MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn quy trình làm sạch sơ bộ dụng cụ y tế tại các khoa phòng

Ngày xuất bản: 26/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn quy trình làm sạch sơ bộ dụng cụ y tế tại các khoa phòng áp dụng cho các Khoa/ Phòng, Trung tâm Tiệt khuẩn

Người thẩm định: Phùng Nam Lâm Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 26/06/2012                                                    Ngày hiệu chỉnh: 07/04/2021

1. Mục đích

Loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ (DC) sau khi sử dụng để tăng cường hiệu quả làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn tại Trung tâm tiệt khuẩn (TTTK), giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường trong quá trình giao nhận và vận chuyển dụng cụ bẩn giữa khoa phòng và TTTK.

làm sạch dụng cụ y tế
khu-khuan-thiet-bi-y-te

2. Phạm vi áp dụng

  • Nhân viên các khoa/ phòng sử dụng dụng cụ:
    • Làm sạch sơ bộ dụng cụ ngay sau khi sử dụng.
    • Kiểm tra chất lượng, số lượng dụng cụ trước và sau khi sử dụng để bàn giao lại cho TTTK xử lý, tránh hỏng hóc, thất thoát DC.
  • Kỹ thuật viên (KTV) TTTK:
    • Phối hợp với bộ phận vận chuyển nhận DC nhiễm từ các khoa phòng trong bệnh viện.
    • Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn các tái sử dụng lại.
    • Hướng dẫn, kiểm tra việc làm sạch sơ bộ tại các khoa phòng
  • Lãnh đạo các khoa phòng và bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn:
    • Giám sát việc quản lý của nhân viên các khoa/phòng và TTTK.
    • Bảo đảm an toàn cho người bệnh và môi trường bệnh viện.

3. Định nghĩa và thuật ngữ

  • Dụng cụ y tế (DC): Bao gồm các thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư sử dụng trong quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
  • Làm sạch (Cleaning): Là quá trình sử dụng biện pháp cơ học và hóa học để làm sạch tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những DC nhưng không diệt/loại bỏ hết được các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc trước khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn. Làm sạch ban đầu tại khoa phòng tốt sẽ tăng cường hiệu quả làm sạch tại TTTK giúp tối ưu hiệu quả quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.

làm sạch dụng cụ y tế

4. Nguyên tắc

  • Phòng hộ cá nhân: Đảm bảo tuân thủ sử dụng đúng phương tiện phòng hộ.
  • Làm sạch dụng cụ:
    • Dụng cụ sau khi sử dụng phải được làm sạch ngay tại phòng xử lý DC của các khoa phòng.
    • Dụng cụ có máu, dịch tiết phải xả dưới vòi nước trước khi ngâm vào hóa chất tẩy rửa.
    • Dụng cụ phải được mở hết các khớp, tháo rời (nếu tháo rời được) trong suốt quá trình xử lý.
  • Sử dụng hóa chất tẩy rửa:
    • Hóa chất tẩy rửa có enzyme. Riêng đối với những dụng cụ tinh tế, dễ gãy, hỏng như dụng cụ vi phẫu, dụng cụ nội soi, dụng cụ thủ thuật – phẫu thuật đặc biệt, dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cao, hóa chất tẩy rửa tốt nhất phải có enzyme.
    • Hóa chất giữ ẩm dạng xịt có thể sử dụng để khử nhiễm dụng cụ, thay thế hóa chất tẩy rửa có enzyme.
    • Phải đảm bảo pha hóa chất đúng nồng độ, ngâm đủ thời gian, ngập hoàn toàn dụng cụ (trong và ngoài), đổ ngay sau mỗi lần sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

5. Nội dung thực hiện

5.1. Chuẩn bị

  • Trang bị phòng hộ cá nhân
    • Mũ, khẩu trang ngoại khoa/than hoạt tính, kính bảo vệ, găng tay nitrile.
  • Thiết bị, phương tiện
    • Nước sạch/nước khử Ion (RO)
    • Thùng/chậu ngâm có nắp đậy kín, khay, giá Inox chuyên dụng
    • Phương tiện làm khô: sàng, khay lưới
  • Hóa chất
    • Tẩy rửa phun sương giữ ẩm và kìm khuẩn: PreStop…
    • Enzyme tan rữa máu, dịch: Cidezyme, Aniosyme 5…
    • Enzyme kết hợp với hóa chất khử khuẩn: Stabimed Fresh, Aniosyme DD1…

5.2. Các bước thực hiện

Xem chi tiết Tại đây Tài liệu tham khảo:

  • Bộ Y tế (2012) “Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012.
  • CDC (2019) “Guidelines for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities”.
  • ANSI/AAMI ST79 (2017) “Association for the Advancement of Medical Instrumentation”
  • Butt WE, Bradley DV, Jr., Mayhew RB, Schwartz RS. “Evaluation of the shelf life of sterile instrument packs. Oral Surg. Oral Med. Oral Pathol”.
  • S. Schuster (éculap AG& Co.KG), U.Junghannb (University of Anhalht), “Shelf life Evaluation by Real time Aging barrier testing”.
  • AORN Association of Surgical Technologists “American Society of Ophthalmic Registered Nurses”

Chữ viết tắt

  • TTTK: Trung tâm tiệt khuẩn 
  • DC: Dụng cụ
  • KTV: Kỹ thuật viên

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
3

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia