MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình khử calci

Ngày xuất bản: 08/02/2023
icon-toc-mobile

Hướng dẫn thực hiện quy trình khử calci áp dụng cho đơn nguyên Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Vinmec Times City.

Cung cấp hướng dẫn thực hiện quy trình khử calci đối với các bệnh phẩm xương hoặc canxi hóa. Hiện quy trình này được áp dụng tại đơn nguyên Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Vinmec Times City.

1. Trách nhiệm khi thực hiện quy trình khử calci

  • Bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nhân viên vận chuyển,… và những nhân viên có liên quan đến việc thực hiện quy định.
  • Trưởng đơn nguyên/ Kỹ thuật viên trưởng Đơn nguyên Giải phẫu bệnh chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra chất lượng.

2. Viết tắt và định nghĩa

  • Viết tắt
  • Định nghĩa:
    • Khử xương: Là quá trình loại bỏ muối canxi ra khỏi mẫu mô. Sự hiện diện của muối canxi làm cho bệnh phẩm cứng, khó cắt và hại dao. Do vậy, cần thiết phải loại bỏ muối canxi ra khỏi mô để cho mẫu mô mềm hơn và dễ dàng cắt mảnh.

3. Mục đích, nguyên lý, yêu cầu và yếu tố ảnh hưởng đến khử xương

3.1. Mục đích

  • Loại bỏ muối canxi ra khỏi mô.
  • Không làm tổn hại hình thái của mô.
  • Không gây ảnh hưởng lớn đến việc nhuộm.

3.2. Nguyên lý

Dùng dung dịch acid để loại bỏ Calci chủ yếu dưới 2 dạng CaC204 và Ca3(PO4)2 có trong mô để cắt mảnh được.

3.3. Những yêu cầu để khử xương thành công

  • Mảnh mô nhỏ: Các mảnh mô được cắt dày từ 2 – 6mm, do mảnh dày hơn thời gian khử xương sẽ kéo dài hơn.
  • Cố định đủ: Việc cố định đầy đủ rất cần thiết cho việc khử xương thành công
  • Độ đồng đều: kiểm tra đánh giá độ đồng đều của mẫu mô thường xuyên là yêu cầu bắt buộc để khử xương thành công.
  • Rửa: Mẫu mô cố định sẽ được rửa trong suốt quá trình khử xương. Đủ thể tích dung dịch khử xương: dung dịch khử xương phải đủ số lượng.
  • Phù hợp với thuốc khử xương thích hợp: Lựa chọn thuốc khử xương thích hợp đối với từng loại mẫu.
Tham khảo quy trình thực hiện quy trình khử calci

4. Quy trình thực hiện quy trình khử calci

4.1. Loại mẫu bệnh phẩm

  • Các loại mô có hàm lượng muối canxi cao như:
    • Xương.
    • Răng.
    • Mẫu mô bệnh lý: hạch lao, canxi hóa loạn dưỡng (dystrophic calcification), một số loại u như teratoma,…

4.2. An toàn

  • Mang mặt nạ, găng tay nitril, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ. Khi cưa xương phải dùng 2 mảnh gỗ vuông cạnh để giữ xương cho chắc.
  • Không bao giờ được sử dụng máy cưa xương một mình.
  • Dung dịch khử xương là dung dịch acid, cần thực hiện các biện pháp an toàn hóa chất theo quy định.

4.3. Trang thiết bị

  • Cốc đựng thủy tinh.
  • Máy khuấy.

4.4. Hóa chất – Dung dịch khử calci

  • Dung dịch khử Calci I
    • EDTA2Na 10g.
    • Nước cất 2 lần 100ml.
    • Ammoniac nước hoặc NaOH (nếu cần).
    • Khi hòa EDTA vào nước sẽ hình thành một vẩn đục. Điều chỉnh cho pH của dung dịch từ 7,4 hoặc 7,5 bằng Ammoniac hoặc NaOH.
  • Dung dịch khử Calci II:
    • Dung dịch acid Chlohydric –acid Formic (Callis & Sterchi 1998).
    • Acid chlohydric 8% 1 thể tích.
    • Acid formic 8% 1 thể tích.

4.5. Các bước thực hiện

1Cố định
 
  • Tất cả bệnh phẩm phải được cố định trong NBF 10% từ 18-24h trước khi tiến hành khử xương.
  • Bệnh phẩm được rửa nhẹ dưới vòi nước 15-30’ trước khi khử calci.
2Khử calci
 
  • Bệnh phẩm đặt trong cốc thủy tinh có chứa dung dịch khử Calci ở nhiệt độ phòng, dưới quạt hút khí sao cho: V dung dịch khử Calci > 30 V bệnh phẩm.
  • Lựa chọn dung dịch khử calci:
    • Bệnh phẩm tủy xương: Dung dịch khử Calci I.
    • Bệnh phẩm xương bệnh lý: dung dịch khử Calci I.
    • Bệnh phẩm xương không cần nhuộm đặc biệt hoặc hóa mô miễn dịch (xương cắt bỏ do tai nạn): Dung dịch khử calci II.
    • Trong giờ làm việc có thể dùng máy lắc trong khi tiến hành khử calci.
    • Dung dịch khử Calci được thay hàng ngày và ghi theo dõi vào BM 01.
3Kiểm tra sự khử calci
 
  • Sau 24h khử Calci, dùng kim tiêm loại 25G xuyên qua phần xương của mảnh bệnh phẩm đặt trên một miếng xốp. Nếu kim dễ xuyên qua thì sự khử Calci đã hoàn thành. Nếu chưa xuyên qua cần thay dung dịch khử Calci mới và lặp lại sự kiểm tra như đã nói ở trên.
  • Khi sự khử Calci đã hoàn thành, bệnh phẩm được rửa nhẹ dưới vòi nước 30’ – 1h và chuyển bệnh phẩm theo quy trình thường quy. Khi cắt bỏ vài lát cắt đầu tiên.

5. Kiểm soát chất lượng

5.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình khử xương

  • Nồng độ thuốc thử: Tăng nồng độ thuốc khử xương sẽ làm tăng tốc độ khử xương.
  • Loại thuốc khử xương: Lựa chọn loại thuốc khử xương phù hợp mẫu mô.
  • Nhiệt độ: tăng nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng nhanh tốc độ khử xương.
  • Khuấy trộn dung dịch: khuấy nhẹ dung dịch khử xương sẽ làm tăng nhanh tốc độ khử xương.
  • Mật độ xương: xương cứng thường khử xương lâu hơn.
  • Độ dày mảnh cắt: mảnh cắt.
Khử calci được thực hiện một cách chuyên sâu

5.2. Các thuốc khử xương acid

Hóa chấtNồng độƯu điểmNhược điểm
Aqueous nitric acid5%
  • Hoạt động nhanh
  • Nhuộm nhân tốt
Làm cho mô có màu vàng
Nitric acid formaldehyde10%
  • Hoạt động nhanh: 1-3 ngày
  • Ít nguy cơ gây tổn thương mô và phồng mô
  • Không cần phải rửa nước kéo dài
Nhuộm nhân không tốt lắm
Hydrochloric acid8%
  • Hoạt động nhanh
  • Khử xương lý tưởng cho răng
Nhuộm nhân không tốt lắm
Trichloroacetic acid5g trong 95ml formal saline
  • Không tốt cho xương cứng.
  • Khử chậm hơn từ 4-5 ngày
Formic acid5%Thường là dung dịch khử được lựa chọn thường quy tại nhiều PXNKhử chậm, thường kéo dài nhiều ngày
Dung dịch EDTA10%
  • Bảo quản hình thái mô tốt nhất
  • Có thể nhuộm được hóa mô miễn dịch, ISH…
  • Tốt cho sinh thiết tủy xương bởi vì bảo quản tốt được glycogen.
  • Quá trình khử chậm
  • Cần kiểm soát pH xung quanh 7
  • Cần cắt mỏng mô

6. Lưu hồ sơ

Quy trình khử calciQTQL.GPB.008
BM 01 – Biểu mẫu theo dõi khử CalciPhụ lục 01

7. Các tài liệu liên quan

Đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm mô bệnh học – Phiếu kiểm soát chất lượng hóa chất pha

8. Danh sách phụ lục

Phụ lục 01: BM 01 – Biểu mẫu theo dõi khử Calci

9.Tài liệu tham khảo

  • Trần Đức Hưởng, Giải phẫu bệnh vi thể lâm sàng, Xuất bản lần thứ I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2013 – Khử Calci trang 27 Quy chế bệnh viện – BYT/1997.
  • Pranab Dey, “Basic and Advaced Laboratory Techniques in Histopathology and Cytology”, © Springer Nature Singapore Pte Ltd. 2018
  • John D. Bancroft and Marilyn Gamble, THEORY AND PRACTICE OF HISTOLOGICAL TECHNIQUES, Fifth Edition-2002 Bone Gayle M. Callis, P.269

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
119

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia