Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau can thiệp thông liên nhĩ và một số yếu tố liên quan năm 2020-2021
Nghiên cứu được tiến hành trên 108 người bệnh thông liên nhĩ (TLN) có chỉ định bít TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Phương – Trường Đại học Thăng Long
Vũ Hằng Hạnh – Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai
Phạm Thị Hồng Thi – Bệnh viện Bạch Mai
1. Tóm tắt
Nội dung bài viết
Nghiên cứu được tiến hành trên 108 người bệnh thông liên nhĩ (TLN) có chỉ định bít TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân tích kết quả chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ sau can thiệp và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.
Kết quả: Phần lớn người bệnh có kết quả lâm sàng tốt sau 1 tháng ra viện (65,74%). Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ tồn tại tình trạng còn tăng ALĐMP sau can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ xảy ra biến chứng sau thủ thuật thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Sự khác biệt về tỷ lệ đạt đủ 5 bước thực hiện y lệnh thuốc và tỷ lệ đạt yêu cầu giáo dục sức khỏe giữa 2 nhóm kết quả tốt và chưa tốt là có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05). Có 3 yếu tố: ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥ 35 mmHg); thiếu máu; có biến chứng sau thủ thuật là liên quan độc lập tới nguy cơ xảy ra kết quả chưa tốt sau 1 tháng ra viện. Nhóm được giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu có tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị cao là tốt hơn so với nhóm không đạt yêu cầu GDSK (p < 0,05).
Kết luận: Kết quả lâu dài của người bệnh bít TLN bằng dụng cụ qua da có liên quan với quá trình điều trị, chăm sóc tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.
Từ khóa: Thông liên nhĩ, chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ.
2. Đặt vấn đề
Thông liên nhĩ (TLN) là bệnh lý thường gặp trong tim bẩm sinh, với tần suất mắc bệnh khoảng 2 trên 1000 trẻ sinh ra sống. Theo Jeanne Marie Baffa, MD và Hội Tim mạch Việt Nam thì thông liên nhĩ chiếm khoảng từ 6 – 10% các trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: tỷ lệ gặp ở nữ so với nam 2:1.
Tại Viện Tim mạch Việt Nam, can thiệp bít TLN bằng dụng cụ qua da được tiến hành lần đầu tiên vào cuối năm 1999 và đến năm 2002 dụng cụ Amplatzer bắt đầu được đưa vào sử dụng.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc can thiệp bít TLN. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thông liên nhĩ được báo cáo nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về kết quả chăm sóc người bệnh TLN sau can thiệp bằng dụng cụ qua da.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu sau:
“Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau can thiệp thông liên nhĩ và một số yếu tố liên quan năm 2020 -2021” nhằm các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ tại một số trung tâm Tim mạch.
- Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ sau can thiệp và các yếu tố liên quan.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh TLN có chỉ định bít TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian (trước can thiệp và sau can thiệp bít TLN, khi ra viện, sau khi ra viện 1 tháng).
Cách chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo trình tự thời gian nghiên cứu, bao gồm những người bệnh trong đối tượng nghiên cứu, đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ.
Kỹ thuật và bộ công cụ thu thập thông tin:
* Công cụ:
- Bộ câu hỏi về nhân khẩu học.
- Bộ câu hỏi về diễn biến lâm sàng trước và sau can thiệp bằng dụng cụ qua da.
- Bộ câu hỏi về chăm sóc của điều dưỡng.
* Thu thập dữ liệu được thực hiện với bộ câu hỏi, với sự góp ý của các chuyên gia, có chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng là người Việt Nam, chia thành 4 phần:
- Phần một: bao gồm các câu hỏi tìm hiểu thông tin chung của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu. Gồm các thông tin về tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế gia đình, lý do đến khám…
- Phần hai: Thu thập hồ sơ bệnh án về các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
- Phần ba: Bao gồm các câu hỏi về hỗ trợ của điều dưỡng về chăm sóc, theo dõi người bệnh TLN sau can thiệp bằng dụng cụ qua da: Tiếp nhận người bệnh sau can thiệp, Hỗ trợ hô hấp; Can thiệp của điều dưỡng khi BN đau, bí tiểu, sốt, thay băng, VSCN, dinh dưỡng sau can thiệp.
Xử lý số liệu:
- Kiểm tra, rà soát lại phiếu phỏng vấn trước khi nhập số liệu.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
4. Kết quả nghiên cứu
Tổng cộng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 108 người bệnh, nhập viện từ tháng 11/2020 tới tháng 11/2021. Tuổi trung bình của các người bệnh trong nghiên cứu là: 46 ± 15 với tuổi nhỏ nhất là 16, tuổi cao nhất là 77. Nữ giới chiếm 80,56%, nam giới chiếm 19,44%.
Bảng 1: Tỷ lệ gặp các triệu chứng cơ năng theo thời gian theo dõi
Triệu chứng cơ năng | Trước can thiệp | Ra viện | Sau 1 tháng | ||
N (%) | n (%) | p | n (%) | p | |
Khó thở khi gắng sức | 62 (57,41%) | 15(13,89%) | < 0,05 | 16(14,81%) | > 0,05 |
Đau tức ngực | 54 (50%) | 20 (18,52%) | < 0,05 | 23 (21,30%) | > 0,05 |
Hồi hộp trống ngực | 45 (41,67%) | 8 (7,41%) | < 0,05 | 7 (6,48%) | > 0,05 |
Đau đầu | 36 (33,33%) | 12 (11,11%) | < 0,05 | 6 (5,56%) | > 0,05 |
Nhận xét: Tại thời điểm nhập viện, triệu chứng khó thở và đau tức ngực là 2 triệu chứng phổ biến nhất ở các đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ lần lượt là 57,41% và 50%. Sau can thiệp, tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ năng đều giảm rõ rệt khi ra viện (p<0,05). Tới thời điểm sau ra viện 1 tháng, tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng cơ năng thay đổi không đáng kể (p > 0,05).
Bảng 2: Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trước và sau can thiệp (khi ra viện)
| Trước can thiệp | Ra viện |
p |
X ± SD | X ± SD | ||
Nhịp tim (lần/phút) | 78,7 ± 9,5 | 77,9 ± 9,4 | 0,4546 |
Huyết áp tâm thu | 119,3 ± 14,6 | 113,4 ± 11,9 | <0,0001 |
Huyết áp tâm trương | 72,8 ± 11,1 | 69,4 ± 10,1 | 0,009 |
Nhiệt độ (oC) | 36,44 ± 0,32 | 36,48 ± 0,28 | 0,3219 |
SpO2 (%) | 96,9 ± 1,1 | 97,1 ± 1,1 | 0,2989 |
Nhận xét: Có sự giảm nhẹ về HATT và HATTr ở thời điểm ra viện so với khi nhập viện, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các dấu hiệu sinh tồn khác như: nhịp tim, thân nhiệt, SpO2 đều không thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm (p > 0,05).
Bảng 3: Tỷ lệ thành công của thủ thuật bít TLN sau can thiệp
Biến số | n | % |
Dụng cụ đúng vị trí | 108 | 100% |
Shunt tồn lưu | 5 | 4,63% |
Size dụng cụ bít |
|
|
≤ 30mm | 71 | 65,7% |
31- 38mm | 31 | 28,7% |
>38mm | 6 | 5,6% |
Nhận xét: Tất cả người bệnh khi can thiệp đều có dụng cụ ở đúng vị trí (100%), tỷ lệ shunt tồn lưu sau thủ thuật là thấp (4,63%). Kích thước Amplatzer được sử dụng chủ yếu là từ 30mm trở xuống (65,7%).
Bảng 4: Tỷ lệ biến chứng sau can thiệp
| n | % |
Rơi dụng cụ | 0 | 0% |
Tràn dịch màng tim | 1 | 0,93% |
Đái máu | 0 | 0% |
Bí tiểu | 6 | 5,56% |
Sốt | 4 | 3,70% |
Chảy máu, tụ máu vết đương vào can thiệp | 4 | 3,70% |
Thông động tĩnh mạch | 0 | 0% |
Rối loạn nhịp | 7 | 6,48% |
Tắc mạch: não, chi, phổi… | 0 | 0% |
Phẫu thuật cấp cứu | 0 | 0% |
Phản vệ. | 0 | 0% |
Phản ứng cương phế vị | 0 | 0% |
Nhận xét: Các biến chứng chủ yếu xuất hiện sau can thiệp trên các bệnh nhân nghiên cứu bao gồm: Tràn dịch màng tim (0,93%), bí tiểu (5,56%), sốt (3,7%), hematoma (3,7%), rối loạn nhịp (6,48%).
Bảng 5: Tỷ lệ % người bệnh được thực hiện các bước chăm sóc điều dưỡng sau can thiệp
Công việc | n | % |
Điều dưỡng can thiệp điền đầy đủ bảng kiểm sau can thiệp | 89 | 82,41% |
Ghi thơi gian tiếp nhận bệnh nhân đi can thiệp về | 94 | 87,04% |
Đo dấu hiệu sinh tồn | 95 | 87,96% |
Theo dõi toàn trạng trong 6-8 giơ đầu | 93 | 86,11% |
Mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp trong 6-8 giơ đầu | 68 | 62,96% |
Kiểm tra tình trạng băng ép, vết chọc đương vào can thiệp | 86 | 79,63% |
Cố định chân bên chọc đương vào can thiệp 6-8 giơ | 99 | 91,67% |
Giải thích thơi gian cố định chân | 89 | 82,41% |
Nhận xét: Hầu hết các bước trong quy trình tiếp nhận người bệnh sau can thiệp đều được thực hiện đủ (từ 80% trở lên người bệnh được thực hiện), tuy nhiên bước mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp trong 6 – 8 giờ đầu chỉ có tỷ lệ được thực hiện là 62,96%.
Bảng 6: Kết quả chăm sóc, điều trị
Kết quả điều trị | n | Tỷ lệ % |
Ổn định ra viện | 108 | 100% |
Chuyển khoa điều trị tiếp | 0 | 0% |
Chuyển viện điều trị tiếp | 0 | 0% |
Nặng xin về | 0 | 0% |
Tử vong | 0 | 0% |
Nhận xét: Tất cả người bệnh đều đạt tình trạng ổn định và xuất viện sau điều trị can thiệp bít thông liên nhĩ.
Bảng 7: Thời gian điều trị nội trú trung bình
| n (X ± SD) | % (min – max) |
≤ 7 ngày | 65 | 60,19% |
> 7 ngày | 43 | 39,81% |
Thơi gian nằm viện trung bình | 6,5 ± 3,3 | 2 – 20 |
Nhận xét: Phần lớn người bệnh có thời gian nằm viện không quá 7 ngày (60,19%).
Bảng 8: Đánh giá kết quả chăm sóc, điều trị sau can thiệp sau ra viện một tháng
Kết qủa điều trị | n | (%) |
Tốt (ngươi bệnh không còn triệu chứng cơ năng và không có biến chứng sau ra viện) | 71 | 65,74% |
Chưa tốt (ngươi bệnh còn xuất hiện triệu chứng cơ năng hoặc có biến chứng sau ra viện) | 37 | 34,26% |
Nhận xét: Phần lớn người bệnh có kết quả lâm sàng tốt sau 1 tháng ra viện (65,74%).
