Khả năng chữa lành vết thương khác nhau của các thể tiết ngoại bào phân lập từ tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương, mô mỡ và dây rốn được nuôi cấy trong môi trường không chứa huyết thanh động vật đã được đăng tải trên tạp chí: Frontiers in molecular sciences 7:119.
Nhóm tác giả: Diem Huong Hoang 1 2, Tu Dac Nguyen 1 3, Hoang-Phuong Nguyen 1 2, Xuan-Hung Nguyen 1 2, Phuong Thi Xuan Do 1 4, Van Duc Dang 1 4, Phuong Thi Minh Dam 1 2, Hue Thi Hong Bui 1 2, Mai Quynh Trinh 1 2, Duc Minh Vu 1 2, Nhung Thi My Hoang 1 4, Liem Nguyen Thanh 1 2, Uyen Thi Trang Than 1 2
Ngày đăng tải: ngày 24 tháng 6 năm 2020
Đơn vị công tác
- Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, Hệ thống Chăm sóc sức khỏe Vinmec, Hà Nội, Việt Nam
- Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni, Hà Nội, Việt Nam
- Trung tâm Công nghệ cao Vinmec, Hệ thống Chăm sóc sức khỏe Vinmec, Hà Nội, Việt Nam
- Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Các thể tiết ngoại bào (exosomes) là các túi được đóng kín bởi màng tế bào và có kích thước nano, các thể tiết ngoại bào này có triển vọng trong ứng dụng điều trị do khả năng đóng gói vận chuyển các phân tử trị liệu như DNA, các RNA nhỏ, các protein và các lipid. Hiện nay, khoa học đã chứng minh rằng các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc tế bào gốc trung mô (MSC) có khả năng điều hòa nhiều hoạt động sinh học liên quan đến quá trình lành vết thương, như tăng sinh tế bào, hướng động tế bào và tân sinh mạch máu. Nghiên cứu này khảo sát các tiềm năng tái tạo của mô dưới da, liên quan đến các yếu tố tăng sinh trong quá trình lành vết thương, tăng sinh và hướng động tế bào da, bởi các thể tiết ngoại bào được giải phóng từ các MSC có nguồn gốc tủy xương (BM), mô mỡ (AD), và tủy xương (UC) trong môi trường nuôi cấy không có huyết thanh động vật. Chúng tôi phát hiện các yếu tố tăng sinh có vai trò quan trọng trong chữa lành vết thương, như yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu A (VEGF-A), yếu tố tăng sinh nguyên bào xơ 2 (FGF-2), yếu tố tăng sinh tế bào gan (HGF), và yếu tố tăng sinh BB nguồn gốc tiểu cầu (PDGF-BB) trong các thể tiết ngoại bào phân lập từ cả 3 nguồn MSC trên. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của các yếu tố tăng sinh này trong thể tiết ngoại bào bị tác động bởi nguồn gốc các MSC, đặc biệt yếu tố tăng sinh chuyển hóa beta (TGF-β) được phát hiện duy nhất ở thể tiết ngoại bào nguồn gốc UCMSC. Tất cả các thể tiết ngoại bào giải phóng bởi cả ba nguồn MSC cảm ứng tăng sinh và hướng động tế bào sừng và nguyên bào xơ; và, sự cảm ứng gây hướng động tế bào là một quá trình phụ thuộc vào nồng độ thể tiết ngoại bào, với nồng độ thể tiết ngoại bào tăng thì quan sát thấy tốc độ hướng động tế bào tăng. Ngoài ra, các tác động của các thể tiết ngoại bào lên sự tăng sinh và hướng động tế bào có liên quan đến nguồn gốc cũng như các tế bào đích của thể tiết mà sự cảm ứng các nguyên bào xơ bì nguyên phát và các tế bào sừng mạnh nhất lần lượt thuộc về các thể tiết có nguồn gốc BMMSC và BMMSC. Dữ liệu từ nguyên cứu này cho thấy rằng các BMMSC và UCMSC nuôi cấy trong môi trường lâm sàng giải phóng các thể tiết ngoại bào có triển vọng để ứng dụng phát triển các sản phẩm trị liệu điều trị lành vết thương.
- PMID: 32671095
- PMCID: PMC7327117
- DOI: 10.3389/fmolb.2020.00119
Từ khóa: các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc ADMSC, các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc BMMSC; các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc UCMSC; các yếu tố tăng sinh; các tế bào gốc trung mô; chữa lành vết thương.
Được trích dẫn: 21 bài báo
- Cập nhật nghiên cứu các liệu pháp điều trị tái tạo da dựa trên mô mỡ.
- Các tế bào gốc trung mô và các thể tiết ngoại bào của các tế bào này: một hướng tiếp cận đang phát triển nhanh trong bối cảnh điều trị các vết thương da.
- Đánh giá tổng quan: Ứng dụng các tế bào gốc trung mô và các thể tiết ngoại bào phân lập từ các tế bào này trong chữa lành vết thương da.
- Hình thái cơ tim sau chấn thương mô xương trên thực nghiệm và việc sử dụng thể tiết ngoại bào nguồn gốc các tế bào mô đệm trung mô đa năng.
- Thể tiết ngoại bào làm công cụ trị liệu để điều trị vết thương mạn tính.
- Liệu pháp Tế bào gốc điều trị Bỏng: Đánh giá tổng quan đến nay.
- Các tế bào mô đệm trung mô có nguồn gốc từ mô mỡ người trình diện kháng nguyên HLA-DR mức độ cao và đặc điểm tế bào bị thay đổi trong môi trường nuôi cấy không có huyết thanh động vật.
- Thể tiết ngoại bào nguồn gốc tế bào gốc trung mô: Các ứng dụng trong y học tái tạo.
- Tế bào mô đệm trung mô trong các ứng dụng chữa lành vết thương: vai trò hệ secretome, vận chuyển đích và tác động đến điều trị bệnh ly thượng bì do loạn dưỡng di truyền lặn.
- Những tiến bộ nghiên cứu trong việc ứng dụng thể tiết ngoại bào phân lập từ các tế bào gốc có nguồn gốc mô mỡ trong quá trình chữa lành vết thương da.
- Những tiến bộ trong sửa chữa mô qua trung gian tế bào gốc trung mô trong tổn thương phổi.
- Các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc từ tế bào mô đệm/gốc trung mô trong y học tái tạo và ung thư; tổng quan về sự phát triển, các thách thức và cơ hội.
- Các thể tiết ngoại bào phân lập từ tế bào gốc trung mô mô mỡ tăng biểu hiện glycoprotein Stanniocalcin-1 quá mức gây thúc đẩy quá trình tái tạo nội mô sau chấn thương cơ học nội mạc động mạch cảnh.
- Tác động điều trị khác nhau của các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc từ các tế bào gốc trung mô từ tủy xương và mô mỡ trong việc chữa lành vết thương ở các vết loét do đái tháo đường và mức độ tương quan trong các chất vận chuyển của chúng.
- Vai trò của các thể tiết ngoại bào nguồn gốc từ các tế bào mô đệm trung mô trong da liễu.
- [Tiến độ nghiên cứu lâm sàng về các tế bào gốc trung mô trong điều trị vết thương mạn tính].
- Khả năng tái tạo mô của các thể tiết ngoại tế bào phân lập từ các tế bào gốc/mô đệm trung mô có nguồn gốc từ tủy xương và mô mỡ.
- Các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc từ tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh lý con người: Tiến bộ và triển vọng.
- Những tiến bộ trong quá trình vận chuyển thuốc và điều trị đích khối u dựa trên thể tiết ngoại bào: Từ phân phối mô đến đáp ứng nội bào.
- Phân tích toàn bộ hệ protein của các thể tiết ngoại bào có nguồn gốc tế bào gốc trung mô từ tủy xương, mô mỡ và dây rốn ở người.
- Can thiệp gen bằng các thể tiết ngoại bào.
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, xin vui lòng truy cập tại đây.