MỚI

Làm chụp sứ

Ngày xuất bản: 02/06/2022

Quy trình kỹ thuật làm chụp sứ áp dụng cho đơn vị răng hàm mặt tại các bệnh viện và phòng khám

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban ngoại Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 22/06/2020                          Ngày hiệu chỉnh: 17/06/2020

     1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan:

  • Kỹ thuật làm chụp sứ là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng, bảo vệ thân răng bằng chụp sứ toàn phần.

     2. Chỉ định/ Chống chỉ định chụp sứ:

     2.1. Chỉ định chụp sứ:

  • Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương
  • Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác
  • Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.
  • Răng ở vị trí cần thẩm mỹ cao.

    2.2. Chống chỉ định chụp sứ:

  • Răng tuỷ sống có buồng tuỷ rộng
  • Răng có chỉ định nhổ
  • Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

     3. Dụng cụ/ thiết bị/ vật tư/ thuốc:

     3.1. Dụng cụ:

  • Bộ khám.
  • Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.
  • Mũi khoan các loại.
  • Cây đặt chỉ co lợi.
  • Súng nhựa tự cứng.
  • Bảng so màu các loại.

     3.2. Thiết bị/ vật tư:

  • Thiết bị:
    • Ghế răng.
    • Tay khoan nhanh, chậm.
    • Máy mài nhựa.
  • Vật tư:
    • Chỉ co lợi.
    • Vật liệu lấy dấu: Silicon, Alginate.
    • Nhựa tự cứng các loại.
    • Vaseline.
    • Tăm bông.
    • Giấy cắn, giấy ráp.
    • Vật liệu gắn chụp tạm, chụp sứ.
    • Bông chặn nước bọt,…
  • Thuốc:
    • Thuốc tê tại chỗ Lidocain 8%.
    • Thuốc tê tiêm Lidocaine HCl 2%: Epinephrine 1.100.000, Mepivacaine 3% HCl 3%.
    • Thuốc/gel co lợi.
    • Thuốc chống ê buốt.

Chụp sứ

Chụp sứ

     4. Địa điểm thực hiện (Nếu có):

  • Các phòng khám Răng Hàm Mặt.

     5. Quy trình kỹ thuật thực hiện chụp sứ

  • Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.

  • Chuẩn bị bệnh nhân. Chuẩn bị dụng cụ.

  • Gây tê tại chỗ, vùng hoặc kết hợp (Xem quy trình kỹ thuật gây tê tại chỗ, quy trình kỹ thuật gây tê vùng) với răng tủy còn sống.

  • Sửa soạn răng làm chụp: Dùng các mũi khoan thích hợp mài thân răng của các răng làm chụp với các yêu cầu:

    • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
    • Mặt bên hở: Khoảng 1,2mm.
    • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
    • Đường hoàn tất: Dưới lợi, ngang lợi hoặc trên lợi là bờ vai hoặc bờ xuôi.
    • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
    • Thân răng làm chụp có đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
    • Tiết kiệm tối đa mô răng.
  • Lấy dấu và đổ mẫu:

    • Đặt chỉ co lợi và gel co lợi xung quanh răng đã sửa soạn từ 3- 5 phút.
    • Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
    • Lấy dấu cắn nếu cần.
    • Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.
    • Bảo quản mẫu răng trước khi gửi xưởng.
  • So màu răng: Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu răng cho phù hợp.

  • Làm chụp tạm (Xem quy trình làm chụp răng nhựa). Gắn chụp tạm bằng vật liệu gắn chụp tạm.

  • Chế tạo chụp răng: Gửi Labo răng giả

  • Gắn chụp răng:

    • Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc
    • Chỉnh sửa chụp răng nếu cần. Đánh bóng.
    • Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp
    • Lấy chất gắn thừa
    • Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần

     6. Tai biến/biến chứng:

  • Ê buốt răng.

  • Hở tủy răng.

  • Các bệnh lý tủy răng: Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống.

     7. Checklist

     8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật:

  • Bệnh nhân được giải thích và đồng ý điều trị.

  • Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc sau khi mài răng làm chụp, sau khi gắn chụp răng.

  • Hướng dẫn người bệnh theo dõi các biến chứng.

  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần.

     Tài liệu tham khảo/ tài liệu liên quan

  • Making Optimal Zirconia Crowns. Gordon J. Christensen DDS, PhD, MSD. May 1st 2019.
  • Selection Guidelines For All-Ceramic Restorations. Jessie Vallée DDS. Warden H. Noble DDS, MS, MSEd. Shikha Gupta DDS, BDS. Karen A. Schulze DDS, PhD. Foroud Hakim DDS, MBA. March 10th , 2017.
  • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt- Bộ Y Tế. Nhà xuất bản Y học; Hà Nội 2015.
  • Phục hình răng cố định. Tác giả Trần Thiên Lộc, Nguyễn thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Kim Dung. Nhà xuất bản Y học; Hà Nội 2011.
  • Cắn khớp học. Tác giả: GS Hoàng Tử Hùng. Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh TP HCM 2005.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như:Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó Tags: Làm chụp sứ, Răng Hàm Mặt, Guideline

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia