MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn về tiêm thuốc đường tĩnh mạch

Người thẩm định:
Người phê duyệt:
Ngày xuất bản: 10/08/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn về tiêm thuốc đường tĩnh mạch áp dụng cho khối điều dưỡng tại các bệnh viện và phòng khám.

Tác giả: Trần Anh Cường, Ngô Thanh Hải, Phạm Minh Nhức

Phần I: Đại cương

1. Mục đích

Đảm bảo kỹ thuật được thực hiện chính xác, an toàn, giảm nguy cơ biến chứng và thống nhất giữa các nhân viên khi thực hiện tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch.

2. Trường hợp áp dụng

  • Các trường hợp người bệnh cần hồi sức cấp cứu: sốc, trụy mạch, suy hô hấp, hôn mê, ngừng tuần hoàn,…
  • Tiêm, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch
  • Truyền dịch liên tục
  • Truyền dịch ngắt quãng
  • Trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật, các thuốc cản quang.

3. Trường hợp không áp dụng

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối cho thiết lập đường truyền tĩnh mạch, tuy nhiên, nên tránh tiếp cận tĩnh mạch ngoại biên ở những vị trí bị tổn thương, bị nhiễm trùng hoặc bị bỏng, đoạn cuối chi bị tê liệt, chỗ phù nề, vị trí khớp nối, tĩnh mạch bị xơ cứng.,…
  • Một số dung dịch gây kích ứng và kích thích (pH <5, pH> 9 hoặc độ thẩm thấu > 600 mOsm/L) có thể gây phồng rộp và hoại tử mô nếu rò rỉ vào mô, bao gồm các dung dịch xơ cứng, một số tác nhân hóa trị và thuốc vận mạch, nên những thuốc này chỉ nên được đưa qua tĩnh mạch ngoại vi trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi không có sẵn một đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

Phần II: Quy trình kỹ thuật

Các bước và cách thức thực hiệnYêu cầu (Lý do/ Tiêu chuẩn cần đạt/ Lưu ý)
A. Trước khi thực hiện kỹ thuật
1. Vệ sinh tay: Rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh
  • Tránh lây nhiễm cho người bệnh và dụng cụ.
Theo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”
2. Chuẩn bị dụng cụ và xe tiêm: Thực hiện theo “Hướng dẫn chuẩn bị xe tiêm, truyền, thay băng”
  • Xe được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ.
  • Các dụng cụ phải đầy đủ và sắp xếp thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật
3. Chuẩn bị thuốc tiêm tĩnh mạch: Thực hiện theo “Hướng dẫn chuẩn bị thuốc tiêm truyền”
  • Chuẩn bị đầy đủ thuốc theo y lệnh và chỉ chuẩn bị thuốc cho 1 NB tại 1 thời điểm.
  • Đảm bảo: đúng NB, đúng thuốc, đúng liều dùng, còn hạn dùng, còn chất lượng cảm quan và tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.
B. Trong khi thực hiện kỹ thuật
4. Định danh NB: Theo “Quy định kiểm tra thông tin người bệnh”
  • Đảm bảo đúng người bệnh
Thông báo và giải thích cho NB hoặc NNNB:

  • Các bước tiến hành để họ yên tâm và hợp tác trong quá trình thực hiện
  • Xác định tình trạng NB phù hợp với chỉ định hiện tại.
  • Hỏi lại NB về tiền sử dị ứng:
  • Tên thuốc, tác dụng trị liệu và tác dụng không mong muốn của thuốc
  • Đề nghị NB/NNNB kiểm tra lại thông tin về tên thuốc và tên NB trên bơm tiêm thuốc pha
  • Đảm bảo an toàn NB
  • NB/ người nhà yên tâm và hợp tác
  • NB/ NNNB biết được tên thuốc và tác dụng trị liệu của thuốc
  • Đảm bảo 7 đúng
Chuẩn bị tư thế NB:

  • Sát khuẩn tay trước khi chạm vào NB
  • Hướng dẫn hoặc đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi. Hướng dẫn cách giữ trẻ nếu là trẻ em
  • Thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật
7. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân:

  • Vệ sinh tay thường quy.
  • Đeo khẩu trang
  • Mang găng tay
  • Đảm bảo đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và đúng quy trình.
8. Xác định vị trí tiêm:

  • Garo (nếu có thể) để dễ xác định vị trí.
  • Tĩnh mạch vùng chi trên
  • Tĩnh mạch vùng chi dưới
  • Hoặc tĩnh mạch vùng đầu (đối với trẻ nhỏ)
  • Tháo garo (nếu có) sau khi đã xác định được vị trí.
  • Chọn tĩnh mạch mềm mại, to, rõ, thẳng, ít di động
9.  Thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc:

  • Trường hợp tiêm thuốc trực tiếp:
    • Buộc dây garo để làm nổi ven trên vị trí đâm kim khoảng 5-10 cm
    • Sát khuẩn vị trí tiêm bằng gạc tẩm cồn ít nhất 2 lần từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc, đường kính khoảng 5 cm
    • Đuổi khí ở bơm tiêm (nếu có)
    • Để mặt vát kim lên trên, căng da và đâm kim chếch 15-300 so với mặt da, khi mũi vát qua da thì hạ bơm tiêm luồn kim vào tĩnh mạch
    • Rút nhẹ pittong thấy máu trào ra, tháo dây garo
    • Cố định bơm kim tiêm chắc chắn, bơm thuốc chậm từ từ vào tĩnh mạch, đồng thời quan sát vị trí tiêm và sắc mặt NB
    • Khi bơm hết thuốc, rút kim nhanh, kéo chệch da và sát khuẩn lại sau tiêm.
    • Dùng gạc khô ấn nhẹ vào nơi tiêm 2-3 phút.
    • Dán băng dính cá nhân vào vị trí tiêm
    • Thông báo cho NB đã thực hiện xong kỹ thuật và giúp NB tư thế thoải mái
  • Trường hợp tiêm thuốc qua kim luồn có sẵn
    • Kiểm tra sự thông suốt của kim luồn.
    • Sát khuẩn đốc kim luồn, đầu dây nối tiêm truyền hoặc chạc ba tiêm bằng gạc tẩm cồn.
    • Gắn bơm tiêm 10ml chứa 2-3ml dung dịch NaCl 0,9% vào đốc kim luồn, rút nhẹ nhàng có máu trào ra và bơm dung dịch vào kim luồn để thông kim
  • Trường hợp tắc kim không thể thông được cần giải thích cho NB/ NNNB và tiến hành đặt lại kim luồn khác (Thực hiện theo quy trình đặt kim luồn tĩnh mạch).
  • Tháo bơm tiêm thông kim và gắn đầu bơm tiêm chứa thuốc tiêm hoặc đầu dây nối bơm tiêm điện đã đuổi khí (nếu dùng bơm tiêm điện) với đốc kim luồn, dây nối tiêm truyền hoặc chạc 3 tiêm
  • Bơm thuốc chậm từ từ vào tĩnh mạch, đồng thời quan sát vị trí tiêm và sắc mặt NB hoặc cài đặt tốc độ trên bơm tiêm điện theo chỉ định (nếu dùng bơm tiêm điện)
  •  Khi tiêm hết thuốc, tráng kim luồn/dây nối tiêm truyền bằng bơm tiêm 10ml chứa dung dịch NaCl 0,9% bơm ngắt quãng từng nhịp 1ml/nhịp, chừa lại trong bơm từ 0,5-1ml; phải sát khuẩn đốc kim luồn/chạc ba tiêm và gắn nút đóng đường truyền để lưu kim.
  • Đảm bảo vùng da sát khuẩn khô tự nhiên trước khi chọc kim
  • Đặt được kim vào tĩnh mạch
  • Đảm bảo kim được cố định chắc chắn và an toàn NB trong lúc tiêm thuốc.
  • Đảm bảo vị trí tiêm không chảy máu
  • Sát khuẩn đúng quy trình kỹ thuật
  • Đánh giá được sự lưu thông của kim trước khi tiêm thuốc
  • Đảm bảo an toàn NB trong lúc tiêm thuốc
  • Đảm bảo thuốc không còn tồn đọng trong dây hoặc kim và không có máu trào ngược ra.
C. Sau khi thực hiện kỹ thuật
10. Đảm bảo an toàn cho NB trước khi kết thúc:

  • Thông báo cho NB đã thực hiện xong kỹ thuật và giúp NB tư thế thoải mái
  • Thông tin cho NB/ NNNB về tác dụng không mong muốn của thuốc (nếu có) và dặn NB/ NNNB khi có dấu hiệu bất thường: Ban đỏ, mẩn ngứa, lạnh, khó thở… cần bấm chuông gọi ĐD hỗ trợ
  • Đặt chuông báo gọi trong tầm tay NB.
  • NB/ người nhà được tư vấn đầy đủ về tác dụng phụ, phản ứng, các vấn đề cần theo dõi trong và sau khi tiêm
  • Theo “Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn y tế”
  • Vệ sinh xe sau tiêm theo “Hướng dẫn chuẩn bị xe tiêm, truyền, thay băng”
  • Phân loại và chất thải đúng quy định
11.  Vệ sinh tay: Theo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”
  • Đảm bảo các bước theo quy trình
12. Ghi chép hồ sơ: Theo “Hướng dẫn ghi chép và sắp xếp HSBA”
  • Ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng biểu mẫu theo quy định.
  • Báo cáo ADR, sự cố (nếu có)
13. Theo dõi, đánh giá:

  • Theo dõi, đánh giá tình trạng của NB trong và sau quá tiêm
  • Đánh giá sự thông suốt của đường tiêm trong quá trình tiêm thuốc bằng bơm tiêm điện
  • Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường
  • Đảm bảo đường tiêm thông suốt trong quá trình tiêm thuốc bằng bơm tiêm điện

Phần III. Những lưu ý khi tiêm thuốc

  • Phải bảo đảm kỹ thuật vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch và đây là một thủ thuật xâm lấn trực tiếp vào mạch máu.
  • Khi tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch, có rất ít cơ hội để ngừng tiêm kịp thời nếu xảy ra phản ứng bất lợi/phản vệ do thuốc gây ra vì hầu hết các thuốc tiêm tĩnh mạch đều đạt nồng độ đỉnh nhanh chóng do đó đòi hỏi có sự chuẩn bị và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch, nếu tiêm với tốc độ quá nhanh hoặc không chính xác, có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong.
  • Một số loại thuốc không được tiêm tĩnh mạch (chống chỉ định) như: thuốc tan trong dầu, thuốc nồng độ điện giải đậm đặc, heparine nguyên chất,…
  • Tiêm thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch có thể làm tổn thương các mô xung quanh. Nguy cơ viêm tĩnh mạch với thuốc có nồng độ cao, đặc biệt là với các tĩnh mạch ngoại biên nhỏ hoặc tại vị trí đặt kim luồn. Một số loại thuốc khi thoát mạch thấm vào mô xung quanh có thể gây hoại tử như các thuốc hóa trị…

Phần IV. Một số tai biến/sự cố có thể xảy ra

Tai biến/sự cốXử trí
Dị ứng và kích ứng: Mẩn đỏ, NB đau khi tiêm, da nhợt nhạt do co thắt mạch.Ngừng tiêm, báo bác sĩ, theo dõi NB và thực hiện y lệnh tiếp theo.
Nơi tiêm sưng đỏ: Nhiễm khuẩn tại chỗNgừng tiêm, rút bỏ dịch từ các mô (nếu có thể), rút bỏ kim, sát khuẩn vùng tiêm, nâng cao chi thoát mạch, chườm ấm (Glucose, calci, thuốc vận mạch) hoặc chườm lạnh (vancomycin. Phenolbarbital, amiodarone)
Bơm thuốc vào thấy sưng nề vùng đặt kim: Thoát mạch hoặc kim không hoàn toàn trong lòng mạchRút bỏ kim
Khi kim tiêm vào đúng tĩnh mạch mà không thấy máu chảy raDùng bơm tiêm chứa Natri Clorua 0,9% rút nếu thấy máu ra sau đó bơm vào nếu nhẹ tay, không phù là vào đúng mạch
Khi bơm Natri Clorid 0,9% thấy trắng dọc theo

đường đi

Rút bỏ kim vì vào động mạch
Không tiêm được tĩnh mạch sau 5 phút trong trường hợp cấp cứuBáo bác sĩ để chỉ định đường tiêm/truyền khác (tĩnh mạch trung tâm hoặc tiêm tủy xương hoặc bộc lộ tĩnh mạch

Các từ viết tắt:

  • NB: Người bệnh
  • NNNB: Người nhà người bệnh
  • ĐD: Điều dưỡng

Tài liệu tham khảo:

  • Robert L Frank, Allan B Wolfson, và Jonathan Grayzel (2019 Feb 2019). Peripheral venous access in adults, https://www.uptodate.com/contents/peripheral-venous-access-in- adults?search=intravenous%20adults&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=d efault&display_rank=1.
  • Gil Z Shlamovitz (2017 Apr 10, 2017, [cited 2019 29 March]). Intravenous Cathetertion, Medscape https://emedicine.medscape.com/article/1998177-overview.
  • Glynda Rees Doyle và Jodie Anita McCutcheon (2015), Clinical Procedures for Safer Patient Care. 7.5 Intravenous Medications by Direct IV Route, ed. Chapter 7. Parenteral Medication Administration, Victoria, BC: BCcampus.

 Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
3

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia