MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn triển khai gói chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu

Ngày xuất bản: 10/07/2022

Người thẩm định: Phùng Nam Lâm

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 18/10/2021

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn triển khai gói chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu áp dụng cho Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ lâm sàng

 

Hướng dẫn cách thức triển khai đồng bộ gói chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đối với người bệnh có đặt và lưu ống thông tiểu nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

1. Phạm vi áp dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu

  • Khoa có người bệnh đặt và lưu ống thông tiểu

2. Định nghĩa và một số khái niệm

  • Gói chăm sóc: là tập hợp một số biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng cho một nhóm người bệnh cụ thể, ở một địa điểm cụ thể mà khi được thực hiện cùng nhau sẽ đem lại kết quả tốt hơn đáng kể so với khi được thực hiện từng biện pháp can thiệp riêng lẻ.
  • Gói chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu: là tập hợp gồm 4 biện pháp can thiệp nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh lưu ống thông tiểu. Gói chăm sóc gồm 4 yếu tố sau:
    • Tránh đặt ống thông tiểu khi không cần thiết
    • Kỹ thuật đặt ống thông tiểu vô khuẩn
    • Thực hiện chăm sóc ống thông tiểu dựa trên khuyến cáo của các hướng dẫn
    • Đánh giá ống thông tiểu hàng ngày và rút sớm.

3. Nội dung gói chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu

3.1. Các yếu tố chăm sóc trong gói phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông tiểu

3.1.1. Tránh đặt ống thông tiểu khi không cần thiết 

  • Chỉ định đặt ống thông niệu đạo ngắn ngày (lưu ống thông tiểu trên NB ≤ 2 tuần):
    • Dẫn lưu bàng quang liên tục sau phẫu thuật.
    • Người bệnh có bí tiểu cấp.
    • Đo lượng nước tiểu ở NB nặng.
    • Sử dụng ống thông tiểu ở NB phẫu thuật có chuẩn bị trong các trường hợp sau:
      • Phẫu thuật tái tạo tạm thời/vĩnh viễn đường dẫn niệu ở NB tổn thương không hồi phục vùng đáy chậu, xương cùng.
      • Phẫu thuật có thời gian dự kiến kéo dài.
      • NB dự kiến phải truyền lượng lớn thuốc lợi tiểu trong phẫu thuật.
      • Đo lượng nước tiểu trong phẫu thuật.
    • Hỗ trợ chữa lành các vết thương hở vùng xương cùng hoặc đáy chậu ở NB tiểu tiện không tự chủ.
    • Rửa hoặc làm giảm áp lực bàng quang sau phẫu thuật đường tiết niệu.
  • Chỉ định đặt ống thông tiểu dài ngày (lưu ống thông trên tiểu NB ≥ 4 tuần):
    • Tắc niệu đạo hoặc bí tiểu không thể xử trí bằng các phương pháp khác như cắt bỏ tổ chức gây tắc, đặt ống thông tiểu ngắt quãng.
    • Tiểu tiện không tự chủ và bí tiểu không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
    • Thúc đẩy tiến triển lành bệnh ở NB NKTN (nước tiểu mủ) giai đoạn III–IV
    • NB phải bất động kéo dài (ví dụ: chấn thương vùng xương chậu, chấn thương cột sống thắt lưng v.v).
    • Chăm sóc bàng quang cho NB mắc bệnh không thể điều trị ở giai đoạn cuối.

Bác sĩ cần cân nhắc thật cần thiết khi chỉ định đặt ống tiểu và ghi rõ trong hồ sơ bệnh án. Muộn nhất là trong vòng 4 giờ sau khi NB được đặt ống thông tiểu. Nếu có thể thay thế bằng phương pháp khác thì ưu tiên áp dụng. 4.1.1.3. Các khoa/phòng có sẵn và đầy đủ các phương tiện để đặt ống thông tiểu hoặc các lựa chọn thay thế như ống thông tiểu vô khuẩn, capot (bao tiểu nam), v.v
3.1.2.Kỹ thuật đặt ống thông tiểu vô khuẩn
Điều dưỡng thực hiện đặt ống thông tiểu đảm bảo đúng theo “Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật đặt ống thông tiểu” trong Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn của Điều dưỡng.
3.1.3.Chăm sóc ống thông tiểu

  • Chăm sóc ống thông tiểu cần đảm bảo 5 yếu tố sau:
    • Hệ thống ống thông tiểu kín
    • Cố định ống thông đúng cách tránh di chuyển và co kéo niệu đạo
    • Dẫn lưu nước tiểu thông tốt, không tắc, gập, xoắn
    • Túi nước tiểu luôn để thấp hơn so với bàng quang, túi nước tiểu không chạm sàn nhà.
    • Xả túi nước tiểu thường xuyên, sử dụng bô sạch cho mỗi NB.
  • Các thực hành không cần thiết trong chăm sóc ống thông tiểu
    • Thông rửa ống thông tiểu (trừ khi ống thông bị tắc)
    • Tháo điểm nối giữa ống thông tiểu và túi đựng nước tiểu
    • Thay ống thông tiểu định kỳ
    • Tham khảo “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu”, Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn.

3.1.4.Đánh giá ống thông tiểu hàng ngày và rút sớm Điều dưỡng đánh giá ống thông tiểu hàng ngày và cần phản hồi, thảo luận với bác sĩ điều trị nhằm rút ống thông tiểu sớm. Điều dưỡng và bác sĩ cần xem xét, đánh giá sự cần thiết của ống thông tiểu bằng các câu hỏi sau:

  • Hiện tại có lý do để lưu ống thông tiểu không?
  • Chỉ định ban đầu đặt ống thông tiểu còn hợp lý không?
  • NB có bị táo bón không?

Nếu 1 trong 3 câu hỏi trên trả lời “Có” thì cần xem xét duy trì ống thông tiểu và đánh giá lại sau 24 giờ. Nếu tất cả các câu hỏi trả lời “Không” thì nên rút ống thông tiểu. Đối với người bệnh sau phẫu thuật, điều dưỡng có thể tự rút ống thông tiểu trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật và ghi chép vào hồ sơ bệnh án.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Xây dựng nhóm/đội chăm sóc Thành viên đội chăm sóc nên gồm bác sĩ và điều dưỡng, tổ chức đào tạo về gói CAUTI trong đó đặc biệt nhấn mạnh các chỉ định đặt sonde tiểu. Điều dưỡng nên được trao quyền, được tin cậy và tôn trọng, sẵn sàng trao đổi và chia sẻ ý kiến với bác sĩ điều trị về chỉ định đặt, rút và chăm sóc ống thông tiểu của NB, bác sĩ cần tuân thủ quy trình gói CAUTI đã được đào tạo.
3.2.2. Đặt mục tiêu trong cải thiện chất lượng chăm sóc
Đội chăm sóc cần đặt mục tiêu rõ ràng trong khoảng thời gian xác định cho hoạt động cải thiện chất lượng của gói chăm sóc.
3.2.3. Xây dựng văn bản và đào tạo
Quy trình chuyên môn và gói chăm sóc phải được hướng dẫn, đào tạo, phổ biến cho các thành viên trong đội chăm sóc. Hình thức đào tạo đa dạng, dễ tiếp cận: đào tạo tập trung, hướng dẫn trên NB, sinh hoạt khoa học, giao ban, poster, v.v.
3.2.4.Cách thức triển khai

  • Trao quyền cho các điều dưỡng chăm sóc phản hồi, thảo luận với bác sĩ về chỉ định đặt và rút ống thông tiểu nếu nhận thấy không cần thiết.
  • Bảng kiểm thực hiện gói CAUTI được bàn giao vả đánh giá lại mỗi ca làm việc hoặc mỗi buổi sáng cho ca làm việc 24h, ghi chép đầy đủ và kẹp hồ sơ bệnh án.
  • Khoa tổ chức nhóm đánh giá, giám sát quy trình và các nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thông tiểu. Hàng tuần, nhóm giám sát sẽ đưa các trường hợp người bệnh có chỉ định đặt hoặc rút ống thông tiểu không phù hợp vào giao ban để các bác sĩ thảo luận và đánh giá.
  • Dữ liệu giám sát được KSNK hỗ trợ thống kê và tổng hợp.

3.2.5.Giám sát và phản hồi

  • Giám sát quy trình

  • Giám sát kết quả

  • Chỉ số theo dõi tuân thủ được đánh giá và phản hồi thường xuyên cho đội chăm sóc, báo cáo với Ban Giám đốc và Hội đồng KNSK, là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hoạt động cải thiện chất lượng chăm sóc.

Phụ lục 1

Mô tả chỉ số đánh giá

 

Phụ lục 2

Mô tả chỉ số đánh giá

  Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế, Hướng dẫn Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ban hành theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017
  2. IHI, How-to Guide: Prevent Catheter-Associated Urinary Tract Infections, Updated December 2011.
  3. Clinical Excellence Commission 2016, Quick guide on criteria-initiated urinary catheter remove. https://www.cec.health.nsw.gov.au/__data/assets/pdf_file/0007/296080/Criteria-Initiated-Urinary-Catheter-Removal-Protocol-Quick-Guide.pdf

Từ viết tắt:

  • NB: Người bệnh
  • KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
27

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia