Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xoa bóp bấm huyệt điều trị tê bì chân (tác động cột sống)
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xoa bóp bấm huyệt điều trị tê bì chân (tác động cột sống) áp dụng cho bác sĩ, kỹ thuật viên Phòng khám Tác động cột sống – Bệnh viện Vinmec Times City
Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày hiệu chỉnh: 12/05/2020
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Cung cấp thông tin về chỉ định, chống chỉ định, và hướng dẫn kỹ thuật cho bác sĩ, kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt (tác động cột sống).
- Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả điều trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ xoa bóp bấm huyệt (tác động cột sống).
2. Đại cương
Tê bì chân là tình trạng rối loạn cảm giác thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh.
2.1. Nguyên nhân
- Sinh lý:
- Nguyên nhân chủ yếu là do mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép. Thường gặp ở những người ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài, ngồi xe nhiều giờ, rung lắc người thường xuyên, thường xuyên gõ bàn phím vi tính, đánh đàn,…
- Thay đổi thời tiết.
- Bệnh lý:
- Do bệnh toàn thân: Rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, tiểu đường, xơ vữa động mạch, béo phì), thiếu các khoáng chất (canxi, B1, B12, omega 3, kali, acid folic,…), nhiễm khuẩn (hủi, lao, thương hàn, zola,…), nhiễm độc kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân, các hóa chất sử dụng trong công nghiệp), ung thư di căn, ung thư nguyên phát gây chèn ép mạch máu thần kinh hông, u não, tai biến mạch máu não,…
- Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh.
- Do bệnh lý gây chèn ép rễ thần kinh như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp,…
2.2. Triệu chứng
- Tê bì chân, NB có cảm giác như kim châm, kiến bò trên da, tê bì có thể chỉ xảy ra ở đầu ngón chân, bàn chân, cẳng hoặc toàn bộ một phía của chân, tê bì thường chỉ xảy ra ở một bên chân nhưng cũng có trường hợp bị cả hai bên chân. Tê bì chân có thể kèm theo yếu chân hoặc đau nhức dọc theo đường đi của thần kinh, mạch máu.
- Triệu chứng khác NB có thể có như: Sốt, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn,…
3. Chỉ định, chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt điều trị tê bì chân
3.1. Chỉ định
- Tê bì chân sinh lý.
- Tê chân do bệnh lý cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp,…
- Các chứng tê bì chân do rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, tiểu đường, xơ vữa động mạch, béo phì), do nguyên nhân khác như (thiếu vitamin B1, nhiễm độc,…), cần kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân.
3.2. Chống chỉ định
- Tê bì chân do bệnh toàn thân nhiễm khuẩn (hủi, lao, thương hàn, zola,…), ung thư di căn, ung thư nguyên phát gây chèn ép mạch máu thần kinh cánh tay, phình mạch máu não, u não.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh.

4. Trình tự thực hiện xoa bóp bấm huyệt điều trị tê bì chân
4.1. Chuẩn bị
- Người thực hiện: Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt, bác sĩ Y Học Cổ Truyền.
- Phương tiện:
- Ghế trị liệu tiêu chuẩn.
- Giường bệnh.
- Phương tiện cấp cứu, theo dõi bệnh nhân khi cần thiết.
- Người bệnh:
- Thay trang phục điều trị theo quy định.
- Giải thích cho NB về quy trình, tác dụng của phương pháp, lưu ý trong điều trị.
- Tư thế người bệnh phù hợp với phương pháp điều trị.
4.2. Các bước thực hiện quy trình kỹ thuật
Các bước thực hiện | Nội dung | Người thực hiện | Tiêu chuẩn |
Bàn giao người bệnh | Bàn giao NB trực tiếp cho KTV điều trị hàng ngày. | Bác sĩ | Bàn giao cụ thể, chi tiết phác đồ điều trị, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. |
Chuẩn bị dụng cụ |
| KTV | Phù hợp, sạch, gọn gàng. |
Giải thích cho người bệnh |
| KTV | Bệnh nhân hiểu và yên tâm điều trị. |
Hướng dẫn tư thế cho NB | NB nằm | KTV | NB cảm thấy thoải mái/ KTV tiện thao tác. |
Day | Day vùng cơ cạnh sống hai bên, day vùng mông, mặt sau đùi bắp chân bên đau. | KTV | Day nhẹ nhàng, đều hai bên. Thực hiện 3 – 5 lần |
Bóp |
| KTV | Bóp nhẹ nhàng hai bên gáy, huyệt Phong trì. Thực hiện 3 – 5 lần. |
Day, bật điểm đau (nếu có) | Xác định điểm đau dọc các đốt sống L1 – S3. | KTV | Day, bật từ nhẹ đến nặng thời gian 5 – 10 phút. |
Ấn huyệt | Ấn các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Huyết hải, Ủy Trung, Côn lôn, Thừa sơn, Túc tam lý, Phong long, Dũng tuyền. | KTV | Ấn từ từ đến ngưỡng chịu đau của NB, giữ 30 – 60 giây. |
Kết thúc điều trị: Thông báo kết thúc điều trị cho NB, ghi chép hồ sơ theo quy định. |
4.3. Theo dõi
- Đau: Quá trình trị liệu có thể làm NB đau tại chỗ do KTV dùng lực nhiều, KTV cần thăm dò ngưỡng chịu đau của NB và giải thích cho NB yên tâm điều trị.
4.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật
- Tư vấn cho NB chế độ sinh hoạt, tập luyện và phòng bệnh tại nhà.
Từ viết tắt:
- TĐCS: Tác động cột sống
- NB: Người bệnh
- KTV: Kỹ thuật viên
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.