MỚI

Liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy đối với những trường hợp thất bại trong điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Ngày xuất bản: 16/08/2022

Liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy đối với những trường hợp thất bại trong điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát hiệu quả của liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy trong điều trị nhiễm H. pylori ở Trung Quốc.

Đã được đăng tải trên tạp chí Ther Adv Gastroenterol, tập 12, trang 1-10

Nhóm tác giả: Lou Yu, Laisheng Luo, Xiaohua Long, Xiao Liang, Yingjie Ji, Qi Chen, Yanyan Song, Xiaobo Li, David Y. Graham and Hong Lu

Đơn vị công tác

  1. Khoa Tiêu hóa và Gan mật, Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Tiêu hóa & Gan mật, Bộ Y tế, Viện bệnh tiêu hóa Thượng Hải, Bệnh viện Renji, Trường Y, Đại học Jiao Tong Thượng Hải, 145 Trung Sơn Đông, Thượng Hải 200001, Trung Quốc
  2. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Trường Y Đại học Jiao Tong Thượng Hải, 555 Zhongshan South tầng 2 Rd, Xuhui Qu, Shanghai Shi, Trung Quốc
  3. Phòng Thống kê sinh học, Viện Khoa học Y tế, Trường Y Đại học Shanghai Jiao Tong, Thượng Hải, Trung Quốc
  4. Khoa Y, Trung tâm Y tế Cựu chiến binh Michael E DeBakey và Đại học Y Baylor, Houston, TX, Hoa Kỳ

Tóm tắt

1. Hoàn cảnh 

Theo kinh nghiệm thực tế, việc điều trị Helicobacter pylori (H. pylori) thường dẫn đến thất bại do tình trạng kháng kháng sinh không được phát hiện. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát hiệu quả của liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy trong điều trị nhiễm H. pylori ở Trung Quốc.

2. Phương pháp

Đây là một nghiên cứu tiền cứu trên 200 bệnh nhân bị nhiễm H. pylori với một hoặc nhiều lần điều trị thất bại. Liệu pháp được lựa chọn dựa trên độ nhạy bằng cách sử dụng trước hết là các phác đồ hiệu quả nhất, phác đồ dung nạp tốt nhất và một phác đồ có hiệu quả đáng tin cậy đã được chứng minh thông qua những trường hợp nhiễm vi khuẩn đa kháng kháng sinh tại địa phương. Tất cả các bệnh nhân được điều trị với phác đồ 3 thuốc trong 14 ngày, tức là sử dụng esomeprazole 20mg và amoxicillin 1g hai lần một ngày cộng với clarithromycin 500mg hai lần, metronidazole 400mg hai lần, hoặc levofloxacin 500mg mỗi ngày, đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn đa kháng kháng sinh, điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có chứa amoxicillin và bismuth với esomeprazole 20mg hai lần, bismuth 220mg, amoxicillin 1g ba lần, và metronidazole 400mg bốn lần mỗi ngày. Tính kháng kháng sinh được xác định bằng phương pháp pha loãng thạch.

3. Kết quả

Nhìn chung, tỷ lệ tiệt trừ của liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy là 94,5% (189/200, khoảng tin cậy 95%: 90,4–97,2%). Khoảng 28% (56/200) bệnh nhân mang các chủng nhạy với một trong các loại kháng sinh đã được thử nghiệm và đã được chỉ định phác đồ ba thuốc. Tổng cộng có 144 bệnh nhân đa kháng kháng sinh được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc chứa bismuth. Tất cả các tỷ lệ tiệt trừ đều lớn hơn 90%, lần lượt là 91,7% (11/12), 92,3% (13/12) và 93,5% (29/31) ở những người dùng phác đồ 3 thuốc có chứa clarithromycin, metronidazole và levofloxacin và 95,1% (137/144) đối với phác đồ 4 thuốc có chứa bismuth. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tiệt trừ giữa các phân nhóm.

4. Kết luận

Liệu pháp điều trị dựa vào độ nhạy cho thấy hiệu quả cao dù tỷ lệ các chủng đa kháng kháng sinh cao, tuy vậy dựa vào kinh nghiệm thì cách tiếp cận tốt nhất cho nhóm đối tượng này là phác đồ 4 thuốc có chứa bismuth.

  • PMID: không
  • PMCID: không
  • DOI: 10.1177/1756284819874922

Tài liệu tham khảo

  1. Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain CA, et al. Management of Helicobacter pylori infection – the Maastricht V/Florence consensus report. Gut 2017; 66: 6–30. 
  2. Liu WZ, Xie Y, Lu H, et al. Fifth Chinese national consensus report on the management of Helicobacter pylori infection. Helicobacter 2018; 23: e12475. 
  3. Puig I, López-Góngora S, Calvet X, et al. Systematic review: third-line susceptibility-guided treatment for Helicobacter pylori infection. Therap Adv Gastroenterol 2016; 9: 437–448.
  4. Shiotani A, Lu H, Dore MP, et al. Treating Helicobacter pylori effectively while minimizing misuse of antibiotics. Cleve Clin J Med 2017; 84: 310–318.
  5. Chen Q, Zhang W, Fu Q, et al. Rescue therapy for Helicobacter pylori eradication: a randomized non-inferiority trial of amoxicillin or tetracycline in bismuth quadruple therapy. Am J Gastroenterol 2016; 111: 1736–1742.
  6. Choe JW, Jung SW, Kim SY, et al. Comparative study of Helicobacter pylori eradication rates of concomitant therapy vs modified quadruple therapy comprising proton-pump inhibitor, bismuth, amoxicillin, and metronidazole in Korea. Helicobacter 2018; 23: e12466. 
  7. The European Committee on Antimicrobial Susceptibility Testing. Breakpoint tables for interpretation of MICs and zone diameters. Version 8.0. 2018, http://www.eucast.org. (2018, accessed 3 January 2018). 
  8. Graham DY, Lu H and Dore MP. Relative potency of proton-pump inhibitors, Helicobacter pylori therapy cure rates, and meaning of double dose PPI. Helicobacter 2019; 24: e12554.
  9. Liou JM, Fang YJ, Chen CC, et al. Concomitant, bismuth quadruple, and 14-day triple therapy in the first-line treatment of Helicobacter pylori: a multicentre, open-label, randomized trial. Lancet 2016; 388: 2355–2365.
  10. Graham DY. Efficient identification and evaluation of effective Helicobacter pylori therapies. Clin Gastroenterol Hepatol 2009; 7: 145–148.

Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.

facebook
9

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia