MỚI

Nghiên cứu bệnh chứng trước và sau, so sánh nhóm bệnh nhân về mối liên quan giữa gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới hướng dẫn của siêu âm trong quá trình chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật với sự giảm sử dụng Opioid và cải thiện quá trình hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở được đăng tải trên tạp chí Journal of cardiothoracic and vascular anesthesia Chương 33 mục 06 trang 1659-1667

Ngày xuất bản: 08/05/2022

Nhóm tác giả: Philippe Macaire 1, Nga Ho 2, Tan Nguyen 1, Binh Nguyen 3, Viet Vu 2, Chinh Quach 2, Vicente Roques 4, Xavier Capdevila 5

Ngày xuất bản: Tháng 06/2019

Đơn vị công tác:

  1. Khoa Gây mê và chăm sóc tích cực, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
  2. Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  3. Khoa Gây mê và chăm sóc tích cực, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  4. Khoa Gây mê và chăm sóc tích cực, Bệnh Viện Virgen de la Arrixaca, Murcia, Tây Ban Nha.
  5. Khoa Gây mê và chăm sóc tích cực, Đại học Y Lapeyronie, Cedex, Pháp; Viện khoa học thần kinh Motpellier, Đại học Montpellier, Pháp

Tổng quan

Nội dung: Phẫu thuật tim mở có thể gây ra cơn đau dữ dội sau mổ. Các tác giả đặt giả thuyết rằng những bệnh nhân được một quá trình chăm sóc bằng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESPB) có thể giúp giảm sử dụng Opioid sau mổ và cải thiện các thông số kết quả sớm hơn so với điều trị hậu phẫu thông thường.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu kéo dài, bệnh chứng trước và sau, so sánh nhóm bệnh nhân.

Cơ sở diễn ra: Hai bệnh viện giảng dạy của các trường Đại học.

Người tham gia: Nghiên cứu bao gồm 67 bệnh nhân liên tiếp trải qua phẫu thuật tim mạch theo chương trình có cầu nối tim phổi

Can thiệp: Trong thử nghiệm bệnh chứng trước và sau, nghiên cứu này so sánh một nhóm 20 bệnh nhân cũ phẫu thuật tim mở với một nhóm 47 bệnh nhân mới được làm ESPB hai bên liên tục (0.25 mL Ropivacaine 0.5%/kg/ mỗi bên) sau khi đã được gây mê toàn thân. Cả hai nhóm đều dùng Paracetamol để giảm đau sau mổ. Nhóm chứng được dùng Morphine đường tĩnh mạch 0.5mg/ giờ và nefopam đường tĩnh mạch. Với nhóm ESPB, 8 giờ sau khi dùng liều nạp, catheter được kết nối với bơm tiêm truyền dịch tự động không liên tục với liều Ropivacaine 0.2% mỗi 6 giờ. Nếu cần thiết, cả hai nhóm có thể dùng giảm đau khẩn cấp bằng Ketorolac 30mg đường tĩnh mạch và Morphine 30 µg/kg đường tĩnh mạch.

Phép đo và những kết quả chính: Sự tiêu thụ morphine trong 48h giảm đáng kể trong nhóm ESPB (40 [25-45] trong nhóm chứng so với 0 [0-0] ở nhóm sử dụng ESPB [p<0.0001]) và Sufentanil trong mổ cũng giảm tương ứng (0.8 [0.6-0.9] µg/kg/h và 0.2 [0.16-0.3] µg/kg/h, với p<0.001). Thời gian rút ống ngực, thời gian vận động trở lại, mức độ đau (theo bảng điểm đánh giá trực quan) sau 2 giờ rút ống ngực, mức độ đau khi nghỉ ngơi sau 1 tháng phẫu thuật và các biến chứng xấu sau mổ đã giảm đáng kể ở nhóm bệnh nhân ESPB. Không có sự khác biệt về thời gian rút ống nội khí quản và mức độ đau khi vận động trở lại.

Bàn luận: Các tác giả lần đầu tiên báo cáo về việc sử dụng gói chăm sóc bằng ESPB liên tục hai bên liên quan tới sự giảm đáng kể lượng Opioid sử dụng trong và sau mổ, sự vận động trở lại nhanh chóng và thời gian rút ống ngực sau phẫu thuật tim mở.

Từ khóa: Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống, Sự sử dụng morphine, phẫu thuật tim mở, phục hồi sau phẫu thuật.

Được trích dẫn: Gây mê vùng trong phẫu thuật tim: Tổng quan về lí thuyết.

Jiang T, et al. Cureus. 2021. PMID: 34804666

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây

facebook
10

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia