lệ nguy cơ đã điều chỉnh, 2.77; khoảng tin cậy là 95%, 1.36-5.64).

Kết luận:

Đối với các bệnh nhân nhập viện vì NHGIB, nội soi bằng viên nang sớm là một giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả để phát hiện vị trí xuất huyết.

PMID: 29935143

PMCID: PMC6501558

DOI: 10.1016/j.gie.2018.06.016

Được trích dẫn: 14 bài báo.

  1. Capsule endoscopy with retention of 4 years:  A case report 
  2. Small-Bowel Capsule Endoscopy—Optimizing Capsule Endoscopy in Clinical Practice – PMC 
  3. Risk stratification with video capsule endoscopy leads to fewer hospital admissions in emergency department patients with low‐risk to moderate‐risk upper gastrointestinal bleed: A multicenter clinical trial – PMC
  4. The Application of Magnetic-Controlled Capsule Gastroscopy in Patients Refusing C-EGD: A Single-Center 5-Year Observational Study – PMC
  5. Video Capsule Endoscopy and Device-Assisted Enteroscopy – PMC
  6. Assessment of Video Capsule Endoscopy in the Management of Acute Gastrointestinal Bleeding During the COVID-19 Pandemic – PMC
  7. New Trends and Advances in Non-Variceal Gastrointestinal Bleeding—Series II – PMC
  8. Does endoscopic intervention prevent subsequent gastrointestinal bleeding in patients with left ventricular assist devices? A retrospective study – PMC
  9. Capsule endoscopy practice during the COVID-19 pandemic: Recommendations from the Capsule Endoscopy Group of the Chinese Society of Digestive Endoscopy – PMC
  10. Quality performance measures for small capsule endoscopy: Are the ESGE quality standards met? – PMC
  11. Quality performance measures for small capsule endoscopy: Are the ESGE quality standards met? – PMC 
  12. Indications and diagnostic yield of small-bowel capsule endoscopy in a real-world setting – PMC
  13. Controversies in … capsule endoscopy – PMC
  14. Review: Optimising the use of small bowel endoscopy: a practical guide – PMC           

Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.

facebook
6

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia