MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình điều trị sỏi niệu quản

Tác giả:
Ngày xuất bản: 30/04/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình điều trị sỏi niệu quản áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng Ngoại tiết niệu tại các bệnh viện

Người thẩm định: Phạm Đức Huấn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày hiệu chỉnh: 03//06/2020

1. Chẩn đoán:

  • Lâm sàng: Người bệnh có cơn đau quặn thận hoặc không
  • Siêu âm: Có sỏi, giãn hoặc không giãn niệu quản, đài bể thận.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị: Thấy hình ảnh cản quang ở niệu quản.
  • Chụp CT hoặc UIV: hình ảnh sỏi cản quang ở niệu quản, chức năng thận bình thường hoặc bị ảnh hưởng.

2. Thái độ lựa chọn phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Khi lựa chọn phương pháp điều trị, có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: Sỏi mới phát sinh, di chuyển và chưa gây ứ tắc đường tiết niệu.
  • Giai đoạn cần can thiệp: khi sỏi đã tắc nghẽn không di chuyển nhưng chưa gây biến chứng nặng (có thể hồi phục chức năng thận sau lấy sỏi).
  • Giai đoạn muộn: sỏi đã gây biến chứng (nhiễm khuẩn, ứ nước, ứ mủ thận, mất chức năng thận, viêm thận bể thận xơ teo…). Mỗi giai đoạn đều có những đặc thù riêng, cần có những thái độ xử trí thích ứng và kịp thời mới mang lại kết quả điều trị tốt nhất với 2 mục đích: Loại trừ sỏi ra khỏi đường tiết niệu và các biến chứng của nó.
Hướng dẫn thực hiện quy trình điều trị sỏi niệu quản áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng Ngoại tiết niệu tại các bệnh viện
Hướng dẫn thực hiện quy trình điều trị sỏi niệu quản áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng Ngoại tiết niệu tại các bệnh viện

2.1. Thái độ xử trí trong giai đoạn sớm

2.1.1. Trường hợp sỏi tình cờ phát hiện Người bệnh không đau, siêu âm, chụp UIV hoặc CT có sỏi niệu quản nhỏ hơn 5mm, chức năng thận không bị ảnh hưởng. Những trường hợp này nên điều trị nội khoa, hẹn khám lại kiểm tra định kỳ. 2.1.2. Trường hợp người bệnh bắt đầu có triệu chứng lâm sàng Người bệnh đau âm ỉ vùng thắt lưng, Siêu âm thấy sỏi niệu quản kích thước sỏi lớn hơn (5 – 7 mm), giãn nhẹ đường dẫn niệu trên sỏi, nhưng người bệnh không có biểu hiện nhiễm khuẩn, theo dõi tiếp trong thời gian không quá 2 tuần (14 ngày) và điều trị hỗ trợ bằng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, giảm phù nề. Sau 2 tuần điều trị không thấy sỏi di chuyển thì phải chuyển phương pháp điều trị nội soi tán sỏi niệu quản hoặc tán sỏi NCT. Người bệnh xuất hiện cơn đau quặn thận, dùng thuốc giảm đau không đỡ. Siêu âm, hoặc chụp CT có sỏi niệu quản > 5mm, giãn niệu quản, bể thận thì nên mổ cấp cứu nội soi tán sỏi niệu quản hoặc tán sỏi NCT.

2.2. Thái độ xử trí sỏi niệu quản trong giai đoạn cần can thiệp

Kích thước sỏi: nhìn chung các phương pháp điều trị ít sang chấn phần lớn chỉ có tác dụng tới sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm. Sỏi càng lớn thì tán sỏi ngoài cơ thể càng ít tác dụng, phải tán lại nhiều lần, lên phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi. Vị trí sỏi: Sỏi niệu quản ở đoạn gần nên tán sỏi ngoài cơ thể hoặc nội soi tán sỏi ngược dòng. Sỏi ở đoạn niệu quản đoạn xa và sỏi ở đoạn giữa thì lên tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng bằng Laser. Thành phần sỏi: Sỏi quá rắn như sỏi cystin, phosphat canxi, sỏi acid uric không có kết quả với tán sỏi ngoài cơ thể, nên dùng nội soi qua phúc mạc hay sau phúc mạc lấy sỏi.

Sơ đồ xử trí sỏi niệu quản đoạn xa giai đoạn sớm

Sơ đồ xử trí sỏi niệu quản đoạn gần giai đoạn sớm

2.3. Thái độ xử trí sỏi khi có biến chứng

Sỏi tiết niệu lâu ngày không được xử lý gây biến chứng phá huỷ thận (hiện tại vẫn thường gặp ở người bệnh đến muộn). Biến chứng thường gặp nguy hiểm bao gồm: thận ứ niệu nặng (độ 3, độ 4), thận ứ mủ, viêm thận bể thận, xơ teo, niệu quản bị chít hẹp… Đối với những trường hợp này, trước khi xử lý phải thận trọng đánh giá chức năng thận đối diện, đánh giá tình trạng suy thận (chức năng thận bên có sỏi), thận đơn độc, khả năng hồi phục của thận có sỏi (dựa trên xét nghiệm, siêu âm tình trạng giãn niệu quản – bể thận, nhu mô thận, hình bóng thận,…) để có thái độ xử trí phù hợp nhất là những trường hợp đòi hỏi cần phải cắt bỏ thận.

Sơ đồ xử lý sỏi niệu quản có biến chứng

Tóm lại, phác đồ điều trị sỏi niệu quản hiện nay theo hướng như sau: Khám phát hiện sớm bệnh lý sỏi tiết niệu từ khi sỏi còn nhỏ chưa có biến chứng để điều trị nội khoa hoặc sử dụng các kỹ thuật ít sang chấn trong điều trị có lợi cho người bệnh. Sau điều trị nên theo dõi phòng chống sỏi tái phát bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Từ viết tắt:

  • NQ: niệu quản
  • NSTS: nội soi tán sỏi
  • NCT: ngoài cơ thể

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia