MỚI

Hút dịch qua ống nội khí quản cho trẻ sơ sinh thở máy

Ngày xuất bản: 21/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn hút dịch qua ống nội khí quản cho trẻ sơ sinh thở máy áp dụng cho Điều dưỡng khoa Sơ sinh tại các bệnh viện.

Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn, Ngô Đức Thọ Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 06/11/2018

1. Mục đích:

Loại bỏ các chất dịch xuất tiết ra từ khí phế quản, giúp làm thông thoáng ống nội khí quản và các khí phế quản, tránh làm tắc nghẽn đường thở, xẹp phổi, nhiễm trùng phổi.

Hút dịch qua ống nội khí quản cho trẻ

2. Nguyên tắc kỹ thuật

  • Đảm bảo an toàn cho trẻ trước, trong và sau khi hút dịch nội khí quản bằng cách theo dõi liên tục các dấu hiệu sinh tồn và đáp ứng với thủ thuật.
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nguyên tắc vô khuẩn, giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ và người thực hiện thủ thuật.

Có thể bạn quan tâm:

3. Chỉ định và chống chỉ định

3.1. Chỉ định

  • Nghi tắc/bán tắc ống nội khí quản:
    • Thấy có dịch trong ống nội khí quản – Nghe phổi có rale ứ đọng.
    • Di động lồng ngực kém hoặc không.
  • Trước khi rút ống nội khí quản.
  • Lấy bệnh phẩm dịch để xét nghiệm: cấy/soi.

3.2. Chống chỉ định:

Không có chống chỉ định tuyệt đối với hút dịch nội khí quản

4. Tai biến và phòng tránh

4.1. Tai biến

  • Tuột ống nội khí quản
  • Thiếu oxy do hút quá lâu
  • Tổn thương niêm mạc khí, phế quản
  • Ngừng tim
  • Co thắt phế quản
  • Chảy máu khí phế quản
  • Xẹp phổi
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

4.2. Phòng tránh:

  • Để phòng tránh các tai biến trong và sau khi hút dịch nội khí quản người điều dưỡng phải thực hiện đúng các bước trong quy trình, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, theo dõi sát tình trạng của trẻ.

Hút dịch qua ống nội khí quản cho trẻ

5. Các bước thực hiện

Các bước thực hiệnCách thức thực hiệnYêu cầu
A. Trước khi thực hiện kỹ thuật
1. Vệ sinh bàn tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”Đảm bảo các bước theo đúng quy trình
2. Chuẩn bị người bệnh
  • Kiểm tra vị trí ống nội khí quản,cố định (nếu cần)
  • Nếu trẻ có ứ đọng nhiều dịch có thể thay đổi tư thế kết hợp vỗ rung trước khi hút. Trường hợp đặc biệt phải có chỉ định của bác sỹ.
Đánh giá đúng và cần thiết
3. Chuẩn bị dụng cụ
  • Bơm tiêm 1ml
  • Sonde hút theo cỡ ( Phụ lục)
  • Găng tay vô khuẩn
  • Nacl 0.9%
  • Dụng cụ sạch:
    • Máy hút dịch
    • Bóng ambu, mask phù hợp với trẻ
    • Dây nối, nguồn oxy
    • Ống nghe
    • Máy theo dõi SpO2
Đảm bảo các phương tiện dụng cụ đầy đủ, còn hạn sử dụng,
B. Trong khi thực hiện kỹ thuật
4. Định danh người bệnhTheo “Quy định kiểm tra thông tin người bệnh”Đảm bảo đúng người bệnh
5. Kỹ thuật hút hởPhương pháp: 2 điều dưỡng (01 Điều dưỡng chính và 01 Điều dưỡng phụ) Tăng FiO2 lên 5 – 10% so với chỉ số FiO2 cài đặt ban đầu trước khi hút tối thiểu 30 giây.

  • Rửa tay/sát khuẩn tay

1. Người phụ:

  • Bật máy hút kiểm tra và cài đặt áp lực của máy hút. áp lực máy hút 60 – 80 mmHg ( 8 – 11 Kpa)
  • Bóc sonde hút không được chạm tay vào đầu sonde
  • Tháo ống nội khí quản ra khỏi máy thở ( chú ý tắt báo động của máy thở) trước khi bắt đầu hút dịch

2. Người chính: đeo găng vô khuẩn

  • Nối sonde với máy hút và rút khỏi bao
  • Một tay gập sonde hút, một tay cầm ống nội khí quản, luồn nhẹ nhàng sonde vào ống nội khí quản. Độ sâu của sonde hút bằng chiều dài ống nội khí quản
  • Thả tay gập sonde xoay nhẹ đồng thời kéo sonde hút từ trong ra ngoài. Mỗi lần hút không quá 10 giây
  • Trong trường hợp dịch tiết đặc quánh, người phụ có thể nhỏ dung dịch NaCl 0,9% vào ống nội khí quản 0,25 – 0,5ml
  • Sau mỗi lần hút cần cung cấp ngay lại oxy cho trẻ bằng cách
    • Nối lại thở máy (có thể tiếp tục tăng FiO2 trên máy thở tùy theo sự cải thiện SpO2 của trẻ).
    • Hoặc bóp bóng qua ống nội khí quản tăng nồng độ oxy.
  • Chỉ lặp lại động tác hút khi còn nhiều dịch xuất tiết trong ống nội khí quản và vẫn duy trì được đích SPO2 sau lần hút trước
  • Hút dịch mũi, miệng ( nếu có xuất tiết) trước khi hút dịch nội khí quản.
  • Đường thở thông thoáng
  • Phòng ngừa được nhiễm khuẩn
6. Kỹ thuật hút kínPhương pháp chỉ có 1 điều dưỡng

  • Đưa dụng cụ đến bên giường
  • Sát khuẩn tay
  • Lấy NaCl 0,9% vô khuẩn vào bơm tiêm.
  • Bật máy hút, kiểm tra cài đặt áp lực của máy hút.
  • Đeo găng vô khuẩn
  • Nối máy hút với sonde hút
  • Xoay 1800 để mở van kiểm soát ở cuối sonde hút
  • Một tay giữ ống nội khí quản, một tay đưa sonde hút vào ống nội khí quản.
  • Ấn giữ van kiểm soát để bắt đầu hút. Nếu dịch đặc có thể bơm NaCl 0,9% vào cửa bơm tráng ở đầu sonde hút
  • Lặp lại động tác hút nếu còn dịch xuất tiết trong ống nội khí quản và SPO2 vẫn đạt đích sau lần hút trước
  • Sau khi hút dịch nội khí quản, rút sonde hút ra đến khi nhìn thấy vạch đen ở phía cuối sonde hút. bơm NaCl 0.9% qua cửa bơm tráng ở đầu sonde hút, đồng thời ấn giữ van kiểm soát để rửa đờm dãi trong sonde hút.
  • Xoay van kiểm soát 1800 để khóa van
  • Đường thở thông thoáng
  • Phòng ngừa được nhiễm khuẩn
7. Chăm sóc và theo dõi trong, sau hút
  • Sau khi hút kiểm tra vị trí ống nội khí quản, nghe thông khí phổi hai bên để đánh giá hiệu quả hút đờm.
  • Đặt trẻ ở tư thế thích hợp
  • Đánh giá tình trạng trẻ trong và sau khi hút về màu sắc da, nhịp tim, SpO2
  • Giảm dần chỉ số FiO2 trên máy thở về chỉ số cài đặt ban đầu khi đã ổn định, SpO2 đã cải thiện tốt hơn.
  • Đánh giá số lượng, màu sắc, tính chất dịch xuất tiết báo lại bác sỹ:
    • Trong khi hút nếu trẻ tím tái, SpO2 giảm thì phải ngừng hút, bóp bóng qua nội khí quản hoặc cho trẻ thở máy và tăng FiO2 5% , tăng PiP 1-2cmH2O, kiểm tra ống nội khí quản bằng cách nghe thông khí phổi 2 bên.
    • Nếu tuột ống nội khí quản thì phải bóp bóng qua mask cho trẻ và đặt lại
    • Nếu đang hút mà trẻ có nôn trớ thì ngừng hút, đặt nằm nghiêng một bên và hút mũi miệng cho trẻ
Trẻ được theo dõi Phát hiện và xử lý kịp thời
C. Sau khi thực hiện kỹ thuật
8. Phân loại chất thải và thu dọn dụng cụTheo “Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn y tế”Phân loại chất thải đúng quy định
9. Vệ sinh tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”Đảm bảo các bước theo quy trình
10. Ghi chép hồ sơ điều dưỡngTheo “Hướng dẫn ghi chép và sắp xếp hồ sơ bệnh án”Ghi chép đầy đủ, chính xác

Phụ lục:

TuổiCân nặng (kg)Cỡ ống nội khí quảnCỡ sonde hút
Sơ sinh12,55Fr
236Fr
336Fr
3,53,56 – 8Fr
<3 tháng63,56 – 8Fr

Ghi chú:

  • Văn bản được sửa đổi lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia