Implant phục hình toàn hàm – Số lượng, vị trí, đặc điểm phục hình
Bài viết này đề cập đến số lượng và vị trí của Implant trong trường hợp phục hình toàn hàm, đồng thời bài viết còn đề cập đến công nghệ CAD/CAM trong điều trị và vật liệu phục hình. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
1. Số lượng và vị trí của Implant trong trường hợp phục hình toàn hàm
Nội dung bài viết
Mặc dù có nhiều ý kiến về số lượng implant cần thiết cho phục hồi toàn miệng, nhưng vẫn chưa có bằng chứng xác nhận số lượng tối ưu cho phục hình cố định ở cung hàm mất răng toàn bộ. Ở hàm dưới, 6 implant được xem là số lượng bắt buộc kể từ khi bắt đầu tích hợp xương. Những nghiên cứu và báo cáo lâm sàng gần đây đã xác nhận tỷ lệ tồn tại và thành công tốt khi sử dụng 4 implant cho phục hình toàn hàm trên implant ở hàm dưới. Khi giảm số lượng implant, cần đặc biệt chú ý đến việc phân bố và góc độ của implant, đặc biệt là khi có tải lực tức thì.
Đặt implant ở cung hàm dưới (phẫu thuật bởi Andrea Chierico, DDS). Bác sĩ rạch giữa mào xương, và lật vạt niêm mạc màng xương toàn bộ. Xương dạng lưỡi dao chủ yếu được mài bớt ở phần hàm bên phải, và đặt 4 implant ở giữa hai lỗ cằm. Hai implant ở ngoài được đặt nghiêng xa để tăng đa giác nâng đỡ và giảm chiều dài phần với.
Tải lực tức thì, trước và sau khi hoàn tất phục hình. Toàn bộ implant đều có torque lớn hơn 50 Ncm và thương số ổn định implant (ISQ) lớn hơn 70. Bốn abutment thẳng hình nón được gắn và siết ở 32 Ncm, và mô được khâu đóng. Hàm giả toàn hàm bằng nhựa được mài tối thiểu để chứa các trụ tạm bằng titanium được vít lên abutment hình nón, và nhựa acrylic tự trùng hợp được sử dụng để cố định các trụ này vào hàm giả. Khi nhựa acrylic đã trùng hợp, tháo abutment đồng thời hoàn tất phục hình bằng cách mài phần với phía xa và bờ hàm
Phục hình trên implant có thể được chia thành phục hình bắt vít và phục hình gắn xi măng. Ưu điểm lớn nhất của phục hình bắt vít là nha sĩ có thể tháo phục hình ra bất cứ lúc nào. Nó còn không có nguy cơ để lại xi măng trong khe quanh implant, mà theo y văn thì đây là một yếu tố nguy cơ cho sự tích hợp sinh học tối ưu cũng như hiệu quả của phục hình trên implant. Cuối cùng, phục hình bắt vít là một giải pháp linh hoạt, đặc biệt là khi có hạn chế khớp cắn hoặc cần giảm chi phí sản xuất. Những giới hạn của phục hình bắt vít cũng cần được xem xét, bởi vì phục hình gắn xi măng giúp cải thiện thẩm mỹ, sự ổn định khớp cắn, tiên lượng sứ, và cải thiện sự khít sát thụ động.
2. Công nghệ CAD/CAM và vật liệu trong phục hình
CAD/CAM đã được giới thiệu trong lĩnh vực nha khoa nhằm giảm thiểu những lỗi có thể xảy ra do quy trình gồm nhiều kỹ thuật nhạy cảm. Vì vậy, sử dụng công nghệ kỹ thuật số có thể cải thiện chất lượng của phục hình và cải thiện sự khít sát của phục hình trên implant. Những vật liệu tương đương nhau như titanium hoặc zirconia, hay những vật liệu rẻ tiền hơn như cobalt-chromium, có thể được sử dụng một cách tiên lượng. Sự phát triển công nghệ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chế tác phục hình toàn hàm trên implant với sườn được chế tác bằng kỹ thuật tiện.
Quy trình đắp lên sườn implant có thể được thực hiện bằng vật liệu sứ hoặc bằng vật liệu composite/nhựa. Nhựa thường được lựa chọn do có chi phí thấp cũng như dễ thao tác và sửa chữa. Ngược lại, mảng bám sẽ tích tụ trên nhựa nhanh hơn trên sứ, và màu sắc của nhựa sẽ kém ổn định hơn sau thời gian vừa phải hoặc lâu hơn. Những nghiên cứu gần đây khảo sát các biến chứng sinh học và cơ học theo thời gian đã kết luận rằng các biến chứng xảy ra liên tục theo thời gian do mỏi và ứng suất.
Những biến chứng này có thể không gây ra thất bại implant/phục hình, nhưng chúng liên quan đáng kể đến nhu cầu sửa chữa và duy trì cũng như làm tốn thời gian và chi phí cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân. Đắp nhựa làm tăng các biến chứng phục hình như gãy và mòn vật liệu sau một thời gian dài trong quá trình thực hiện chức năng.
>>> Xem thêm: Thăm dò lâm sàng sau khi cấy Implant
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.