Bảng 9: So sánh một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng theo kết quả chăm sóc và điều trị NB
Yếu tố | Chung n = 108 | Tốt n = 71 | Chưa tốt n = 37 | P |
Tuổi | 45,9 ± 15,0 | 42,8 ± 14,3 | 51,8 ± 14,8 | 0,0029 |
Giới Nữ | 87 (80,6%) | 57 (80,28%) | 30 (81,08%) | 0,921 |
BMI | 21,0 ± 2,2 | 21,1 ± 2,1 | 20,8 ± 2,4 | 0,5448 |
Có bệnh lý kèm theo | 34 (21,8%) | 17 (23,9%) | 17 (47,2%) | 0,015 |
ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥ 35) | 34 (31,48%) | 14 (19,72%) | 20 (54,05%) | < 0,001 |
HATT khi ra viện | 113,4 ± 11,9 | 114,7 ± 12,3 | 110,9 ± 10,8 | 0,1231 |
HATTr khi ra viện | 69,4 ± 10,1 | 69,5 ± 11,4 | 69,3 ± 7,1 | 0,9139 |
SpO2 khi ra viện | 97,1 ± 1,1 | 97,2 ± 1,0 | 96,7 ± 1,1 | 0,0162 |
Nhiệt độ | 36,5 ± 0,3 | 36,5 ± 0,3 | 36,5 ± 0,3 | 0,7242 |
Creatinine (mmol/L) | 64,1 ± 15,6 | 62,0 ± 12,6 | 68,2 ± 19,6 | 0,0490 |
Thiếu máu (Hb<130g/L với Nam, hoặc <120g/L với Nữ) | 15 (13,89%) | 6 (8,45%) | 9 (24,32%) | 0,024 |
Có rối loạn nhịp | 4 (3,7%) | 1 (1,41%) | 3 (8,11%) | 0,115 |
Kích thước lỗ thông trên SAT qua thực quản | 20,1 ± 6,1 | 19,9 ± 6,6 | 20,4 ± 5,0 | 0,6955 |
Cỡ Amplatzer sử dụng | 28,0 ± 6,7 | 28,4 ± 7,2 | 27,3 ± 5,8 | 0,4071 |
Có phình vách liên nhĩ | 16 (14,81%) | 9 (12,68%) | 7 (18,92%) | 0,404 |
Có 2 lỗ thông | 11 (10,19%) | 6 (8,45%) | 5 (13,51%) | 0,506 |
Có Shunt tồn lưu | 5 (4,63%) | 4 (5,63%) | 1 (2,70%) | 0,659 |
Có biến chứng sau thủ thuật | 16 (14,81) | 5 (7,04) | 11 (29,73) | 0,003 |
Điểm tiếp nhận | 6,6 ± 1,7 | 6,5 ± 1,7 | 6,9 ± 1,7 | 0,1786 |
Đạt điểm thực hiện y lệnh thuốc = 5 | 87 (80,56%) | 51 (71,83%) | 36 (97,30%) | 0,002 |
Điểm kỹ thuật bóc băng | 5,1 ± 0,4 | 5,2 ± 0,4 | 5,1 ± 0,2 | 0,1494 |
Đạt GDSK = 7 điểm | 70 (64,81%) | 40 (56,34%) | 30 (81,08%) | 0,011 |
Tuân thủ cao (Morisky = 8 điểm) | 51 (47,22%) | 33 (46,48%) | 18 (48,65%) | 0,830 |
Bảng 10: Phân tích hồi quy logistic đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với kết quả chăm sóc và điều trị NB
Yếu tố | Phân tích đơn biến | Phân tích đa biến | ||
OR (KTC 95%) | p | OR hiệu chỉnh (KTC 95%) | P | |
Tuổi | 1,04 (1,01 – 1,07) | 0,004 | 1,02 (0,98 – 1,06) | 0,346 |
Có bệnh lý kèm theo | 2,84 (1,21 – 6,66) | 0,016 | 1,87 (0,57 – 6,17) | 0,302 |
ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥ 35mmHg) | 4,79 (2,00 – 11,45) | < 0,001 | 5,13 (1,68 – 15,66) | 0,004 |
SpO2 khi ra viện | 0,62 (0,41 – 0,93) | 0,021 | 0,94 (0,57 – 1,56) | 0,807 |
Creatinine (mmol/L) | 1,03 (1,00 – 1,05) | 0,058 | 1,03 (0,99 – 1,07) | 0,148 |
Thiếu máu (Hb < 130g/L với Nam, hoặc < 120g/L với Nữ) | 3,48 (1,13 – 10,71) | 0,030 | 4,82 (1,02 – 22,82) | 0,047 |
Có biến chứng sau thủ thuật | 5,58 (1,77 – 17,65) | 0,003 | 5,38 (1,27 – 22,89) | 0,023 |
Đạt điểm thực hiện y lệnh thuốc = 5 | 14,12 (1,81 – 110,0) | 0,011 | 6,02 (0,56 – 64,50) | 0,138 |
Đạt GDSK = 7 điểm | 3,32 (1,29 – 8,56) | 0,013 | 3,92 (0,85 – 18,09) | 0,080 |
Bảng 11: Mối liên quan giữa điểm giáo dục sức khỏe và mức độ tuân thủ điều trị
Điểm Morisky | Chung | GDSK không đạt (< 7 điểm) | GDSK đạt (7 điểm) |
p |
n = 108 | n = 38 | n = 70 | ||
n (%) | n (%) | n (%) | ||
Tuân thủ cao (8 điểm) | 51 (47,22%) | 10 (26,32%) | 41 (68,57%) |
0,004 |
Tuân thủ trung bình (6 – 7 điểm) | 46 (42,59%) | 24 (63,16%) | 22 (31,43%) | |
Tuân thủ thấp (< 6 điểm) | 11 (10,19%) | 4 (10,53%) | 7 (10,0%) |
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị thấp (< 6 điểm theo thang điểm Morisky) ở mức thấp với 10,19% trong toàn bộ người bệnh nghiên cứu. Tuy vậy, nhóm được giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu (Điểm GDSK = 7 điểm) có tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị cao là tốt hơn đáng kể so với nhóm không đạt yêu cầu GDSK (Điểm GDSK < 7 điểm), cụ thể là 68,57% ở nhóm đạt so với 26,32% ở nhóm không đạt (p < 0,05).
5. Bàn luận
Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, điều trị sau theo dõi 1 tháng
Tuổi của nhóm kết quả tốt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ mắc bệnh kèm theo thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ tồn tại tình trạng còn tăng ALĐMP sau can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có SpO2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có nồng độ creatinin máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ xảy ra biến chứng sau thủ thuật thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Sự khác biệt về tỷ lệ đạt đủ 5 bước thực hiện y lệnh thuốc và tỷ lệ đạt yêu cầu giáo dục sức khỏe giữa 1 nhóm kết quả tốt và chưa tốt là có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05). Với các yếu tố khác (giới tính, BMI, huyết áp…) chưa cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (p > 0,05).
Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy chỉ có 3 yếu tố: ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥ 35mmHg); thiếu máu; có biến chứng sau thủ thuật là liên quan độc lập tới nguy cơ xảy ra kết quả chưa tốt sau 1 tháng ra viện. Cụ thể: Nếu ALĐMP sau CT vẫn tăng ≥ 35mmHg thì nguy cơ có kết quả chưa tốt tăng lên 5,13 lần (OR hiệu chỉnh = 5,13; KTC 95%: 1,68 – 15,66; p < 0,05). Nếu bệnh nhân có thiếu máu (Hb < 130g/L với Nam, hoặc <120g/L với Nữ) thì nguy cơ có kết quả chưa tốt tăng lên 4,82 lần (OR hiệu chỉnh = 4,82; KTC 95%: 1,02-22,82; p < 0,05).và nếu bệnh nhân xảy ra biến chứng sau thủ thuật thì nguy cơ có kết quả chưa tốt tăng lên 5,38 lần (OR hiệu chỉnh = 5,38; KTC 95%: 1,27-22,89; p < 0,05).
Các yếu tố thực hiện y lệnh thuốc và giáo dục sức khỏe của điều dưỡng chưa cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới kết quả lâm sàng sau 1 tháng. Tỷ lệ đạt điểm thực hiện y lệnh thuốc và giáo dục sức khỏe đầy đủ ở nhóm kết quả chưa tốt cao hơn nhóm kết quả tốt có thể là do các điều dưỡng đã chú ý hơn tới những bệnh nhân tuổi cao, tình trạng tăng ALĐMP nặng và có biến chứng sau thủ thuật, từ đó đã xảy ra tình trạng quan tâm chăm sóc đầy đủ hơn tới các đối tượng này so với nhóm tuổi trẻ, không có biến chứng.
Mối liên quan giữa điểm giáo dục sức khỏe và mức độ tuân thủ điều trị Hình thành huyết khối thực sự là biến chứng nặng ở người bệnh sau can thiệp bít lỗ TLN. Biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng lại dẫn đến những hậu quả nặng nề bao gồm đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua và tử vong. Huyết khối hầu hết được giải quyết bằng điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. Do đó, chế độ sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin) là khởi đầu bắt buộc cho những bệnh nhân sau can thiệp bít lỗ TLN.
Do đó muốn có kết quả lâu dài tốt người bệnh cần tuân thủ tốt việc dùng thuốc khi ra viện. Điều này đòi hỏi người điều dưỡng cần tư vấn giáo dục sức khỏe thật kỹ khi ra viện giúp người bệnh có kiến thức đúng đắn về việc tuân thủ dùng thuốc sau khi ra viện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị thấp (< 6 điểm theo thang điểm Morisky) ở mức thấp với 10,19% trong toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu. Tuy vậy, nhóm được giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu (Điểm GDSK = 7 điểm) có tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị cao là tốt hơn đáng kể so với nhóm không đạt yêu cầu GDSK (Điểm GDSK < 7 điểm), cụ thể là 68,57% ở nhóm đạt so với 26,32% ở nhóm không đạt (p < 0,05). Điều này, minh chứng cho hiệu quả của việc can thiệp giáo dục sức khỏe có tác động tốt tới thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh sau khi ra viện.
6. Kết luận
Qua nghiên cứu 108 người bệnh bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 11/2020 tới tháng 11/2021. Chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Phần lớn người bệnh có kết quả lâm sàng tốt sau 1 tháng ra viện (65,74%).
Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ tồn tại tình trạng còn tăng ALĐMP sau can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt.
Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt.
Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ xảy ra biến chứng sau thủ thuật thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt.
Sự khác biệt về tỷ lệ đạt đủ 5 bước thực hiện y lệnh thuốc và tỷ lệ đạt yêu cầu giáo dục sức khỏe giữa 2 nhóm kết quả tốt và chưa tốt là có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05).
Có 3 yếu tố: ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥ 35mmHg); thiếu máu; có biến chứng sau thủ thuật là liên quan độc lập tới nguy cơ xảy ra kết quả chưa tốt sau 1 tháng ra viện.
Nhóm được giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu có tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị cao là tốt hơn so với nhóm không đạt yêu cầu GDSK (p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
- Trần Tiến Anh (2017), Nghiên cứu đặc điểm thông liên nhĩ lỗ thứ hai có phình vách liên nhĩ và kết quả sớm can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.
- Nguyễn Văn Bàng và Lê Ngọc Lan (2009), Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, Nhà xuất bản y học.
- Đỗ Thúy Cẩn, Trần Thị Liên và Nguyễn Lân Hiếu (2003), “Nghiên cứu về yếu tố gia đình của một số bệnh nhân thông liên nhĩ và thông liên thất”, Tạp chí Tim mạch học VietNam, 35, tr. 40 – 46.
- Nguyễn Thị Đào (2015), Đánh giá kiến thức, thái độ hành vi về sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân sau can thiệp bít thông liên nhĩ tại Viện Tim mạch Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại học Y Hà Nội.
- Amin Z., Hijazi Z.M., Bass J.L. and et al. (2004), “Erosion of Amplatzer septal occluder device after closure of secundum atrial septal defects: Review of registry of complications and recommendations to minimize future risk”, Catheter Cardiovasc Interv, 63, p. 495-502.
- Berger F., Vogel M., Alexi-Meskishvili V. and et al. (1999), “Comparison of results and complications of surgical and Amplatzer device closure of atrial septal defects”, J Thorac Cardiovasc Surg, 118, p. 674 – 678.
- Butera G., Carminati M., Chessa M. and et al. (2006), “Percutaneous versus surgical closure of secundum atrial septal defect: comparison of early results and complications”, Am Heart J, 151, p. 228-234.
Trích nguồn: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Bản quyền và thương hiệu:
Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết:
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.