MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

Tác giả:
Ngày xuất bản: 17/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da áp dụng cho bác sĩ và điều dưỡng khoa Tim mạch tại các bệnh viện

1. Mục đích rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Việc rút bỏ Sheath không đúng cách sau chụp/ can thiệp động mạch vành qua da có thể dẫn đến các biến cố cho bệnh nhân, bao gồm cả biến chứng mạch máu và các biến chứng liên quan đến thủ thuật can thiệp.
  • Một đội ngũ nhân viên y tế chuyên về việc thực hiện rút bỏ Sheath, đáp ứng yêu cầu về năng lực là cách thiết lập tốt nhất để giảm thiểu biến cố đường vào mạch máu.

2. Quy trình rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da cụ thể 

2.1. Xác nhận với điều dưỡng can thiệp

  • Người bệnh đã sẵn sàng có thể rút bỏ Sheath.
  • Atropine có sẵn trong trường hợp xảy ra cường phế vị.
  • Tiền sử: Các chú ý đặc biệt (Ví dụ: Các biến chứng ở động mạch đùi trước đây).

2.2. Đánh giá người bệnh cần rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Cần liên hệ ngay với bác sĩ tim mạch hoặc người thực hiện can thiệp nếu:
    • Huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg và tâm trương lớn hơn 100mmHg.
    • Huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc nhịp tim dưới 45 lần/ phút.
  • Bệnh nhân đang được dùng Heparin cần xác nhận ACT hiện tại dưới 180 giây.
  • Kiểm tra người bệnh có đang đau ngực hay không.
  • Quan sát và đánh giá vị trí đặt Sheath (tìm bất kỳ dấu hiệu bầm tím, tụ máu hoặc bất kỳ dấu hiệu khác thường).
  • Kích thước sheath tối đa có thể rút bởi các nhân viên y tế là 8Fr. Ưu tiên sử dụng dụng cụ đóng mạch với kích cỡ sheath từ 8Fr trở lên hoặc nguy cơ chảy máu cao.

rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

Quy trình rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da cần được thực hiện cẩn trọng để giảm thiểu biến cố đường vào mạch máu 

3. Dụng cụ rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Cục chèn.
  • Dao (để cắt chỉ cố định nếu có).
  • 4 miếng gạc vô khuẩn.
  • Bộ đồ bảo hộ (cho nhân viên y tế rút sheath).
  • Ống tiêm 5 cc.
  • Băng dán (để băng ép, cố định cục chèn).

4. Giải thích, giáo dục người bệnh về thủ thuật rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Giải thích cho người bệnh về quy trình rút sheath sẽ thực hiện tiếp theo và các dấu hiệu bất thường (tham khảo nội dung phần dưới), bao gồm:
    • Tóm tắt quy trình thủ thuật.
    • Mức độ an toàn và rủi ro nếu có.
    • Khả năng thực hiện thủ thuật của nhân viên y tế.

5. Quy trình thủ thuật rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Đặt hệ thống kích hoạt gọi hỗ trợ trong tầm với hoặc có ít nhất 2 nhân viên.
  • Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn.
  • Sử dụng các đồ bảo hộ trước thủ thuật.
  • Loại bỏ lớp gạc phủ bên ngoài Sheath (nếu có).
  • Loại bỏ các mũi chỉ bằng cách sử dụng dao (nếu có).
  • Hút bỏ 5cc máu qua sheath để kiểm tra xem có hay không có cục máu đông. (Nếu có cục máu đông, tiếp tục hút và thay bơm tiêm 5cc, cho đến khi không còn thấy cục máu đông.)
  • Sờ mạch tại chỗ đặt sheath.
  • Ấn mạnh vào động mạch trên vị trí đặt Sheath bằng cách sử dụng ba ngón tay II,III,IV (phần đầu ngón tay). (Nhân viên rút Sheath sẽ đứng cùng phía với bên đặt Sheath của bệnh nhân. Nếu Sheath của bệnh nhân đặt ở chi bên phải, nhân viên y tế giữ ép bằng tay trái của họ, nếu vị trí đặt Sheath của bệnh nhân ở bên trái; nhân viên giữ ép bằng tay phải của họ).
  • Rút Sheath: Ấn giữ áp lực liên tục tại vị trí động mạch tại chỗ đặt Sheath để chặn tạm thời dòng máu tới đoạn xa động mạch trong 3 – 5 phút. Sau đó có thể giảm lực ép đủ để nhân viên y tế có thể cảm nhận được mạch ở đoạn xa.
    • Khuyến nghị chung với động mạch đùi là 4 phút nhân với mỗi cỡ Fr. (Ví dụ 6Fr là 24 phút).
    • Giữ ép ít nhất 15-20 phút cho quy trình chụp chẩn đoán.
    • Giữ ép ít nhất 30 phút cho một thủ thuật can thiệp.
    • Giữ ép ít nhất 45 phút cho quy trình rút bóng bơm trong động mạch chủ hoặc các sheath có kích thước lớn hơn.
  • Đánh giá thường xuyên vị trí đặt Sheath xem có chảy máu, tụ máu và bầm tím hay không. Nhân viên y tế cần thông báo ngay lập tức bác sĩ hoặc điều dưỡng can thiệp nếu xảy ra bất kỳ biến chứng nào trong số này (hoặc các biến chứng khác).
  • Nếu có cả Sheath tĩnh mạch và Sheath động mạch, thì nên rút Sheath tĩnh mạch trong 5 phút cuối cùng của thời gian giữ ép động mạch. Đánh giá vị trí, loại bỏ chỉ khâu cố định, rút sheath và giữ ép trên vị trí đặt sheath tĩnh mạch (một ngón tay tại vị trí chọc mạch, một ngón tay ở trên và một ngón tay ở dưới vị trí chọc mạch) trong thời gian tối thiểu là 5 phút.
  • Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ chọc mạch sau khi đã băng ép, hãy ép lại ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ can thiệp.
  • Hướng dẫn người bệnh:
    • “Nếu người bệnh cảm thấy bất cứ thứ gì ướt, ấm hoặc dính ở băng, hãy gọi trợ giúp ngay lập tức.”
    • “Nếu người bệnh đang được yêu cầu nằm cố định nhưng phải hắt hơi, ho hoặc cười, hãy giữ chặt miếng băng ép.”
    • “Khi nằm cố định cần giữ thân người của người bệnh thẳng.”
    • “Người bệnh cần nghỉ ngơi từ 8 đến 12 giờ, có thể ngồi nghiêng 30 – 40 độ nhưng không được di chuyển vùng bẹn.”
  • Báo cáo lại cho điều dưỡng can thiệp để điều dưỡng có thể ghi lại thông tin quy trình rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da trên bảng theo dõi thủ thuật.
  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì không chắc chắn sau rút sheath và đóng mạch, nên kiểm tra lại bằng siêu âm Doppler mạch.
  • Theo dõi (sau khi rút sheath) các dấu hiệu sinh tồn và tuần hoàn mạch của đoạn xa chi dưới nên được thực hiện ít nhất 15 phút một lần trong 2 giờ.
  • Sau thời gian bất động có thể bỏ băng ép, bệnh nhân có thể vận động bình thường, tránh vận động mạnh. Bên cạnh đó, nên kiểm tra lại xem có hiện tượng tụ máu hay không khoảng 30 phút sau khi bắt đầu vận động.
  • Dự phòng phản ứng cường phế vị:
    • Tiêm tĩnh mạch ngay lập tức 500 – 600 mcg Atropine.
    • Tăng dịch truyền tĩnh mạch..
    • Nâng phần cuối giường cao lên 30 cm.

Lưu ý: Việc rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da này rất quan trọng và nếu thực hiện không đúng cách có thể gây hại nghiêm trọng cho người bệnh và thậm chí cần phẫu thuật để xử trí. Thường có thể mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát cầm máu so với thời gian thực hiện thông tim. Cần thực hiện một cách kiên nhẫn. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Tụ máu: Một khối máu tụ lớn dưới da. Có thể do không giữ ép đủ áp lực trên vị trí chọc mạch.
  • Huyết khối động mạch.
  • Huyết khối tĩnh mạch.
  • Thuyên tắc động mạch đoạn xa.
  • Giả phình: Một tổn thương ở chảy máu mà máu được khu trú lại trong bằng các mô xung quanh.
  • Cường phế vị: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp hoặc nôn, buồn nôn có thể xảy ra.
  • Nhiễm trùng sau rút sheath sau can thiệp động mạch vành qua da.
  • Thông động tĩnh mạch.

Nếu có 1 trong các bất thường trên, cần báo ngay cho bác sĩ.

Tài liệu tham khảo 

  • Post PCI Sheath Removal Protocol – Bleeding Risk Toolkit – ACC Quality Improvement for Institutions program 2015.
  • Vlasic, W., Almond, D. (1999). Research-based practice: reducing bedrest following cardiac catheterization. Can J Cardiovasc Nurs. 10(1-2):19-22.
  • Botti, M., Williamson, B., Steen, K., McTaggart, J., and Reid, E. (1998). The effect of pressure bandaging on complications and comfort in patients undergoing coronary angiography: a multicenter randomized trial

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
4

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia