Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh có can thiệp mạch máu
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh có can thiệp mạch máu áp dụng cho khối Bác sĩ, Điều dưỡng.
Người thẩm định: Phùng Nam Lâm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 09/04/02015
Ngày hiệu chỉnh: 30/06/2020
1. Mục đích
Nội dung bài viết
Thống nhất quy định phòng ngừa và giám sát biến cố nhiễm khuẩn huyết liên quan đến catheter long mạch (Central Line-Associated Bloodstream Infection: CLABSI) nhằm theo dõi, đánh giá tỷ suất mắc mới biến cố nhiễm khuẩn huyết và hiệu quả các biện pháp can thiệp, làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh.
2. Phạm vi
- Mọi nhân viên y tế (NVYT), người bệnh (NB) và người nhà NB, khách thăm phải tuân thủ quy định phòng ngừa biến cố nhiễm khuẩn huyết được quy định trong hướng dẫn này.
- Chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) phải giám sát thường xuyên và định kỳ để phát hiện người bệnh biến cố nhiễm khuẩn huyết, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa biến cố nhiễm khuẩn huyết ở NVYT và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.
- Các bệnh viện luôn có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao và hóa chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh có can thiệp mạch máu trung tâm
3. Định nghĩa và thuật ngữ
- Catheter đặt trong lòng mạch (intravascular catheter): Là loại ống được làm bằng vật liệu tổng hợp, đưa vào trong lòng mạch nhằm chẩn đoán và điều trị người bệnh (NB).
- Catheter mạch máu ngoại biên (peripheral venous catheter): Thường được sử dụng để đặt vào mạch máu ở cẳng tay và tay. Chiều dài dưới 8cm.
- Catheter động mạch ngoại vi (peripheral arterial catheter): Thường được đưa vào các động mạch nhánh, có thể đưa vào động mạch: Quay, đùi, nách, hoặc động mạch chày sau. Chiều dài không quá 8cm.
- Catheter có độ dài trung bình (midline catheter): Là loại catheter thiết kế có độ dài trung bình dùng trong đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm đi từ ngoại vi (như tĩnh mạch nền, tĩnh mạch đầu).
- Catheter tĩnh mạch trung tâm (central venous catheter): Là loại catheter thiết kế đặc biệt để đặt vào mạch máu trung tâm, mạch máu đổ trực tiếp vào các buồng tim.
- Catheter mạch máu trung tâm được đặt từ tĩnh mạch ngoại biên (peripherally inserted central venous catheter – PICC): Là một kỹ thuật đặt đi từ đường ngoại biên vào trung tâm, thường sử dụng tĩnh mạch nền, tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh mạch nhánh và đi vào xoang tĩnh mạch trên. Catheter này có độ dài trên 20cm. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết có liên quan đến loại đặt catheter này thấp hơn loại catheter tĩnh mạch trung tâm không tạo đường hầm.
- Catheter không tạo đường hầm (non-tunneled catheters): Là một loại catheter được đâm xuyên qua da vào tĩnh mạch trung tâm như tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch đùi. Vật liệu bằng silicon, loại ống thông này có thể dùng dài ngày, là nguyên nhân chính dẫn tới NKH liên quan đến đặt catheter.
- Catheter tạo đường hầm: Là kỹ thuật đặt catheter dưới da đi song song với mạch máu sau đó mới đâm vào mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch đùi), chiều dài tùy thuộc kích thước NB, nguy cơ NKH thấp, đây là một phương pháp cải thiện hình ảnh của chính NB, nhưng khi rút, cần có sự tham gia của can thiệp phẫu thuật rút bỏ.
4. Quy định cụ thể
4.1. Quy định phòng CLABSI
Xem chi tiết Tại đây
4.2. Quy định giám sát CLABSI
4.2.1. Tổ chức giám sát
- Mỗi bệnh viện cần tổ chức giám sát phát hiện CLABSI ở người bệnh có đặt catheter lòng mạch. Tùy điều kiện nguồn lực của từng bệnh viện, có thể giám sát một hoặc nhiều loại catheter.
- Sử dụng phương pháp giám sát chủ động, tiến cứu, trực tiếp quan sát catheter lòng mạch kết hợp xem hồ sơ bệnh án.
- NVYT phải được đào tạo, huấn luyện việc tuân thủ chỉ định, quy trình đặt, kỹ thuật đặt và chăm sóc catheter lòng mạch, các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát CLABSI và những biện pháp KSNK nhằm làm giảm tỷ suất mắc CLABSI.
4.2.2. Xác định ca bệnh CLABSI
- Sử dụng định nghĩa CLABSI của Trung tâm phòng ngừa bệnh (CDC) Hoa Kỳ để xác định ca bệnh (Phụ lục 1).
4.2.3. Đánh giá nguy cơ CLABSI
- KSNK đánh giá các quy trình đặt catheter lòng mạch có nguy cơ cao.
- Tùy nguồn lực của từng bệnh viện, có thể giám sát một hoặc nhiều loại đặt catheter lòng mạch.
4.2.4. Giám sát CLABSI
- Giám sát mức độ tuân thủ của NVYT về thực hiện quy định phòng ngừa CLABSI Thực hiện giám sát CLABSI thường xuyên trên NB có đặt catheter lòng mạch để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường. Xem xét và đánh giá các quy trình kỹ thuật có nguy cơ gây CLABSI để có biện pháp giám sát tăng cường. Giám sát định kỳ hoặc khi xuất hiện ca bệnh hoặc khi tỷ suất mới mắc CLABSI tăng bất thường. Sử dụng phiếu giám sát CLABSI thống nhất trong các đợt giám sát (Phụ lục 1)
- Theo dõi chỉ số CLABSI theo biểu mẫu mô tả chỉ số CLABSI (Phụ lục 2)
- Thu thập thông tin CLABSI theo kế hoạch thu thập số liệu (Phụ lục 3)
4.2.5 Báo cáo tỷ suất mới mắc CLABSI
- Báo cáo theo tuần/ theo tháng có phân tích nguyên nhân gốc rễ và các biện pháp khắc phục (Phụ lục 4)
- Báo cáo theo quý/ theo năm có phân tích để đánh giá xu hướng CLABSI và định hướng theo dõi, phòng ngừa CLABSI của bệnh viện (Phụ lục 5).
4.2.6. Đánh giá tỷ suất CLABSI
- Nhóm giám sát tính tỷ suất CLABSI theo từng loại đặt catheter và theo các biến số xác định các yếu tố nguy cơ gây CLABSI để báo cáo Hội đồng KSNK và lãnh đạo bệnh viện. Kết quả giám sát sau khi được phê duyệt cần được thông báo cho các bác sĩ, các thành viên liên quan và mạng lưới KSNK. Tỷ lệ CLABSI sẽ được Hội đồng KSNK theo dõi, giám sát và chia sẻ với Ban lãnh đạo có liên quan, nếu cần. KSNK có trách nhiệm phối hợp với các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức triển khai cải thiện những điểm tồn tại thu được từ hoạt động giám sát.
- Khi tỷ suất CLABSI vượt quá tỷ suất nền, cần xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lưu ý:
- Kháng sinh dự phòng toàn thân: Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân cho NB trước, trong quá trình đặt và lưu catheter lòng mạch chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa sự tụ tập của vi khuẩn và CLABSI.
- Thuốc chống đông: Không nên sử dụng thường quy thuốc chống đông nhằm mục đích giảm nguy cơ CLABSI ở NB có đặt catheter lòng mạch.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y tế (2012), QĐ số 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các “Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn”, ban hành ngày 27/9/2012.
- CDC/ NHSN (2020), “Bloodstream Infection Event (Central Line-Associated Bloodstream Infection and Non-central Line Associated Bloodstream Infection)”, Patient Safety Component Manual.
Tên viết tắt:
- HSTC: Hồi sức tích cực
- KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
- NB: Người bệnh
- NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện
- NKH: Nhiễm khuẩn huyết
- NVYT: Nhân viên y tế
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.