MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn quy định quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

Ngày xuất bản: 26/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn quy định quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế áp dụng cho các Khoa/Phòng, Trung tâm Tiệt khuẩn

Người thẩm định: Phùng Nam Lâm Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 26/06/2012                                                    Ngày hiệu chỉnh: 06/04/2021

1. Mục đích

Quy định tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn việc tái sử dụng các dụng cụ trong chăm sóc và điều trị, đảm bảo an toàn người bệnh.

dụng cụ y tế

2. Phạm vi áp dụng

2.1. Nhân viên các khoa/phòng

  • Làm sạch ngay, tại chỗ các dụng cụ sau khi sử dụng.
  • Kiểm tra quản lý cơ số dụng cụ được cấp phát từ Trung tâm tiệt khuẩn (TTTK).
  • Kiểm tra chất lượng dụng cụ theo trước khi sử dụng cho người bệnh.
  • Khi mở gói dụng cụ để sử dụng tại khoa/ phòng nếu phát hiện dụng cụ thiếu hỏng, không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng tiệt khuẩn phải lập ngay biên bản có chữ ký xác nhận của điều dưỡng trưởng khoa/trưởng tua tại đơn vị và chuyển biên bản tới TTTK.
  • Các trường hợp khẩn cấp phải báo ngay để được nhận bổ sung dụng cụ phục vụ cho công việc.

2.2. Nhân viên Trung tâm tiệt khuẩn

  • Cung cấp dụng cụ tiệt khuẩn bảo đảm chất lượng cho các khoa – phòng.
  • Nhận đồ nhiễm sau khi sử dụng chăm sóc người bệnh của các khoa phòng trong bệnh viện.
  • Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ tái sử dụng lại
  • Cung cấp dụng cụ khử khuẩn, tiệt khuẩn tới các khoa/phòng

2.3. Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK)

  • Giám sát việc quản lý công cụ, dụng cụ của nhân viên các khoa/ phòng và TTTK
  • Bảo đảm an toàn cho người tái sử dụng dụng cụ và môi trường bệnh viện

3. Định nghĩa và thuật ngữ

  • Tiệt khuẩn (Sterilization): Là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
  • Khử khuẩn (Disinfection): Là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ (DC) nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn:
    • Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection): Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
    • Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): Là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
    • Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): Tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virut và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
  • Làm sạch (Cleaning): Là quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những DC, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử hoặc tiệt khuẩn được tối ưu.

Có thể bạn quan tâm:

4. Quy định chung

4.1. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ

  • Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp.
  • Dụng cụ y tế trong các bệnh viện phải được quản lý và xử lý tập trung tại TTTK
  • Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm vô khuẩn và an toàn cho đến khi sử dụng.
  • Nhân viên y tế (NVYT) phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ khi xử lý các dụng cụ,

4.2. Phân loại dụng cụ

  • Dụng cụ phải tiệt khuẩn (thiết yếu – Critical Items): Là những dụng cụ (DC) được sử dụng để đưa vào mô, mạch máu và các khoang vô khuẩn. Theo cách phân loại này thì những DC phẫu thuật, các ống thông mạch máu, thông tim can thiệp, ống thông đường tiểu, DC cấy ghép và những đầu dò sóng siêu âm,… được đưa vào trong khoang vô khuẩn, đều phải tiệt khuẩn trước và sau khi sử dụng.
  • Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao (bán thiết yếu – Semi-critical Items): Là những DC tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn thương, tối thiểu phải được khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất khử khuẩn.
  • Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ trung bình – thấp (không thiết yếu – Non-critical items): Là những DC tiếp xúc với da lành, nhưng không tiếp xúc với niêm mạc.

4.3. Phân loại dụng cụ và phương pháp khử khuẩn của Spaulding

Phương phápMức độ diệt khuẩnÁp dụng cho loại DC
Tiệt khuẩn (Sterilization)
 Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật bao gồm cả bào tử vi khuẩnNhững DC chăm sóc người bệnh thiết yếu chịu nhiệt (DC phẫu thuật) và DC bán thiết yếu dùng trong chăm sóc người bệnh. Những DC chăm sóc người bệnh thiết yếu không chịu nhiệt và bán thiết yếu Những DC chăm sóc người bệnh không chịu nhiệt và những DC bán thiết yếu có thể ngâm được
Khử khuẩn (Disinfection)
Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection)Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật ngoại trừ một số bào tử vi khuẩnNhững DC chăm sóc người bệnh bán thiết yếu không chịu nhiệt (DC điều trị hô hấp, DC nội soi đường tiêu hoá và nội soi phế quản).
Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate level disinfection)Tiêu diệt các vi khuẩn thông thường, hầu hết các vi rút và nấm, nhưng không tiêu diệt được Mycobacteria và bào tử vi khuẩnMột số dụng cụ chăm sóc người bệnh bán thiết yếu và không thiết yếu (băng đo huyết áp) hoặc bề mặt (tủ đầu giường).
Khử khuẩn mức độ thấp (Low level disinfection)Tiêu diệt các vi khuẩn thông thường và một vài vi rút và nấm, nhưng không tiêu diệt được Mycobacteria và bào tử vi khuẩn.Những DC chăm sóc người bệnh không thiết yếu (băng đo huyết áp) hoặc bề mặt (tủ đầu giường), không có dính máu.

4.4. Lưu ý khi phân loại dụng cụ

Nhân viên TTTK, BS lâm sàng, người trực tiếp sử dụng những DC bắt buộc phải xác định rõ DC thuộc nhóm nào để quyết định lựa chọn phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn thích hợp

  • Theo phân loại của Spaulding: DC như nội soi, đèn soi thanh quản,… đều phải hấp, tuy nhiên, những DC nội soi hầu hết là không chịu nhiệt, do vậy việc áp dụng chúng cũng phải nhờ đến nhiều biện pháp như tiệt khuẩn nhiệt độ thấp, khử khuẩn mức độ cao.
  • Cùng là DC nội soi, nhưng DC nội soi hô hấp, ổ bụng,…lại đưa vào khoang vô khuẩn nên bắt buộc phải tiệt khuẩn, trong khi những DC nội soi dạ dày ruột, được xếp vào nhóm nguy cơ nhiễm khuẩn tương đối cao (bán thiết yếu), nên chỉ cần khử khuẩn mức độ cao.
  • Kìm sinh thiết, bấm vào mô từ người bệnh chảy máu nặng như giãn tĩnh mạch thực quản,hoặc lấy mẫu sinh thiết làm giải phẫu bệnh phải được tiệt khuẩn đúng quy định vì khử khuẩn mức độ cao không đáp ứng được yêu cầu.
  • Tất cả dụng cụ y tế tái sử dụng phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định trước khi sử dụng cho người bệnh.

Lưu đồ xử lý công cụ dụng cụ
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
14

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia