Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR áp dụng cho Trung tâm Công nghệ cao Vinmec
Người thẩm định: Hội đồng khoa học Viện Ứng dụng Y học tái tạo
Người phê duyệt: Viện trưởng Viện Ứng dụng Y học tái tạo
Ngày phát hành: 26/08/2021
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Hướng dẫn cho nhân viên phòng thí nghiệm thực hiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể (NST) 13, 18 và 21 bằng phương pháp QFPCR theo bộ sinh phẩm Devyser Compact v3.
- Nhằm đảm bảo tính nhất quán và giảm thiểu những sai sót trong quá trình thực hiện.
2. Nguyên lý
- Quy trình thực hiện phản ứng chuỗi trùng hợp gắn huỳnh quang định lượng (QF- PCR) bao gồm: khuếch đại, phát hiện và phân tích các trình tự lặp lại ngắn (STRs). Các mồi gắn huỳnh quang được sử dụng để khuếch đại các chỉ thị (markers) STRs đặc trưng cho NST và do vậy số lượng mỗi marker biểu thị số lượng bản sao của NST.
- Số lượng tương đối của mỗi alen được định lượng bằng cách tính tỷ lệ giữa chiều cao cực đại hoặc diện tích đỉnh. Một mẫu bình thường có sự góp mặt của 2 NST thường (13, 18, 21) và một cặp NST giới tính (XX hoặc XY), do vậy hai alen của một marker STRs đặc trưng được phát hiện 2 đỉnh theo tỷ lệ 1:1 khi marker là dị hợp tử và 1 đỉnh khi marker là đồng hợp tử. Việc xuất hiện một alen bổ sung dưới dạng đỉnh thứ 3 theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc 2 đỉnh theo tỷ lệ 1:2 hoặc 2:1 cho thấy sự hiện diện của một NST bổ sung như trong trường hợp thể tam nhiễm (trisomy)
3. Định nghĩa và khái niệm liên quan
- Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction) là một kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng để khuếch đại một hoặc một vài bản sao của một đoạn DNA theo cấp lũy thừa, tạo ra hàng ngàn đến hàng triệu bản sao của một trình tự DNA nào đó.
- Điện di mao quản sử dụng lực điện từ để tách các đoạn DNA có kích thước khác nhau

4. Thiết bị/vật tư tiêu hao/hóa chất
4.1 Thiết bị
Tên trang thiết bị | Model/Hãng (SN) | Mã số thiết bị |
Máy giải trình tự 3500 Dx | ABI | 25238-020 |
Máy khuếch đại gen PCR ABI 9700 ống 0.5 ml | ABI | N8050200 |
Máy khuếch đại gen PCR Eppendorf ProS ống 0.2 ml | Eppendorf Pro S | 6325AK113534 |
Máy nanodrop | Thermo Fisher | ND-2000 |
Máy ly tâm Minispin C1301 | Gyrozen | GZS22513060711 |
Máy lắc tròn Vortex MX-S | Dragon LAB | 010151-1306-0432 |
Tủ an hút hóa chất Ascent Max | ADC-4B1 | Esco |
Tủ thao tác PCR SCR-2A1 | 2013-87450 | Esco |
Bể ổn nhiệt WNB14 | L143.1469 | Memmert |
Tủ lạnh | MRV50E | Sanyo |
Bộ pipet | ||
Giá để ống tube 1.5 ml, ống PCR |
4.2. Vật tư tiêu hao
Tên dụng cụ | Cat. Number/Hãng | Ghi chú |
Đầu côn 10 µl | 022491229/Greiner-Bione | |
Đầu côn 100 µl | 772288/Greiner-Bione | |
Đầu côn 200 µl | 022491296/ Greiner-Bione 0030077.555/ Eppendorf | |
Đầu côn 1000 µl | 4140/ Corning | |
Ống Eppendorf 1.7 ml | 3621/Corning | |
Ống PCR 0.5ml | 3750/Corning, GEN | |
Ống PCR 0.2ml | 3745/Corning, Gen | |
Đĩa 96 giếng Micro Amp | 4306737/ Applied Biosystem | |
Tấm cao su phủ bề mặt đĩa phản ứng (Plate Septa) | 4410700/Applied Biosystem | |
Tấm nhựa bọc ngoài đĩa phản ứng (Palte retainer) | 4410227/ Applied Biosystem | |
Khay nhựa đỡ đĩa phản ứng | 4410227/ Applied Biosystem | |
Giấy thấm | Kimwipe | |
Găng tay | Không bột |
4.3. Hóa chất
Tên hóa chất/Kit | Cat. Number/Hãng/NCC | Nhiệt độ bảo quản |
Bộ sinh phẩm Devyser Compact v3 Kit CE IVD, Devyser thành phần gồm có:
| 8-A017/Devyser | -20𝇈C -20𝇈C |
Tách chiết DNA từ mẫu máu Bộ sinh phẩm QIAamp DNA Blood Mini Kit | 51104/QIAgen | Nhiệt độ phòng |
Hóa chất để điện di mao quản trên máy ABI 3500 | ||
Devyser Dye-Set DEV-5: 560 SIZER ORANGE, Devyser | 8-A402/Devyser | Ngăn 4𝇈C, tủ lạnh 1 |
POP-7 Polymer | 4393709/ ABI | 4𝇈C |
Cathode Buffer Container | 4408258/ ABI | 4𝇈C |
Anode Buffer Container | 4393925/ABI | 4𝇈C |
Hi-DiTM Formamide | 4311320/ABI | -20𝇈C |
Ethanol 70 % | Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam | Nhiệt độ phòng |
5. An toàn
Các yêu cầu về an toàn phòng xét nghiệm được đề cập tại mục 5 của “Quy trình giải trình tự đoạn gen theo yêu cầu (1 cặp mồi)
6. Quy trình chuyên môn xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR
6.1. Loại mẫu
- 2 ml máu ngoại vi đựng trong ống chống đông EDTA
- 15 – 20ml dịch ối trong ống falcon hoặc mẫu gai nhau sinh thiết
6.2. Tiếp nhận mẫu
- Thực hiện các bước như đã đề cập trong mục “6.2. Tiếp nhận mẫu” của “Quy trình tách chiết và lưu trữ DNA từ mẫu máu ngoại vi, tế bào ối và gai nhau”
6.3. Chuẩn bị thực hiện quy trình
- Ghi Biểu mẫu theo dõi thực hiện xét nghiệm, lưu bản mềm trên máy tính, ổ lưu dữ liệu chung của Khối DTYH.
6.4. Các bước tiến hành chuyên môn xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR
Bước tách DNA và tiêu chuẩn đạt của mẫu sau tách chiết được đề cập cụ thể tại mục 6.3 của “Quy trình tách chiết và lưu trữ DNA từ mẫu máu ngoại vi, tế bào ối và gai nhau” Thực hiện phản ứng PCR:
- Giữ lạnh các thành phần PCR và DNA khuôn. Chuẩn bị master mix
- Lập biểu mẫu “Xác định bất thường NST 13, 18, 21 liên quan Hội chứng Down, Patau, Edward (QF-PCR)” (BM01-XNG31).
- Chuẩn bị hỗn hợp phản ứng (HHPƯ) (tại phòng Pre PCR).
- Rã đông các thành Bộ Kit Devyser Compact v3. Lưu ý Bộ Kit Devyser Compact v3 chỉ có 2 thành phần bao gồm: (1) phần phản ứng chứa PCR Activator (Enzyme) và (2) Compact v3 Mix (chứa các cặp mồi và thành phần phản ứng PCR).
- Khi hóa chất đã tan đông hoàn toàn, giữ các ống trên khay lạnh. Mix hỗn hợp phản ứng bằng cách thêm 500µl Mix Compact v3 Mix vào PCR Activator.
- Chuẩn bị Master Mix cho 05 mẫu: Chia đều 20 µl HHPƯ vào từng ống PCR được đặt trên giá lạnh. Bảo quản ở 2-8 oC trong ít nhất 7 ngày và dưới -18oC trong ít nhất 90 ngày. Lưu ý: Tránh rã đông nhiều lần.
- Chuẩn bị khuôn DNA
- Thực hiện tra khuôn DNA trong tủ an toàn sinh học (PCR Cabinet) (tủ dành riêng thao tác với mẫu DNA đã tách chiết).
- Chuẩn bị các mẫu DNA đã tách chiết, trộn đều và ly tâm nhanh các ống chứa mẫu.
- Kiểm tra các mẫu DNA đã được sắp xếp theo thứ tự phù hợp.
- Nồng độ DNA đầu vào trong khoảng 3-30 ng/phản ứng PCR (0,6-6 ng DNA genome/µl mẫu).
- Tra 5 µl từng mẫu DNA vào các tuýp PCR tương ứng chứa HHPƯ, mix bằng pipet 3 lần.
- Ly tâm nhanh các tuýp PCR.
- Thực hiện phản ứng QF-PCR (tại phòng PCR)
- Khởi động máy PCR ít nhất 5 phút trước khi thực hiện chương trình nhiệt.
- Với ABI GeneAmp® System 9700 cài “ramp speed” là “9600 mode”. Với các máy luân nhiệt khác, cần chọn tốc độ gia nhiệt như sau: Heating 0,8oC/s, Cooling 1,6oC/s.
- Lựa chọn chương trình nhiệt “QF-PCR” đã được cài đặt trên máy. Kiểm tra tổng thể tích phản ứng là 25μl
- Kết thúc phản ứng PCR, bảo quản sản phẩm PCR tại tủ lạnh lưu mẫu 4oC.
- Điện di mao quản sản phẩm QF-PCR
Bước này cần đặc biệt chú ý các thao tác và thông số như sau:
- Khởi động máy điện di mao quản 3500Dx (ABI) ít nhất 15 phút trước khi chạy điện di.
- Chuẩn bị mẫu loading cocktail bằng cách trộn 2 μl của Size standard (560 SIZER ORANGE) với 100 μl Hi- Di formamide (đủ cho 06 mẫu).
- Tính toán số lượng mẫu và chuẩn bị thể tích hỗn hợp loading cocktail cho phù hợp.
- Vortex trong vòng 15 giây.
- Chia 15 µl loading cocktail vào đĩa 96 giếng Microwell trên máy ABI 3500Dx theo đúng vị trí đã nêu trong biểu mẫu (BM01-XNG31).
- Thêm 1.5 μl sản phẩm PCR của các mẫu vào các giếng tương ứng.
- Đặt tấm phản ứng vào vị trí khay mẫu trên máy ABI 3500Dx.
- Thực hiện điện di mao quản theo hướng dẫn:
- Kiểm tra tình trạng sinh phẩm điện di mao quản: trên màn hình chính (Dashboard) của phần mềm, kiểm tra các thông số đo của Polymer, Anode buffer, Cathode buffer và mao quản.
- Hạn sử dụng của sinh phẩm.
- Lượng sinh phẩm còn lại đủ để thực hiện điện di mao quản.
- Cài đặt nhiệt độ chạy máy, chọn Start Pre-heat.
- Kiểm tra bọt khí bên trong hệ thống bơm. Nếu có bọt khí, thực hiện đuổi bọt khí theo chương trình Remove Bubble wizard và làm theo hướng dẫn.
- Khai báo thông tin lần chạy:
- Trên màn hình chính (Dashboard), chọn Create new plate.
- Hộp thoại Template xuất hiện, lựa chọn:
- Number of well: 96
- Plate type: Fragment
- Capillary Length: 50 cm
- Polymer: POP 7
- Sample names and sample types: Khai báo vị trí mẫu, tên mẫu.
- Assay: QF-PCR
- Hiệu điện thế đầu vào: 1.6 kv
- Thời gian đầu vào: 15 giây
- Hiệu điện thế chạy: 19.5 kv
- Thời gian chạy: 1500 giây
- Results group: lựa chọn folder QF lưu kết quả.
- Chọn Link plate for run.
- Chọn Start run
6.5. Phân tích và báo cáo kết quả xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR
- Phân tích kết quả
Hình 1. Tổng quan các STR marker của Devyser Compact v3
- Kết quả điện di mao quản được thu thập và xử lý bằng phần mềm Genemapper (bản quyền), panel Devyser Compact v3 để phân tích kết quả tín hiệu các đoạn fragment thu được. Sao chép kết quả ra đĩa CD/DVD và lưu vào máy tính phân tích.
- Việc phân tích các marker dị hợp tử biểu diễn hai đỉnh alen được thực hiện bằng cách tính tỷ lệ diện tích đỉnh (đỉnh 1/đỉnh 2). Đỉnh 1 là diện tích của đoạn có chiều dài ngắn hơn và đỉnh 2 là diện tích của đoạn dài hơn (Hình 2). Xem tiêu chí tỷ lệ ở dưới đây để giải thích kết quả.
- Đối với các makers có 3 đỉnh alen, tỷ lệ luôn được tính bắt đầu bằng diện tích của đoạn có độ dài ngắn nhất (đỉnh 1), tức là đỉnh 1/ đỉnh 2 và đỉnh 1/ đỉnh 3, tương ứng (Hình 3). Các STR dị hợp được coi là có thông tin và các marker đồng hợp tử được coi là không có thông tin
Hình 2: Hình ảnh biểu thị marker STR dị hợp tử (A) và STR đồng hợp tử hoặc monosomic(B)
Hình 3: Hình ảnh biểu thị marker STR của thể Trisomy 21
- Tiêu chí tỷ lệ (Ration Criteria – RC)
- RC 1 được dùng khi khoảng cách 2 đỉnh < 24bp.
- RC 2 được dùng khi khoảng cách 2 đỉnh ≥ 24bp.
- Các marker biểu diễn hai đỉnh alen
- Các marker biểu diễn ba đỉnh alen
- Tỷ lệ chiều cao
- Tỷ lệ chiều cao có thể được tính khi tỷ lệ diện tích được phân loại là không kết luận. RC tương tự được áp dụng như để tính tỷ lệ diện tích.
- Báo cáo kết quả
- Kết quả bình thường: Mẫu alen bình thường được xác định bởi:
- Marker biểu diễn 2 đỉnh có chiều cao/diện tích tương tự nhau và tỷ lệ được phân loại là 1:1.
- Để giải thích kết quả là bình thường đối với một nhiễm sắc thể, phải có ít nhất 2 marker có thông tin của một kiểu gen bình thường trong khi tất cả các marker khác là không có thông tin. Tuy nhiên, có thể trả kết quả với chỉ một marker cho thông tin của một kiểu gen bình thường và tất cả các marker khác không có thông tin như là một kết quả bình thường, nhưng cần nêu rõ kết quả được trả dựa trên chỉ một marker (tên và vị trí marker) và kết quả này phải được xác minh. Giải thích kết quả cụ thể theo một số mẫu sau.
- Kết quả bình thường: Mẫu alen bình thường được xác định bởi:
- (Nhiễm sắc thể 13, 18, 21, XY) bình thường
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13, 18, 21, có tỷ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của các marker AMELY và SRY.
- AMELXY có tỉ lệ 1:1.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 là không có thông tin (1 peak).
- Tất cả các marker giả autosomal có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZFYX có tỉ lệ 1:1.
- (Nhiễm sắc thể 13, 18, 21, XX) bình thường
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13, 18, 21, có tỷ lệ 1:1.
- Chỉ có sự hiện diện của marker AMELX và không có các marker AMELY và SRY.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 1:1.
- Các marker X1, X3, X9 có thông tin phải có tỉ lệ 1:1.
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZFYX có tỉ lệ 1:1.
- Trisomy NST 13, 18, 21 (Không khảm): Mẫu alen bất thường trisomy được xác định bởi:
- Marker biểu diễn 2 đỉnh có chiều cao/ diện tích khác biệt và tỷ lệ được phân loại là 2:1 hoặc 1:2.
- Marker biểu diễn 3 đỉnh có chiều cao/ diện tích tương tự nhau và tỷ lệ được phân loại là 1:1:1.
- Để giải thích kết quả là trisomy đối với một nhiễm sắc thể cụ thể, phải có ít nhất 2 marker có thông tin của một kiểu gen trisomy trong khi tất cả các marker khác không có thông tin.
- Trước khi trả kết quả bất thường, danh tính của các mẫu có kết quả bất thường sẽ được xác nhận bằng một lần xét nghiệm lặp lại cùng một mẫu ban đầu hoặc so sánh kiểu gen với mẫu máu của mẹ. Giải thích kết quả cụ thể theo một số mẫu sau.
- Trisomy 13, chưa phát hiện bất thường với NST 18, 21, X, Y
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13 cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 18, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của các marker AMELY và SRY. AMELXY, ZFYX có tỉ lệ 1:1.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 là không có thông tin (1 peak).
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3 có tỉ lệ 1:1.
- Trisomy 18, chưa phát hiện bất thường với NST 13, 21, X, Y
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 18 cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của các marker AMELY và SRY. AMELXY, ZFYX có tỉ lệ 1:1.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 là không có thông tin (1 peak).
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3 có tỉ lệ 1:1.
- Trisomy 21, chưa phát hiện bất thường với NST 13, 18, X, Y
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 21 cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13, 18 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của các marker AMELY và SRY.
- AMELXY, ZFYX có tỉ lệ 1:1.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 là không có thông tin (1 peak).
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3 có tỉ lệ 1:1.
- Monosomy X (45, X)
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13,18, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của AMELX và Không có sự hiện diện các marker AMELY và SRY.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 là không có thông tin (1 peak).
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZYFX đều không có thông tin.
- 47, XXY
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13,18, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của AMELY và SRY và AMELXY có tỷ lệ 2:1.
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 1:1.
- Các marker X1, X3, X9 có thông tin cho tỉ lệ 1:1.
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZYFX cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- 47, XYY
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13,18, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Có sự hiện diện của AMELY và SRY và AMELXY có tỷ lệ 1:2
- Marker T1, T3 có tỉ lệ 2:1.
- Các marker X1, X3, X9 không có thông tin.
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZYFX cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- 47, XXX
- Tất cả các marker có thông tin trên NST 13,18, 21 cho tỉ lệ 1:1.
- Không có sự hiện diện của AMELY và SRY và AMELXY không có thông tin.
- Loại trừ phân tích kết quả của Marker T1, T3 khi nghi ngờ có sự hiện diện của 3 NST.
- Tất cả các marker X1, X3, X9 có thông tin cho tỉ lệ 1:2. 2:1, 1:1:1.
- Tất cả các marker giả autosoma có thông tin bao gồm XY2, XY3, ZYFX cho tỉ lệ 1:2, 2:1, 1:1:1.
- Khảm
- Khảm cho trisomy và các dòng tế bào bình thường có thể được phát hiện bằng phân tích QF-PCR, biểu hiện của nó là việc thêm các đỉnh hoặc tỷ lệ giữa 2 alen lệch nhau trên các nhóm marker đặc hiệu của một NST. Khảm được phân tích ở mức độ ít nhất 20%.
- Với mẫu CVS, hầu hết các trường hợp xét nghiệm QF PCR được thực hiện với một lượng nhỏ hoặc vùng giới hạn và kết quả này có lẽ chủ yếu đại diện cho cytotrophoblast.
- Nhiễm tế bào mẹ (MCC)
- MCC có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trước sinh. Nếu hai kiểu gen không biểu hiện bốn alen ở bất kỳ các marker nào, thì khả năng cao kết quả đại diện cho MCC. Đặc biệt, một mẫu với MCC được biểu hiện bởi sự hiện diện của các marker 3 alen (A, B, C) với tỷ lệ A+B=C, trong đó A và B là alen của thai nhi và mẹ còn C là alen chung của cả 2 mẹ con.
- Nếu tỷ lệ alen là không kết luận và/hoặc kiểu gen của mẹ có mặt ở mức độ cao, kiểu gen của thai nhi không nên được giải thích bởi kiểu gen nhiễm có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích.
- Nếu kiểu gen thứ hai ở mức độ thấp phù hợp để tất cả các tỷ lệ alen đều nằm trong phạm vi bình thường hoặc bất thường và mẫu có chất lượng hợp lý, có thể chấp nhận để giải thích và trả kết quả.
- Trường hợp MCC được xác định, cần xem xét đến tầm quan trọng của các xét nghiệm tiếp theo như aCGH, karyotype…
- Kết hợp giữa các marker bình thường và bất thường
- Theo nguyên tắc chung, dự kiến tất cả các dấu hiệu thông tin trên cùng một nhiễm sắc thể sẽ hiển thị kết quả phù hợp với cách giải thích bình thường, bất thường, khảm hoặc MCC. Bất kỳ kết quả không nhất quán nào cũng nên được kiểm tra. Nếu cả kết quả bình thường và bất thường trên các marker cho một nhiễm sắc thể cụ thể được quan sát thì các nghiên cứu sâu hơn được khuyến khích thực hiện.
- Ví dụ: Hạ thấp nhiệt độ quá trình ủ PCR, kiểm tra tế bào nuôi cấy bổ sung, xét nghiệm trên của cha mẹ hoặc thực hiện các xét nghiệm khác như aCGH/karyotype/FISH.
- Một kết quả như vậy có thể đại diện cho một đa hình không có ý nghĩa lâm sàng hoặc mất cân bằng một phần nhiễm sắc thể và các nguyên nhân thường gặp là: Single-nucleotide polymorphism (SNPs) với các trình tự mồi; Copy number variant (CNV); Somatic microsatellite mutations (SMM).
- Nếu kết quả bất thường không được biểu hiện do các đa hình như trên, các báo cáo và xét nghiệm sâu khác cần được thực hiện
- Hạn chế của xét nghiệm
- QF-PCR không thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào nằm ngoài các marker khảo sát.
- Không phát hiện chuyển đoạn cân bằng.
- Không phát hiện được Deletion và monosomy một phần.
- Có thể không phát hiện được Khảm ở mức độ thấp.
7. Kiểm soát chất lượng
- Lượng DNA đầu vào tối thiểu là 1-3ng (0,6 – 6 ng/µl); 260/280 = 1.8-2.0; 260/230 ≥ 2
- Cường độ tín hiệu của các đỉnh STS > 500 RFU.
8. Xử lý mẫu và chất thải
- Đã được đề cập ở mục 8 của ‘ Quy trình giải trình tự đoạn gen theo yêu cầu – 1 cặp mồi” .
9. Biểu mẫu/bảng kiểm/phụ lục
Phụ lục 1: Biểu mẫu theo dõi xét nghiệm: BM01: XNG-31 Phụ lục 2: Phiếu trả kết quả xét nghiệm: BM02: XNG-31 Phụ lục 3: Lưu đồ thực hiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán các thể lệch bội thường gặp cho nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X và Y bằng kỹ thuật sinh học phân tử QF-PCR Phụ lục 4: Bảng kiểm thực hiện quy trình
Tài liệu liên quan
- Quy trình tiếp nhận yêu cầu xét nghiệm
- Quy trình kỹ thuật “Tách chiết DNA tổng số”
- Quy trình báo cáo kết quả xét nghiệm
- Quy trình kỹ thuật “Duy trì cơ sở vật chất và điều kiện môi trường”
- Biểu mẫu “Xác định bất thường NST 13, 18, 21 liên quan hội chứng Down, Patau, Edward (QF-PCR)” (BM01-XNG31)
Tài liệu tham khảo
- ReliaPrep Blood gDNA Miniprep System protocol, Promega.
- QIAamp DNA blood mini kit protocol, QIAGEN.
- Devyser Compact v3 protocol for invitro diagnostic use.
- QF-PCR for the diagnosis of aneuploidy best practice guidelines (2011), draft v3.01 March 2011.
- Hướng dẫn sử dụng thiết bị ABI 3500.
Từ viết tắt:
- DNA: Deoxyribonucleic Acid
- QF-PCR: Quantitative Fluorescent Polymerase Chain Reaction
- NST: Nhiễm sắc thể
- DTYH: Di truyền Y học
- PCR: Polymerase chain reaction
- MCC: Maternal cell contamination (Nhiễm mẹ)
- SNP: Single nucleotide polymorphism
- SMM: Somatic microsatellite mutations
- CNV: Copy number variant
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.