MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai (TĐCS)

Ngày xuất bản: 30/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai (TĐCS) áp dụng cho Bác sĩ, Kỹ thuật viên Phòng khám Tác động cột sống – Vinmec Times City

Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 14/05/2020

1. Mục đích xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai (TĐCS)

  • Cung cấp thông tin: Chỉ định, chống chỉ định, và hướng dẫn kỹ thuật cho bác sĩ, kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt (Tác động cột sống).
  • Đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt (Tác động cột sống).

2. Đại cương

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai bao gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp, túi thanh dịch; không bao gồm các bệnh lý tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,…

2.1. Nguyên nhân

  • Nghề nghiệp: Lao động nặng có chấn thương cơ dai dẳng gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai.
  • Tập thể thao quá sức, chơi một môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai như bơi, tennis, cầu lông,…
  • Chấn thương vùng vai.
  • Bệnh lý toàn thân: tim mạch, ung thư vú,…

xoa bóp điều trị viêm quanh khớp vai

Xoa bóp điều trị viêm quanh khớp vai

2.2. Triệu chứng

Thường biểu hiện đau và hạn chế vận động, tùy theo thể bệnh mà biểu hiện mức độ khác nhau

  • Viêm khớp vai đơn thuần (viêm khớp vai mạn tính): Đau khớp vai, đau thường xuất hiện sau vận động quá mức hoặc sau chấn thương liên tiếp ở vai, đau kiểu cơ học, đau tăng khi vận động. Ít hạn chế vận động, thường đau điểm mỏm cùng vai.
  • Viêm khớp vai vi tinh thể (đau vai cấp): Đau xuất hiện đột ngột, dữ dội, đau toàn bộ vai, đau lan lên cổ, lan xuống tay, khớp vai hạn chế vận động thụ động. vai sung nóng đỏ, có thể có sốt nhẹ.
  • Giả liệt khớp vai (đứt gân mũ cơ quay hoặc bó dài gân cơ nhị đầu): Đau dữ dội khớp vai, kèm theo hạn chế vận động rõ, mất động tác nâng vai chủ động, vận động thụ động khớp vai bình thường, có thể thấy xuất hiện mảng bầm tím ở trước trên cánh tay sau vài ngày.
  • Cứng khớp vai: Đau vai kiểu cơ học, hạn chế vận động thụ động và chủ động các động tác.

3. Chỉ định, chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai (TĐCS)

3.1. Chỉ định

  • Viêm quanh khớp vai do các nguyên nhân: Chấn thương, viêm gân, thoái hóa, vôi hóa phần mềm.
  • Viêm quanh khớp vai do thoái hóa cột sống cổ.
  • Viêm quanh khớp vai do lạnh, ẩm.
  • Viêm quanh khớp vai không rõ nguyên nhân.

3.2. Chống chỉ định

  • Viêm quanh khớp vai do lao, do u, do nhiễm khuẩn.
  • Viêm quanh khớp vai do các bệnh toàn thân khác dẫn tới (ung thư phổi, ung thư vú).
  • Giả liệt khớp vai.

bấm huyết điều trị viêm quanh khớp vai

Bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

4. Trình tự thực hiện

4.1. Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt, bác sĩ Y Học Cổ Truyền.
  • Phương tiện:
    • Ghế trị liệu tiêu chuẩn.
    • Giường bệnh.
    • Phương tiện cấp cứu, theo dõi bệnh nhân khi cần thiết.
  • Người bệnh:
    • Thay trang phục điều trị theo quy định.
    • Giải thích cho NB về quy trình, tác dụng của phương pháp, lưu ý trong điều,trị.
    • Tư thế người bệnh phù hợp với phương pháp điều trị.

4.2. Các bước thực hiện quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai (TĐCS)

Xem bảng tại đây 

4.3. Theo dõi

  • Đau: Quá trình trị liệu có thể làm NB đau do KTV dùng lực nhiều. KTV cần thăm dò ngưỡng chịu đau của NB và giải thích cho NB yên tâm điều trị.

4.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Tư vấn cho NB chế độ sinh hoạt, tập luyện tại nhà trong, sau quá trình điều trị.

Tài liệu tham khảo

  • Đại học Y Hà Nội, “Bài giảng y học cổ truyền tập 2”, Xoa bóp bấm huyệt, Nhà xuất bản y học 2005, Xoa bóp bấm huyệt, 491-509.
  • Đại học y Hà Nội, “Giáo trình xoa bóp bấm huyệt”, Nhà xuất bản y học, 2004, 124-125.
  • Trần Ngọc Ân, “Viêm quanh khớp vai”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản y học, 2002, 364-367.
  • Bệnh viện Bạch Mai, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa”, Cơ xương khớp, Nhà xuất bản y học, 2012, 607-702.
  • Chu Quốc Trường, Phan Như Long, “Bấm huyệt chữa bệnh tập 1”, Bấm huyệt phòng trị một số bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1987, 42-64.

Từ viết tắt

  • TĐCS: Tác động cột sống
  • NB: Người bệnh
  • KTV: Kỹ thuật viên

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia