Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn phối hợp chuẩn bị ra viện và theo dõi người bệnh suy tim sau ra viện
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn phối hợp chuẩn bị ra viện và theo dõi người bệnh suy tim sau ra viện áp dụng cho toàn bộ CBNV.
Tác giả: Dương Thu Anh
Mục đích khi thực hiện quy trình chuyên môn phối hợp chuẩn bị ra viện và theo dõi người bệnh suy tim sau ra viện với mục đích thống nhất luồng phối hợp giữa bác sỹ, điều dưỡng và hành chính khoa trong quá trình chuẩn bị ra viện và theo dõi người bệnh sau ra viện. Đảm bảo duy trì chăm sóc người bệnh liên tục sau khi ra viện nhằm tối ưu hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ tái nhập viện sớm, và ghi nhận đầy đủ biến chứng sau ra viện của người bệnh.
1. Trước ra viện của người bệnh suy tim
Nội dung bài viết
1.1. Hướng dẫn phối hợp chuẩn bị ra viện
a. Trách nhiệm của Bác sĩ điều trị
- Thực hiện đánh giá và phân loại nguy cơ ra viện của người bệnh (tham khảo mục Đánh giá nguy cơ người bệnh suy tim trước khi ra viện của văn bản này), ghi nhận mức độ nguy cơ của người bệnh trong Báo cáo y tế ra viện.
- Thông báo mức độ phân loại nguy cơ ra viện của người bệnh tới điều dưỡng qua email hoặc tin nhắn Microsoft Teams để phối hợp theo dõi người bệnh sau ra viện.
- Ghi chú trong Báo cáo y tế ra viện, mục Kế hoạch điều trị tiếp theo về việc người bệnh sẽ được liên hệ qua điện thoại bởi điều dưỡng và bác sỹ trong vòng 48-72 giờ sau ra viện.
b. Trách nhiệm của Điều dưỡng Tiếp nhận thông tin về mức độ nguy cơ khi ra viện của người bệnh, cập nhật thông tin người bệnh cùng mức độ nguy cơ vào danh sách tổng hợp theo dõi bệnh nhân suy tim.
c. Trách nhiệm của Hành chính khoa:
- Gửi người bệnh/thân nhân 1 bản Báo cáo y tế ra viện theo quy định tại Hướng dẫn lập kế hoạch điều trị & chăm sóc trong thời gian nằm viện và kế hoạch ra viện cho người bệnh, mã văn bản VMEC_CM126/JCI – ACC4, 4.1
- Đặt hẹn tái khám với bác sỹ Tim mạch trong vòng 7 ngày sau ra viện.
1.2. Đánh giá nguy cơ người bệnh suy tim trước khi ra viện
a. Phân loại hồ sơ người bệnh suy tim ra viện và giám sát thực hiện
- Các nhóm tiêu chí chính đánh giá hồ sơ người bệnh
- Nhóm I: Các vấn đề về thuốc/phẫu thuật
- Nhóm II: Tình trạng tâm thần/ cảm xúc/ đáp ứng
- Nhóm III: Chức năng thể chất
- Nhóm IV: Môi trường sống – thể chất, xã hội, tài chính
- Người bệnh có những yếu tố đặc thù với từng nhóm phân loại kể trên theo các mức độ khác nhau được lấy làm căn cứ để lựa chọn phù hợp với năng lực đáp ứng nhu cầu của địa điểm chăm sóc sau ra viện.
- Thang đánh giá phân loại người bệnh: Thang điểm về mức độ nguy cơ tái nhập viện/biến cố/biến chứng trong vòng 30 ngày
- 0: An toàn
- 1: Có nguy cơ trung bình
- 2: Có nguy cơ cao hoặc người bệnh ra viện không theo chỉ định
b. Mô hình phân loại nguy cơ người bệnh suy tim sau ra viện
Nhóm I: Các vấn đề về thuốc/phẫu thuật | |
Các tiêu chuẩn xác định | |
1. Tình trạng lâm sàng không ổn định. Đánh giá khả năng người bệnh cần can thiệp cấp cứu cho một tình trạng lâm sàng không ổn định |
|
2. Mức độ phức tạp của chăm sóc. Đánh giá khả năng người bệnh cần phải được chẩn đoán hoặc điều trị phức tạp |
|
3. Nguy cơ thiếu cung cấp dịch vụ điều dưỡng |
|
4. Nguy cơ thiếu cung cấp bác sỹ điều trị chuyên khoa |
|
Nhóm II: Tình trạng tâm thần/cảm xúc /đáp ứng | |
5. Mức độ suy giảm nhận thức hoặc trầm cảm |
|
Nhóm III: Chức năng thể chất | |
6. Người bệnh có nguy cơ mất cơ hội hồi phục ở giai đoạn trung gian nếu không được tập phục hồi chức năng/cung cấp dinh dưỡng đặc thù dù đang ở trong tình trạng thể chất phù hợp nhất. |
|
*Nhóm IV : Môi trường sống, thể chất, xã hội, tài chính | |
7. Hạn chế các lựa chọn chăm sóc do bảo hiểm hoặc tài chính. |
|
8. Các hạn chế do việc phải sử dụng thiết bị/phương pháp/ thuốc điều trị duy trì sự sống |
|
Mô hình liên hệ người bệnh suy tim sau ra viện theo các mức độ nguy cơ Chú thích: (📱): Liên hệ qua điện thoại ; (🏥): Tái khám trực tiếp tại bệnh viện
Nguyên tắc:
- Người bệnh suy tim cần được đánh giá trong vòng 48-72 giờ sau ra viện:
- Người bệnh suy tim thuộc nhóm An toàn và nguy cơ Trung bình: Điều dưỡng liên hệ đánh giá qua điện thoại theo Bảng kiểm trong vòng 48-72 giờ.
- Người bệnh suy tim nguy cơ Cao và người bệnh ra viện không theo chỉ định: Bác sỹ trực tiếp liên hệ để đánh giá sau ra viện theo Bảng kiểm trong vòng 48 giờ sau ra viện.
- Điều dưỡng có trách nhiệm báo cáo tất cả các bất thường tới Bác sỹ điều trị trong quá trình khai thác qua điện thoại thông tin sau ra viện của người bệnh. Bác sỹ điều trị cần quyết định thực hiện tư vấn qua điện thoại, khám tele health hoặc yêu cầu người bệnh quay lại tái khám trước hẹn.
- Người bệnh suy tim cần được tái khám trong vòng 7 ngày sau ra viện.
- Ghi nhận tình trạng tái nhập viện, tử vong trong vòng 30 ngày theo Phụ lục: Bảng kiểm liên hệ người bệnh suy tim sau ra viện
Phụ lục: Bảng kiểm liên hệ người bệnh suy tim sau ra viện Tài liệu tham khảo
- http://www.cdc.gov/nchs/fastats/hospital.htm (Accessed on January 26, 2016).
- Jencks SF, Williams MV, Coleman EA. Rehospitalizations among patients in the Medicare fee-for-service program. N Engl J Med 2009; 360:1418.
- Medicare & Medicaid Statistical Supplement. Baltimore: Centers for Medicare & Medicaid Services, 2007. Available at www.cms.hhs.gov/MedicareMedicaidStatSupp/downloads/2007 Table5.1b.pdf (Accessed on September 29, 2011).
- Hansen LO, Young RS, Hinami K, et al.: Interventions to reduce 30-day rehospitalization: a systematic review. Ann Intern Med. 2011;155(8):520.
- Kuo YF, Goodwin JS. Association of hospitalist care with medical utilization after discharge: evidence of cost shift from a cohort study. Ann Intern Med. 2011;155(3):152.
- Kane RL. Finding the right level of posthospital care: “We didn’t realize there was any other option for him”. JAMA. 2011;305(3):284.
- Siebens H. Applying the domain management model in treating patients with chronic diseases. Jt Comm J Qual Improv. 2001;27(6):302.
- Kahn JM, Benson NM, Appleby D, Carson SS, Iwashyna TJ. Long-term acute care hospital utilization after critical illness. Long-term acute care hospital utilization after critical illness.
- Shepperd S, McClaran J, Phillips CO, Lannin NA, Clemson LM, McCluskey A, Cameron ID, Barras SL. Discharge planning from hospital to home. Cochrane Database Syst Rev. 2010.
- Healthcare Costs and Utilization Project. http://www.hcup-us.ahrq.gov/reports/factsandfigures/ 2007/exhibit1_4.jsp (Accessed on September 29, 2011)
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.
Bình luận0
Bài viết cùng chuyên gia
