MỚI

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bằng thuốc: Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Chính thức của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Ngày xuất bản: 13/01/2023

Hướng dẫn của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ về sử dụng thuốc điều trị giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Nhóm tác giả: Linda Nici, Manoj J. Mammen, Edward Charbek, Paul E. Alexander, David H. Au, Cynthia M. Boyd, Gerard J. Criner, Gavin C. Donaldson, Michael Dreher, Vincent S. Fan, Andrea S. Gershon, MeiLan K. Han, Jerry A. Krishnan, Fernando J. Martinez, Paula M. Meek, Michael Morgan, Michael I. Polkey, Milo A. Puhan, Mohsen Sadatsafavi, Don D. Sin, George R. Washko, Jadwiga A. Wedzicha, và Shawn D. Aaron; thay mặt cho Hội đồng Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ về các Vấn đề Lâm sàng

Ngày xuất bản: 01/05/2020

Tổng quan

Tài liệu này cung cấp các khuyến cáo lâm sàng về dược lý thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là thành quả quá trình nỗ lực hợp tác giữa đội ngũ bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu chuyên sâu về COPD cùng với đội ngũ nhà phương pháp luận dưới sự hướng dẫn của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ.

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bằng thuốc: Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Chính thức của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Phương pháp 

Tổng hợp bằng chứng toàn diện được thực hiện trên tất cả các nghiên cứu liên quan có giải quyết các câu hỏi lâm sàng và kết quả quan trọng mà lấy bệnh nhân làm trung tâm dưới sự nhất trí của hội đồng các chuyên gia. Phân độ sự đánh giá, phát triển và lượng giá các khuyến cáo được dùng để thẩm định, đánh giá và xếp loại bằng chứng, và xây dựng các khuyến cáo.

Kết quả

Sau khi cân nhắc chất lượng của bằng chứng và cân bằng các tác dụng mong muốn và không mong muốn, hội đồng hướng dẫn đưa ra các khuyến cáo sau: 

1) khuyến cáo mạnh về việc sử dụng kết hợp thuốc chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài (long-acting ß2-agonist – LABA) / thuốc đối kháng muscarinic tác dụng kéo dài (long-acting muscarinic antagonist – LAMA) thay vì đơn trị liệu LABA hoặc LAMA ở bệnh nhân COPD kèm khó thở hoặc suy giảm khả năng thực hiện bài tập thể dục tập; 

2) khuyến cáo có điều kiện về việc sử dụng liệu pháp ba thuốc với corticosteroid dạng hít (inhaled corticosteroids – ICS) / LABA / LAMA thay vì liệu pháp hai thuốc với LABA / LAMA ở những bệnh nhân COPD kèm khó thở hoặc suy giảm khả năng thực hiện bài tập thể dục tập mà đã trải qua một hoặc nhiều đợt cấp trong năm vừa qua; 

3) khuyến cáo có điều kiện về việc ngừng ICS đối với bệnh nhân COPD đang điều trị ba thuốc (ICS / LABA / LAMA) nếu bệnh nhân không có đợt cấp nào trong năm vừa qua; 

4) không khuyến cáo về việc dùng hoặc không dùng ICS như một liệu pháp bổ sung để kéo dài tác dụng giãn phế quản ở bệnh nhân COPD kèm tăng bạch cầu ái toan trong máu, ngoại trừ những bệnh nhân tiền sử có một hay nhiều đợt cấp trong năm vừa qua cần dùng kháng sinh hoặc steroid đường uống hoặc phải nhập viện, mà ICS được khuyến cáo có điều kiện như một liệu pháp bổ sung; 

5) khuyến cáo có điều kiện về việc không sử dụng corticosteroid đường uống duy trì ở bệnh nhân COPD kèm tiền sử có các đợt cấp nặng và thường xuyên; và 

6) khuyến nghị có điều kiện về việc dùng liệu pháp opioid trên bệnh nhân COPD gặp khó thở nặng khi nghỉ hoặc khi gắng sức tối thiểu mặc dù đã dùng liệu pháp tối ưu khác.

Kết luận

Dựa trên các bằng chứng hiện có, đội ngũ chuyên môn đã đưa ra các khuyến cáo liên quan đến điều trị COPD bằng thuốc. Nghiên cứu bổ sung ở các quần thể ít tính đại diện trong các thử nghiệm lâm sàng là cần thiết, bao gồm các nghiên cứu ở bệnh nhân COPD từ 80 tuổi trở lên, người có nhiều bệnh nền mạn tính và người được chẩn đoán đồng mắc COPD và hen suyễn.

PMID: 32283960 

PMCID: PMC7193862 

DOI: 10.1164/rccm.202003-0625ST

Từ khóa: COPD; đợt cấp; khó thở; steroid; điều trị bằng thuốc

Tài liệu tham khảo

  1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease; 2019 [accessed 2019 Nov 12]. Available from: https://goldcopd.org/wp-content/uploads/2018/11/GOLD-2019-v1.7-FINAL-14Nov2018-WMS.pdf
  2. Andrews JC, Sch ¨unemann HJ, Oxman AD, Pottie K, Meerpohl JJ, Coello PA, et al. GRADE guidelines: 15. Going from evidence to recommendation-determinants of a recommendation’s direction and strength. J Clin Epidemiol 2013;66:726–735.
  3. Li S-A, Alexander PE, Reljic T, Cuker A, Nieuwlaat R, Wiercioch W, et al. Evidence to decision framework provides a structured “roadmap” for making GRADE guidelines recommendations. J Clin Epidemiol 2018;104:103–112.
  4. Norman GR, Sloan JA, Wyrwich KW. Interpretation of changes in healthrelated quality of life: the remarkable universality of half a standard deviation. Med Care 2003;41:582–592.
  5. Celli B, Crater G, Kilbride S, Mehta R, Tabberer M, Kalberg CJ, et al. Once-daily umeclidinium/vilanterol 125/25 mcg in COPD: a randomized, controlled study. Chest 2014;145: 981–991.
  6. Tashkin DP, Donohue JF, Mahler DA, Huang H, Goodwin E, Schaefer K, et al. Effects of arformoterol twice daily, tiotropium once daily, and their combination in patients with COPD. Respir Med 2009;103: 516–524.
  7. Mahler DA, Kerwin E, Ayers T, FowlerTaylor A, Maitra S, Thach C, et al. FLIGHT1 and FLIGHT2: efficacy and safety of QVA149 (indacaterol/glycopyrrolate) versus its monocomponents and placebo in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 2015;192:1068–1079.
  8. Maltais F, Singh S, Donald AC, Crater G, Church A, Goh AH, et al. Effects of a combination of umeclidinium/vilanterol on exercise endurance in patients with chronic obstructive pulmonary disease: two randomized, double-blind clinical trials. Ther Adv Respir Dis 2014;8:169–181.
  9. D’Urzo A, Rennard S, Kerwin E, Donohue JF, Lei A, Molins E, et al. A randomised double-blind, placebo-controlled, long-term extension study of the efficacy, safety and tolerability of fixed-dose combinations of aclidinium/formoterol or monotherapy in the treatment of chronic obstructive pulmonary disease. Respir Med 2017;125:39–48.
  10. Singh D, Jones PW, Bateman ED, Korn S, Serra C, Molins E, et al. Efficacy and safety of aclidinium bromide/formoterol fumarate fixeddose combinations compared with individual components and placebo in patients with COPD (ACLIFORM-COPD): a multicentre, randomised study. BMC Pulm Med 2014;14:178.

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
18

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia