Mối liên quan giữa thuốc Statin với Hen/cơn hen kịch phát từ nghiên cứu đoàn hệ tầm soát sức khỏe toàn quốc
Trong vài năm gần đây, người ta đã tìm ra hiệu quả điều trị của statin ở bệnh nhân hen mà không chỉ dừng lại trong điều trị mỡ máu như trước. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ tìm hiểu mối liên quan cụ thể giữa statin với chẩn đoán hen và cơn hen kịch phát dựa trên một nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện tại Hàn Quốc.
Tác giả:
Tiến sĩ, Bác sĩ Joo-Hee Kim
Tiến sĩ, Bác sĩ Jee-Hye Wee
Tiến sĩ, Bác sĩ Hyo Geun Choi
Tiến sĩ, Bác sĩ Yong Il Hwang
Tiến sĩ, Bác sĩ Seung Hun Jang
Tiến sĩ, Bác sĩ Ki-Suck Jung.
Nơi công tác:
Đơn nguyên Hô hấp, Dị ứng và Chăm sóc tích cực, Khoa Y, Bệnh viện Đại học Sacred Heart, Đại học Y Hallym, Anyang, Hàn Quốc.
Khoa phẫu thuật Tai Mũi Họng và Đầu Cổ, Bệnh viện Đại học Sacred Heart, Đại học Y Hallym, Anyang, Hàn Quốc
Tổng quan:
Hoàn cảnh
Các thuốc statin là một týp của ức chế 3-hydroxy-3-methylglutaryl-CoA, thuốc có nhiều hiệu quả điều trị bao gồm chống viêm và đặc tính điều hòa miễn dịch. Dù những dữ liệu tiền lâm sàng ủng hộ việc sử dụng statin ở bệnh nhân hen thế nhưng những thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu dịch tễ lại mang lại những kết quả trái ngược.

Mục tiêu
Để đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng statin và chẩn đoán hen ở tất cả những người tham gia cũng như tác động của statin lên kết cục lâm sàng liên quan tới hen ở những bệnh nhân mắc hen thông qua nghiên cứu đoàn hệ tầm soát sức khỏe toàn quốc.
Phương pháp
Những bệnh nhân mắc hen và nhóm chứng ghép cặp dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng ban đầu và khu vực cư trú được lựa chọn từ dữ liệu đoàn hệ tầm soát sức khỏe của hệ thống bảo hiểm sức khỏe Hàn Quốc. Nhóm bệnh và nhóm chứng của nghiên cứu này đều có 88,780 người. Cơn kịch phát của hen (AE) được tính khi có một lần tới khoa cấp cứu, tiền sử nhập viện do hen hoặc sử dụng các steroid đường toàn thân trong 2 tuần. Các phân tích hồi quy logistic có điều kiện và không có điều kiện được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc dùng statin trước đó lên chẩn đoán hen cũng như cơn hen kịch phát sau khi thay đổi các biến số.
Kết quả
Không thấy mối liên quan đáng kể nào giữa việc kê statin với chẩn đoán hen ở nghiên cứu đoàn hệ này (tỷ số chênh lệch hiệu chỉnh = 1.01; 95% CI = 0.98-1.03; P = .633 trong 1 năm kê statin). Ở những bệnh nhân mắc hen, 16.54% (n = 14,687) được xếp vào nhóm AE và những người khác (n = 74,093) được xếp vào nhóm không AE. Kê Statin có liên quan tới số cơn hen kịch phát ít hơn ở những bệnh nhân mắc hen (tỷ số chênh lệch hiệu chỉnh = 0.89; 95% CI = 0.84-0.93; P < .001 trong 1 năm kê statin).
Kết luận
Sử dụng statin có liên quan tới giảm nguy cơ nhập khoa cấp cứu, nhập viện và sử dụng steroid đường toàn thân liên quan tới hen ở những bệnh nhân mắc hen trong nghiên cứu đoàn hệ này.
Từ khóa: Người trưởng thành, Hen, Nghiên cứu đoàn hệ, Statin.
DOI:
https://doi.org/10.1016/j.jaip.2021.04.014
Tài liệu tham khảo
1. Global Initiative for Asthma Global Strategy for Asthma Management and Prevention.
2020 (Available from:)
http://www.ginasthma.org
Date accessed: October 5, 2020
2.Reddel H.K. FitzGerald J.M. Bateman E.D. Bacharier L.B. Becker A. Brusselle G. et al.
GINA 2019: a fundamental change in asthma management: treatment of asthma with short-acting bronchodilators alone is no longer recommended for adults and adolescents.
Eur Respir J. 2019; 53: 1901046
3.FitzGerald J.M. Barnes P.J. Chipps B.E. Jenkins C.R. O’Byrne P.M. Pavord I.D. et al.
The burden of exacerbations in mild asthma: a systematic review.
ERJ Open Res. 2020; 6: 00359-2019
4.Holguin F. Cardet J.C. Chung K.F. Diver S. Ferreira D.S. Fitzpatrick A. et al.
Management of severe asthma: a European Respiratory Society/American Thoracic Society guideline.
Eur Respir J. 2020; 55: 1900588
5.Siddiqui S. Denlinger L.C. Fowler S.J.
Akuthota P. Shaw D.E. Heaney L.G. et al.
Unmet needs in severe asthma subtyping and precision medicine trials. Bridging clinical and patient perspectives.
Am J Respir Crit Care Med. 2019; 199: 823-829
6.Naing C. Ni H.
Statins for asthma.
Cochrane Database Syst Rev. 2020; 7: CD013268
7.Zeki A.A. Franzi L. Last J. Kenyon N.J.
Simvastatin inhibits airway hyperreactivity: implications for the mevalonate pathway and beyond.
Am J Respir Crit Care Med. 2009; 180: 731-740
8.Schaafsma D. Dueck G. Ghavami S. Kroeker A. Mutawe M.M. Hauff K. et al.
The mevalonate cascade as a target to suppress extracellular matrix synthesis by human airway smooth muscle.
Am J Respir Cell Mol Biol. 2011; 44: 394-403
9.Schaafsma D. McNeill K.D. Mutawe M.M. Ghavami S. Unruh H. Jacques E. et al.
Simvastatin inhibits TGFbeta1-induced fibronectin in human airway fibroblasts.
Respir Res. 2011; 12: 113
10.Ahmad T. Mabalirajan U. Sharma A.
Aich J. Makhija L. Ghosh B. et al.
Simvastatin improves epithelial dysfunction and airway hyperresponsiveness: from asymmetric dimethyl-arginine to asthma.
Am J Respir Cell Mol Biol. 2011; 44: 531-539
Nguồn tham khảo: https://www.jaci-inpractice.org
Đọc chi tiết bài nghiên cứu tại đây.