MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn thu thập dây rốn

Ngày xuất bản: 01/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn thu thập dây rốn áp dụng cho Ngân hàng mô Vinmec, Trung tâm Công nghệ cao Vinmec, Viện Ứng dụng Y học tái tạo, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. 

Tác giả: Ngân hàng mô Vinmec 
Người thẩm định: Hội đồng khoa học Viện Ứng dụng Y học tái tạo 
Người phê duyệt: Viện trưởng Viện Ứng dụng Y học tái tạo 
Ngày phát hành: 01/04/2021 

1. Mục đích 

Thu thập dây rốn (DR) để phục vụ nhu cầu của khách hàng cho việc lưu trữ và điều trị trong tương lai. 

2. Nguyên lý 

DR được thu thập sau khi em bé được sinh ra. Bằng việc sử dụng các dụng cụ vô khuẩn và người thu thập sát khuẩn và cắt rời đoạn dây rốn khỏi bánh nhau, loại bỏ máu còn sót trong long mạch dây rốn và bảo quản trong dung dịch vô khuẩn. 

3. Định nghĩa và các khái niệm liên quan 

DR: là đoạn mô liên kết giữa thai nhi với tấm nhau thai, có nhiệm vụ cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi trong quá trình phát triển và là một phần của thai nhi cả về mặt cấu trúc và di truyền. Dây rốn được cấu tạo bởi 2 động mạch, 1 tĩnh mạch và được bao bọc bởi 1 lớp màng nhầy gọi là Wharton’s Jelly cuộn trong lớp biểu mô màng ối (Symonds, 2015). DR là nguồn chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau như tế bào gốc biểu mô, nội mô, và trung mô. Mỗi loại tế bào gốc này có những công dụng và tiềm năng khác nhau trong quá trình điều trị bệnh

thu thập dây rốn
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn thu thập dây rốn

4. Thiết bị/ vật tư tiêu hao/ hóa chất 

4.1. Thiết bị 

Tên trang thiết bịModel/ Hãng (SN)
Cân phân tíchTE612/Sartorius, Đức
Tủ làm mát HelmerThermo, Mỹ

Ghi chú: Trong trường hợp cấp thiết, có thể thay thế các thiết bị trên bằng các thiết bị có tính chất và độ an toàn tương tự

4.2. Vật tư tiêu hao

Tên dụng cụ Cat. Number/HãngGhi chú
Kéo cắt dây rốnB-Braun, ĐứcTiệt trùng 
Gạc vô khuẩnDanameco, Việt NamTiệt trùng 
Găng tay phẫu thuậtViệt Nam/ IndonesiaTiệt trùng 
Khẩu trang y tếMedipro, Việt Nam 
Mũ y tếThanh Bình, Việt Nam 
Lọ đựng mẫu8388/ Corning, MỹTiệt trùng 
Ống falcon 50ml Eppendorft/Corning/ThermoTiệt trùng 
Kim 18GNN 1838R/ TerumoTiệt trùng 
Toan giấy phẫu thuật Hoàng Nguyên, Việt NamTiệt trùng 
Bơm tiêm 50mlTerumo, NhậtTiệt trùng 

Ghi chú: Trong trường hợp cấp thiết, có thể thay thế các vật tư trên bằng các sản phẩm có tính chất và độ an toàn tương tự

4.3. Hóa chất

Tên hóa chất/kitCat. Number/HãngĐiều kiện bảo quản
P.V.P Iodin 10% 100mlCTCP Hóa Dược, Việt NamNhiệt độ phòng
Ringer LactateFREFENIUS KVI, Việt NamNhiệt độ phòng 
Gibco™ PenicillinStreptomycin (5,000 U/mL)Fisher Scientific, Mỹ-20 độ C

Ghi chú: Trong trường hợp cấp thiết, có thể thay thế các hóa chất trên bằng các sản phẩm có tính chất và độ an toàn tương tự

5. Yêu cầu về mẫu 

  • Máu tĩnh mạch của sản phụ được lấy không bị vỡ hồng cầu; 
  • Mẫu dây rốn nguyên vẹn; 
  • Mẫu được thu thập đảm bảo an toàn, vô khuẩn, đảm bảo khối lượng 
  • Mẫu có đầy đủ thông tin chỉ định.

6. An toàn 

  • Người thực hiện quy trình này có nghĩa vụ phải đọc, hiểu và ký tên vào tài liệu đào tạo thực hiện quy trình này; 
  • Thực hiện chính xác các quy định và quy trình về việc xử lý tràn đổ theo Sổ tay an toàn, mã số VNCV5.2-STAT và văn bản VMEC.III.4.3.1.2.11.003/V0 của Bệnh viện Vinmec; 
  • Nhân viên mới thực hiện quy trình dưới sự hướng dẫn và quan sát của các chuyên viên hướng dẫn trước khi thực hiện một mình bên trong phòng thí nghiệm; 
  • Đảm bảo các quy trình phải được thực hiện đúng, chính xác và đầy đủ.

7. Quy trình thu thập dây rốn 

7.1. Chuẩn bị dung dịch vận chuyển  

  • Bước 1: Pha dung dịch ringer lactat có chứa dung dịch kháng sinh Penicillin-Streptomycin (100 U/mL) [1]  
  • Bước 2: Dùng xi lanh/pipet vô khuẩn chia nhỏ dung dịch vận chuyển vào các ông ly tâm 50ml vô khuẩn sao cho thể tích mỗi ống là 45ml;  
  • Bước 3: Vặn chặt nắp dán nhãn chai và quấn parafilm xung quanh miệng ống. 

Lưu ý: 

  • Thao tác yêu cầu thực hiện trong tủ ATSH 
  • Nhãn ghi chứa đầy đủ thông tin về: Tên dung dịch, thành phần, ngày san chiết, hạn sử dụng 

7.2. Định danh người bệnh  

  • Xác định danh tính người bệnh bằng ít nhất hai thông số: Họ tên và Ngày tháng năm sinh;  
  • Xác nhận lại với sản phụ một lần nữa về việc Đăng ký dịch vụ lưu trữ tế bào gốc Máu cuống rốn và/hoặc Dây rốn;  
  • Kiểm tra thông tin về tình trạng sức khỏe của sản phụ tại thời điểm sinh được ghi nhận trong trong Hồ sơ bệnh án hoặc qua bác sĩ lâm sàng;  
  • Sau khi đã xác nhận thông tin với sản phụ và đối chiếu trùng khớp với Danh sách khách hàng đăng ký dịch vụ lưu trữ tế bào gốc, tiến hành chuẩn bị dụng cụ và thu thập mẫu. 

7.3. Thu thập mẫu  

  • Bước 1: Thông báo với sản phụ về việc lấy máu tĩnh mạch để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc (trong trường hợp KH chưa thực hiện xét nghiệm sàng lọc);  
  • Bước 2: Tiến hành lấy 3-4ml máu tĩnh mạch của sản phụ đựng trong ống không chứa chất chống đông theo Quy trình kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch bằng ống chân không (VMEC_CM125 );  
  • Bước 3: Mặc trang phục bảo hộ theo đúng yêu cầu (phòng sinh/phòng mổ). Chuẩn bị dụng cụ trên bàn vô khuẩn: Toan, gạc, găng tay, betadin, kéo, lọ đựng mẫu vô khuẩn;  
  • Bước 4: Ngay sau khi em bé ra đời, các bác sĩ sẽ tiến hành kẹp và cắt dây rốn;  
  • Bước 5: Sau khi bánh nhau đã bong khỏi tử cung, chuyển bánh nhau và dây rốn sang khay vô khuẩn và đặt trên bàn thao tác vô khuẩn;  
  • Bước 6: Sát khuẩn kéo bằng gạc có tẩm Betadin. Lấy panh kẹp nhấc cao đầu dây rốn gần với em bé để máu chảy về hướng bánh nhau;  
  • Bước 7: Dùng gạc tẩm betadin vệ sinh dây rốn theo chiều từ trên xuống dưới (03 lần mỗi lần cách nhau 05 giây); 
  • Bước 8: Dùng kéo cắt dây rốn ở phía gần bánh nhau sao cho đoạn dây rốn có chiều dài tối thiểu là 10 cm và khối lượng tối thiểu là 15g;  
  • Bước 9: Tiếp tục dùng gạc vô khuẩn có tẩm betadin để vuốt mạnh dây rốn 2- 3 lần để loại bỏ phần máu còn tồn đọng trong dây rốn;  
  • Bước 10: Dùng gạc vô khuẩn vuốt dọc theo dây rốn để loại betadin dính trên dây rốn; 
  • Bước 11: Bỏ dây rốn vào lọ đựng mẫu vô trùng đã chuẩn bị sẵn. Thay găng mới, đổ dung dịch vận chuyển vào lọ đựng mẫu, đóng chặt nắp, kiểm tra rò rỉ dung dịch;  
  • Bước 12: Dán nhãn lên lọ đựng mẫu (nhãn có ghi thông tin để định danh người bệnh);  
  • Bước 13: Điền đầy đủ thông tin vào “Phiếu thu thập máu cuống rốn/dây rốn”;  
  • Bước 14: Thông báo cho sản phụ/người nhà sản phụ về kết quả thu thập mẫu;  
  • Bước 15: Đóng gói mẫu theo quy trình “Đóng gói và vận chuyển mẫu máu cuống rốn/dây rốn” và vận chuyển về Ngân hàng Mô. 

Lưu ý:  Thao tác sát khuẩn bằng gạc tẩm betadin thực hiện theo nguyên tắc: chỉ sát khuẩn 1 chiều, không được sử dụng lại bề mặt gạc đã sát khuẩn. 

8. Kiểm soát chất lượng 

8.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu 

  • Sản phụ phải được lấy máu tĩnh mạch để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo “Quy trình sàng lọc khách hàng”, ống máu không bị vỡ hồng cầu. – Mẫu còn nguyên trong lọ bảo quản được đóng kín, không bị rò rỉ, tràn đổ hay có các dấu hiệu có nguy cơ nhiễm khuẩn khác; 
  • Mẫu phải được dán nhãn có đầy đủ thông tin định danh; 
  • Các biểu mẫu đi kèm bao gồm“Phiếu thu thập và checklist thu thập dây rốn” phải được điền đầy đủ thông tin; 
  • Kích thước mẫu đạt tiêu chuẩn độ dài dây rốn > 10cm và khối lượng >15 gram. Mẫu được bao phủ trong dung dịch vận chuyển; 
  • Mẫu được thu thập và bảo quản theo quy trình đóng gói và vận chuyển mẫu. 

8.2. Mẫu không đạt yêu cầu khi 

  • Lọ đựng mẫu có dấu hiệu bị xâm phạm, tràn đổ, hay rò rỉ dung dịch; 
  • Kích thước mẫu quá nhỏ (dưới 10cm chiều dài và 15 gram khối lượng); 
  • Mẫu được thu thập quá 72 giờ hoặc mẫu không được bảo quản đúng điều kiện trong thời gian chờ xử lý. 
  • Ghi chú: Trong trường hợp mẫu không đạt về khối lượng mà khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng dịch vụ mẫu vẫn được xử lý theo quy trình thông thường. Đồng thời cần có xác nhận và chữ ký của khách hàng. Các trường hợp không đạt yêu cầu khác cần có sự phê duyệt từ ban giám đốc Ngân hàng mô Vinmec trước khi tiến hành xử lý. 

9. Xử lý mẫu và chất thải 

  • Tuân thủ đầy đủ theo quy định quản lý và xử lý chất thải của bệnh viện;
  • Tiến hành vệ sinh các thiết bị và bề mặt xét nghiệm bằng cồn 70 độ. 

10. Biểu mẫu/ bảng kiểm/ phụ lục  

  • Biểu mẫu thu thập máu cuống rốn và dây rốn; 
  • Biểu mẫu bảng kiểm;  
  • Nhật ký sử dụng thiết bị;  
  • Phiếu thực hiện xét nghiệm, phiếu chỉ định;  
  • Phụ lục lưu đồ thực hiện. 

Phụ lục 1. Lưu đồ thực hiện 

Phụ lục 2: Biểu mẫu thu thập và bảng kiểm máu cuống rốn và dây rốn 

Tài liệu tham khảo/Tài liệu liên quan 

  • Ghmkin Hassan , Issam Kasem, Chadi Soukkarieh, Majd Aljamali. A Simple Method to Isolate and Expand Human Umbilical Cord Derived Mesenchymal Stem Cells: Using Explant Method and Umbilical Cord Blood Serum. International Journal of Stem Cells Vol. 10, No. 2, 2017. 
  • Ellen M. Areman and Kathy Loper. Cellular Therapy:Principles, Methods, and Regulations, 2nd edition, 2016

Từ viết tắt: 

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia