MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình dán nhãn mã giải phẫu bệnh (dán mã Pathcode)

Ngày xuất bản: 06/08/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình  dán nhãn mã giải phẫu bệnh (dán mã Pathcode) áp dụng cho Đơn nguyên Giải phẫu bệnh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

1. Mục đích

Cung cấp hướng dẫn cách dán nhãn mã Giải phẫu bệnh (Pathcode) cho các mẫu bệnh phẩm: tế bào học, mô bệnh học, sinh thiết tức thì, hóa mô miễn dịch,…

2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho Đơn nguyên Giải phẫu bệnh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

3. Trách nhiệm

  • Bác sĩ và Kỹ thuật viên Đơn nguyên Giải phẫu bệnh chịu trách nhiệm thực hiện quy trình.
  • Trưởng đơn nguyên/ Kỹ thuật viên trưởng Đơn nguyên Giải phẫu bệnh chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra chất lượng.

4. Định nghĩa, viết tắt

Pathcode: Là mã định danh duy nhất của bệnh phẩm được dùng xuyên suốt qua một loạt các giai đoạn khác nhau trong phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh.

5. Quy định chung

  • Tất cả các mẫu bệnh phẩm Giải phẫu bệnh, sau khi tiếp nhận sẽ được dán nhãn mã Giải phẫu bệnh (mã Pathcode) cho từng mẫu.
  • Tất cả các tiêu bản và khối nến phải được in nhãn rõ ràng và sử dụng ít nhất 2 thông tin định danh của bệnh nhân và luôn duy trì trong suốt các bước xử lý và kiểm tra mẫu.
  • Mã GPB được cấp khi nhận bệnh phẩm sẽ được sử dụng trên báo cáo giải phẫu bệnh, và tất cả các khối nến và tiêu bản đều được in cùng mã GPB bao gồm cả loại ca bệnh.
  • Tên bệnh nhân được là sử dụng là một thông tin định danh, định dạng tên phải được sử dụng tương tự và liên kết với khối nến và tiêu bản để đúng bệnh nhân.
  • Khi mã GPB chưa được cấp (ví dụ, cắt lạnh hoặc tư vấn trong mổ), phải dán nhãn khối nến và tiêu bản với ít nhất 2 thông tin định danh của bệnh nhân, một trong số chúng là tên của bệnh nhân.
  • Dãn nhãn từng khối nến thu được từ một mẫu bệnh phẩm bằng ký hiệu chữ và số duy nhất có thể liên kết được rõ ràng với mô tả đại thể trong báo cáo giải phẫu bệnh cuối cùng.
  • Trên tiêu bản vi thể, mã GPB phải được in nổi bật nhất (ví dụ, font chữ lớn và in đậm), tiếp theo đến tên bệnh nhân hoặc thông tin định danh thứ hai và tên của quy trình nhuộm. Miễn là khả năng đọc những yếu tố quan trọng không bị nhầm lẫn.
  • Khối nến và tiêu bản nhận được từ bên ngoài để hội chẩn/ xem xét lại sẽ được cấp mã GPB của PXN. Không được che lấp nhãn gốc khi dán nhãn lại 

Các quy định mã hóa mẫu bệnh phẩm Giải phẫu bệnh

Tế bào học phụ khoa (Thinprep, Cellprep, Papsmear)

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhận được nhuộm, dán nhãn tương ứng trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trên lam kính Pathcode: G100000-X trong đó:

  • “G” là kí tự để nhận biết
  • Số thứ tự mẫu sẽ được dán nhãn tăng dần bắt đầu từ 100000 và sẽ được reset lại vào 01/01 hằng năm
  • “X”: là hai số cuối của năm hiện tại. 

VD: Mẫu thứ nhất và thứ hai của năm 2020 sẽ có Pathcode: G100001-20 và G100002-20. Nhãn dán bao gồm các thông tin: Tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, giới tính, PID và Pathcode (Mã số + mã vạch)

Tế bào học không phụ khoa (dịch màng bụng, màng phổi, màng tim,…)

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhân được nhuộm, dán nhãn tương ứng trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trên lam kính Pathcode: C10000-X trong đó:

  • “C” là kí tự để nhận biết
  • Số thứ tự mẫu sẽ được dán nhãn tăng dần bắt đầu từ 10000 và sẽ được reset lại vào 01/01 hằng năm
  • “X”: là hai số cuối của năm hiện tại

VD: Mẫu thứ nhất và thứ hai của năm 2020 sẽ có Pathcode: C10001-20 và

C10002-20. Nhãn dán bao gồm các thông tin: Tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, giới tính, PID và mã Pathcode (mã số + mã vạch), số thứ tự lam kính (nếu mẫu có nhiều lam cùng một vị trí)

Mẫu bệnh phẩm sinh thiết và phẫu thuật

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhân được xử lý, dán nhãn tương ứng trên phiếu chỉ định xét nghiệm, trên cassette và trên lam kính Pathcode: H10000-X trong đó:

  • “H” là ký tự để nhận biết 
  • Số thứ tự mẫu sẽ được dán nhãn tăng dần bắt đầu từ 10000 và sẽ được reset lại vào 01/01 hằng năm
  • “X”: là hai số cuối của năm hiện tại

VD: Mẫu thứ nhất và thứ hai của năm 2020 sẽ có Pathcode: H10001-20 và H10002-20. Thông tin dán nhãn trên casset bao gồm: Mã pathcode (mã số + mã vạch), tên bệnh nhân, số thứ tự XY trong đó:

  • X: là vị trí sinh thiết được đánh thứ tự theo bảng chữ cái A,B,C, …
  • Y: là số thứ tự của cassette trong cùng vị trí sinh thiết, được đánh số theo số thứ tự từ 1,2,3,…

Ví dụ 1: Mẫu bệnh phẩm ở cùng một vị trí được chuyển vào 3 cassette sẽ được

đánh số thứ tự: A1,A2,A3,…

Ví dụ 2: Mẫu bệnh phẩm của cùng một bệnh nhân ở nhiều vị trí khác nhau:

  • Vị trí thứ nhất: A1, A2,..
  • Vị trí thứ hai: B1,B2,….

Thông tin dán nhãn trên lam kính bao gồm: Mã pathcode (mã số + mã vạch), tên

bệnh nhân, số thứ tự XYZ trong đó:

  • X: là vị trí sinh thiết được đánh thứ tự theo bảng chữ cái A,B,C,…
  • Y: là số thứ tự của cassette trong cùng vị trí sinh thiết, được đánh số theo số thứ tự từ 1,2,3,…
  • Z: là số thứ tự các lát cắt (level sections). Được đánh số thứ tự theo chữ số bắt đầu từ số 1.

Ví dụ 1: Mẫu bệnh phẩm được cắt 3 level sẽ được đánh số thứ tự: A1 Level 1, A1 Level 2,…

Khối tế bào cellblock

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhận được dán nhãn: CB1000-X trong đó:

  • “CB” là kí tự để nhận biết
  • Số thứ tự mẫu sẽ được dán nhãn tăng dần bắt đầu từ 1000 và sẽ được reset lại vào 01/01 hằng năm
  • “X”: là hai số cuối của năm hiện tại

VD: Mẫu thứ nhất và thứ hai của năm 2020 sẽ có Pathcode: CB1001-20 và CB1002-20. Thông tin dán nhãn trên cassette và trên lam kính: tương tự như phần mẫu bệnh phẩm sinh thiết và phẫu thuật

Hóa mô miễn dịch

  • Dán nhãn theo Pathcode của mẫu bệnh phẩm sinh thiết hoặc phẫu thuật được dùng để làm hóa mô miễn dịch.
  • Nhãn dán trên lam kính bao gồm các thông tin: Tên marker, số protocol (số + mã vạch), mã Pathcode, tên bệnh nhân, loại mẫu mô, ngày chạy mẫu, tên bệnh viện.
Bệnh phẩm làm sinh thiết tức thì

Mẫu bệnh phẩm sau khi nhân được xử lý, dán nhãn tương ứng trên phiếu chỉ định xét nghiệm và trên lam kính Pathcode: F1000-X trong đó:

  • “F” là kí tự để nhận biết
  • Số thứ tự mẫu sẽ được dán nhãn tăng dần bắt đầu từ 1000 và sẽ được reset lại vào 01/01 hằng năm
  • “X”: là hai số cuối của năm hiện tại

VD: Mẫu thứ nhất và thứ hai của năm 2020 sẽ có Pathcode: F1001-20 và F1002- 20. Nhãn dán trên lam kính bao gồm các thông tin: Tên bệnh nhân, giới tính ngày tháng năm sinh, PID và mã Pathcode (mã số, mã vạch), số thứ tự lam kính (nếu mẫu có nhiều lam cùng một vị trí)

Mẫu bệnh phẩm từ nơi khác gửi đến

Tùy loại mẫu sẽ được mã hóa theo từng loại pathcode tương ứng theo quy định.

6. Kiểm soát chất lượng

Dán nhãn tiêu bản liên quan ít nhất một trong 6 lần giao nhận mẫu bệnh phẩm, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ mẫu bệnh cho các nhân viên khác nhau. Quy trình phức tạp này rất dễ xảy ra sai sót, do vậy, tất cả các nhân viên tham gia vào quy trình đều phải luôn phải đề phòng nguy cơ sai sót có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân.

7. Lưu trữ tài liệu

  • Quy định dán nhãn mã bệnh phẩm giải phẫu bệnh 

8. Tài liệu tham khảo

  • CAP Cytopathology Checklist, Master, 06.04.2020, College of American Pathologists, available at https://www.cap.org/
  • CAP Anatomic Checklist, Master, 06.04.2020, College of American Pathologists, available at https://www.cap.org/
  • CAP General Master Checklist, Master, 06.04.2020, College of American Pathologists, available at https://www.cap.org/
  • Hướng dẫn quy trình chuyên ngành kỹ thuật Giải phẫu bệnh – Tế bào học, Bộ Y Tế, 2013.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết: VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
2

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY