MỚI

Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

Ngày xuất bản: 03/06/2022

Quy trình kỹ thuật máng điều trị đau khớp thái dương hàm áp dụng cho đơn vị răng hàm mặt tại các bệnh viện và phòng khám

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban ngoại Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 22/06/2020                          Ngày hiệu chỉnh: 17/06/2020

1. Định nghĩa:

  • Là kỹ thuật điều trị rối loạn đau khớp thái dương hàm bằng khí cụ tháo lắp.

2. Chỉ định/Chống chỉ định Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

2.1. Chỉ định Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

  • Đau khớp thái dương hàm
  • Hội chứng SADAM.

2.2. Chống chỉ định Máng điều trị đau khớp thái dương hàm:

  • Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng
  • Dính khớp thái dương hàm.

3. Dụng cụ/thiết bị/vật tư/thuốc

3.1. Dụng cụ:

  • Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm
  • Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu
  • Bộ càng nhai, càng cắn…
  • Mũi đánh bóng.

3.2. Thuốc và vật liệu

  • Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu (Alginat, silicone, thạch cao…)
  • Sáp, giấy cắn, giấy ráp đánh bóng, nhựa tự cứng…

4. Địa điểm thực hiện:

  • Các phòng khám Răng Hàm Mặt

điều trị đau khớp thái dương hàm

Điều trị đau khớp thái dương hàm

5. Quy trình kỹ thuật thực hiện Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

  • Hồ sơ bệnh án

  • Hồ sơ bệnh án đúng quy định

  • Phim Panoramic, Cephalometric, CT (Nếu cần) để đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm.

  • Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

  • Các bước thực hiện:

    • Thiết kế khí cụ điều trị

    • Lấy dấu hai hàm

    • Đổ mẫu bằng thạch cao cứng

    • Ghi tương quan tâm bằng sáp hoặc silicon đặc

    • Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt

    • Lên càng nhai theo tương quan trung tâm

    • Thiết kế máng trên mẫu

    • Làm khí cụ điều trị

    • Thực hiện khí cụ tại labo theo thiết kế trên mẫu.

    • Các lần điều trị tiếp theo

    • Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ

    • Đánh giá mức độ giảm đau khớp thái dương hàm

    • Điều chỉnh khí cụ nếu cần thiết

    • Kết thúc điều trị

    • Kết thúc điều trị khi hết triệu chứng đau khớp thái dương hàm

    • Chỉnh sửa máng hạ dần tầm cắn

    • Tháo bỏ khí cụ

8. Tai biến/biến chứng

  • Thường không có tai biến
  • Đau và khó chịu trong thời gian đầu, hẹn người bệnh đến khám lại để điều chỉnh.

7. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật:

  • Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
  • Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi răng sau điều trị.
  • Hướng dẫn tái khám.

Tài liệu tham khảo

  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt- Bộ Y Tế ; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội 2015.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia