Hướng dẫn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn bức xạ
Hướng dẫn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn bức xạ áp dụng cho các đơn vị có máy phát bức xạ ion hóa (tia X, gamma, electron, positron…) tại các Bệnh viện và phòng khám.
Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 05/03/2020 Ngày hiệu chỉnh: 20/04/2022
I. Mục đích
Nội dung bài viết
- Thiết lập và vận hành các chương trình, quy định để đảm bảo An toàn bức xạ (ATBX) cho khách hàng, nhân viên y tế (NVYT) và các hệ thống máy móc.
- Đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về ATBX: đảm bảo NVYT và khách hàng hiểu rõ về các lợi ích cho người bệnh đi kèm với một số nguy cơ trong các thăm khám có yếu tố bức xạ.
- Tuân thủ các quy định nhà nước về đảm bảo ATBX trong y tế và các tiêu chuẩn JCI.
- Các phương pháp đề cập trong chương trình giúp đảm bảo ATBX cho mọi người khi thực hiện các thủ thuật thăm khám sau đây tại các Bệnh viện Vinmec:
- Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA).
- Điều trị xạ trị.̣
- Chẩn đoán Y học hạt nhân (YHHN) với PET/CT và SPECT/CT (tại các cơ sở có trang bị).
II. Phạm vi áp dụng
- Toàn Bệnh viện bao gồm người bệnh, khách hàng ra vào khoa CĐHA, đơn vị Can thiệp tim mạch, phòng Mổ, đơn vi ̣Xạ trị, phòng Chụp răng và đơn vị YHHN.
- Lưu ý: văn bản này có những nội dung đặc thù và chỉ áp dụng tại những bệnh viện có triển khai những nội dung đó.
III. Quy trình cụ thể đảm bảo an toàn bức xạ
1. Ban ATBX
- Thiết lập, duy trì và kiểm tra đều đặn các chính sách và quy trình về ATBX, an ninh nguồn phóng xạ, áp dụng cho tất cả các hệ thống bức xạ của bệnh viện.
- Ban Lãnh đạo bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo các chính sách và quy trình do Ban ATBX đưa ra được áp dụng và được tất cả các nhân viên tuân thủ trong mọi tình huống.
- Tất cả các sự vụ không mong muốn về ATBX xảy ra trong khu vực chiếu xạ đều phải được báo cáo cho Trưởng ban ATBX bằng văn bản (mẫu báo cáo sự cố) trong vòng 24h. Các sự vụ không mong muốn nghiêm trọng sẽ được Ban ATBX họp tức thời để giải quyết.
- Chịu trách nhiệm thiết lập các chương trình đào tạo về ATBX cho nhân viên bệnh viện.
- Thành phần tham gia bao gồm: Giám đốc chuyên môn hoặc vận hành làm Trưởng ban, Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ Bệnh viện Phó trưởng ban, các ủy viên bao gồm: kỹ sư vật lý y khoa, đại diện phòng Quản lý chất lượng, ban quản lý tòa nhà, phòng kế hoạch tổng hợp, đại diện các khoa/ phòng/ bộ phận liên quan: CĐHA, đơn vị can thiệp tim mạch, khoa gây mê – phòng mổ, đơn vị YHHN, xạ trị, phòng chụp răng và đại diện phòng thiết bị y tế.
- Có trách nhiệm lập báo cáo ATBX định kỳ hàng năm gửi các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật như Sở Khoa học và Công nghệ (KH & CN), Cục ATBX và haṭ nhân bộ KH & CN.
- Xem xét lại và theo dõi các liều bức xạ của tất cả các máy phát bức xa ̣ion hóa (tia X, gamma, electron, positron, sau đây gọi tắt là tia bức xa)̣ tại Bệnh viện.
- Kiểm định thiết bị phát bức xạ và kiểm xạ các khu vực có bức xạ định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành. Kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ quy định về quản lý, bảo quản và vệ sinh đồ phòng hộ bức xạ tại các Bệnh viện.
- Giám sát việc tuân thủ khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ theo thông tư 13 Bộ Y tế một năm 2 lần.
- Xây dựng và thiết lập các chính sách về giảm liều bức xạ, tôn trọng các phác đồ thăm khám nguyên mẫu và các phác đồ đã điều chỉnh, chú ý các chuyên khoa nhỏ có các phác đồ phù hợp (CĐHA bụng, ngực, thần kinh, nhi khoa và YHHN).
- Cử đại diện tham gia cùng Ban an toàn môi trường của bệnh viện: họp và báo cáo hiệu quả của chương trình ATBX hàng quý, hàng năm và khi có sự cố bất thường xảy ra.
2. Nhân viên bức xạ
Nhân viên bức xạ là nhân viên làm việc (được bố trí làm việc) tại phòng phát sinh tia bức xạ (phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng pha chế dược chất phóng xạ vv…)
3. Cán bộ phụ trách ATBX
- Cập nhật và tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện về các quy định của pháp luật về quản lý ATBX.
- Tham gia xây dựng và giám sát các chính sách, quy định và quy trình về ATBX, áp dụng cho tất cả các hệ thống máy có liên quan đến bức xa ̣của bệnh viện.
- Báo cáo kịp thời tất cả các sự vụ không mong muốn về an toàn xảy ra trong khu vực có bức xạ cho Ban An toàn môi trường bệnh viện, phòng Quản lý chất lượng để giải quyết.
4. Chính sách quản lý ATBX của bệnh viện
- Bệnh viện đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về quản lý ATBX tại cơ sở. bệnh viện luôn đảm bảo ATBX cho người bệnh, khách hàng, nhân viên bức xạ và những người xung quanh.
- Cam kết của bệnh viện trong việc đảm bảo ATBX:
- Tất cả các máy chụp X-quang, máy Cắt lớp vi tính (CLVT), máy PET/CT, SPECT/CT và máy gia tốc xạ trị của bệnh viện (máy phát bức xạ) được khai báo và cấp phép hoạt động theo đúng Quy định của Bộ KH&CN và Bộ Y tế.
- Các máy phát bức xạ này luôn được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ ít nhất 1 lần/năm, mời cơ quan chức năng có thẩm quyền được Bộ KH&CN cho phép đến đánh giá chất lượng 1 năm/ 1 lần và máy phải đạt yêu cầu mới được sử dụng.
- Các phòng đặt máy phát bức xạ được xây dựng đúng tiêu chuẩn từng máy và được trang bị các dấu hiệu cảnh báo bức xạ như biển báo, đèn báo, nội quy.
- Nhân viên bức xạ được trang bị 2 liều kế (đối với nhân viên Cathlab là 4 liều kế) và đánh giá định kỳ 3 tháng/1 lần, áp dụng mức giới hạn liều cho nhân viên bức xạ theo thông tư 19/2012/TT- Bộ KH&CN.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ bức xạ có chứa chì ở các khu vực có tia xạ. Hằng năm các trang thiết bị bảo hộ được kiểm tra, kiểm định. Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ lập báo cáo gửi Ban an toàn môi trường bệnh viện (1 năm/ 2 lần).
- Bệnh viện đảm bảo tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ 2 lần/năm hoặc bất kỳ lúc nào có nhu cầu cần thiết.
- Đảm bảo chế độ thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên bức xạ theo đúng thông tư số 31/2007/TT – Bộ KH&CN.
- Triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông về ATBX cho khách hàng và cán bộ nhân viên làm việc với bức xạ. VD: đào tạo định hướng, cử đi học (có chứng chỉ) chương trình ATBX cho cán bộ nhân viên bức xạ. Đào tạo hướng dẫn cập nhật các quy trình, phác đồ, máy móc, dịch vụ bức xạ mới (nếu có). Ngoài ra, bệnh viện còn triển khai đào tạo/ tái đào tạo hàng năm về đảm bảo ATBX cho toàn bộ nhân viên trong viện.
- Đối với người bệnh: bệnh viện cam kết không chụp/ xa ̣quá số lần, quá liều cần thiết cho người bệnh, luôn trang bị sẵn sàng các thiết bị bảo vệ cho người bệnh trong trường hợp cần thiết. bệnh viện đảm bảo lưu trữ đủ số liệu để tính liều nhiễm xạ tích lũy cho các khách hàng sử dụng các dịch vụ chụp, chiếu và xạ trị tại bệnh viện.

5. Các yêu cầu đảm bảo an toàn tại các đơn vi có các máy chụp/ xạ
- Chỉ định chụp/ xạ thích hợp:
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện chẩn đoán không có tia xạ (siêu âm, MRI) trong thực hành lâm sàng.
- Các phác đồ chụp CLVT mới với liều thấp được khuyến khích áp dụng.
- Áp dụng các kỹ thuật phù hợp riêng cho từng người bệnh: Giảm thiểu liều tia xạ mà vẫn đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị.
- Kiểm soát chất lượng: Các hệ thống thiết bị y tế có phát xạ được kiểm định theo đúng các quy định và tiêu chuẩn quốc gia về ATBX.
- Áp dụng công nghệ: Máy phát bức xạ cập nhật các công nghệ mới nhất giúp giảm tự động liều chiếu xạ trong các kỹ thuật chụp.
- Đối tượng người bệnh thuộc nhóm nhi khoa: lựa chọn hàng đầu là các thăm khám chẩn đoán không sử dụng tia xạ (siêu âm).
- Phương tiện che chắn, phòng hộ: Được trang bị đầy đủ trong tất cả các phòng chụp/ xạ để sẵn sàng sử dụng theo đúng khuyến cáo/ yêu cầu.
- Chính sách khu trú tia xạ: tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật chuẩn đã được đào tạo.
- Mức liều tham chiếu trong CĐHA:
- Áp dụng mức liều tham chiếu để đảm bảo an toàn cho người bệnh theo tiêu chuẩn Nhật Bản 2015 (Tham khảo mục 10 – Tài liệu tham khảo).
- Khoa CĐHA có trách nhiệm đào tạo cho các kỹ thuật viên về: Các thông số liều chụp trong CĐHA, mức liều tham chiếu, các protocols chụp với liều tối ưu.
6. Giao tiếp với khách hàng
- Bệnh viện cam kết một cách nghiêm túc với người bệnh về việc giảm thiểu tiếp xúc với bức xạ, sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của họ về chủ đề này.
- Bệnh viện khuyến khích người bệnh thảo luận với bác sỹ của họ về các vấn đề liên quan giữa lợi ích và nguy cơ khi họ được chỉ định các thăm khám có liên quan đến bức xạ và điều tri ̣xa ̣tri.̣
- Bác sĩ CĐHA, bác sỹ xạ trị, kỹ sư vật lý xa ̣tri ̣luôn luôn có mặt để tư vấn về việc tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt là liên quan đến các lợi ích của thăm khám X-quang, CLVT và làm thế nào để giảm tiếp xúc với bức xạ.
7. Các biện pháp cụ thể đảm bảo ATBX
7.1. Quản lý trang thiết bị và các khu vực có thể có nguy cơ 7.1.1. Lập hồ sơ quản lý cho các thiết bị phát bức xạ Máy chụp X-quang, máy CLVT, máy PET/CT, SPECT/CT, máy gia tốc xa ̣trị.vv… Hồ sơ bao gồm lý lịch máy, các kết quả kiểm định về chất lượng, lịch trình vận hành, sửa chữa bảo dưỡng máy. 7.1.2. Quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị phát bức xa.̣
- Các máy chụp X- quang, máy CLVT, máy PET/CT, SPECT/CT và máy gia tốc xa ̣tri ̣phải được kiểm tra và ghi số nhật trình trước và sau mỗi ngày làm việc.
- Các máy chụp máy CLVT mô phỏng, máy PET/CT, SPECT/CT và máy gia tốc xa ̣tri được thực hiện các quy trình đảm bảo chất lượng máy định kỳ (hàng ngày, hàng tháng, hàng năm). Các mẫu đảm bảo chất lượng định kỳ phải được bác sĩ, kỹ sư vật lý, kỹ thuật viên chấp nhận, ký tên và lưu lại tại đơn vi.̣
- Ngoài ra Bệnh viện mời cơ quan chuyên môn được Bộ KH & CN cấp phép đến đánh giá chất lượng máy 1 năm/lần. Biên bản sau mỗi lần kiểm tra được lưu tại phòng thiết bị y tế.
7.1.3. Biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài Các phòng đặt máy phát bức xạ đều được thực hiện các biện pháp kiểm soát người ra vào nghiêm ngặt:
- Người bệnh chỉ được chụp có chỉ định của bác sỹ X-quang, chụp CLVT, chụp PET/CT, SPECT/CT và xạ̣ tri ̣khi
- Mỗi người bệnh có một phiếu chỉ định chụp hoặc xạ trị: ghi rõ họ tên, mã số định danh PID, ngày tháng năm sinh, chẩn đoán, chỉ định chụp/ xa.̣
- Người bệnh sẽ được nhân viên hướng dẫn tới tập trung ở vị trí chờ chụp/ xa.̣
- Khu chờ chụp/ xa ̣có bảng nội quy phòng chụp/ xa ̣để người bệnh và người nhà người bệnh tham khảo.
- Người bệnh trong lứa tuổi sinh đẻ sẽ được tư vấn và thực hiện mọi biện pháp che chắn tối ưu nhất trước khi chụp/ xa ̣để đảm bảo lợi ích khi đang hoặc nghi ngờ có thai.
- Trường hợp người già yếu, hoặc trẻ nhỏ bắt buộc phải có người nâng đỡ khi chụp/ xa ̣thì người nhà người bệnh sẽ được mang phương tiện phòng hộ. Ghi nhận báo cáo tổng liều bức xạ phát ra vào kết quả của các thăm khám CLVT, DSA, C- Arm, YHHN
- Chỉ có nhân viên bức xạ mới được vào phòng điều khiển máy X – quang, máy CLVT, máy PET/CT, SPECT/CT và máy gia tốc xa ̣tri.̣ Người bệnh ngồi chờ ở ngoài khu vực dành cho người bệnh và chỉ được vào phòng chụp/ xa ̣khi có sự hướng dẫn của nhân viên bức xạ.
Đối với người bệnh chụp PET/CT và SPECT/CT:
- Sau khi được tiêm FDG hoặc các dược chất phóng xạ khác, bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi tại phòng riêng để tránh phơi nhiễm phóng xạ cho nhân viên y tế và những người bệnh khác.
- Tất cả các chất thải phóng xạ của bệnh nhân (nước tiểu, phân) được xử lý theo quy trình “Quy định quản lý chất thải y tế”
- Trong trường hợp xảy ra tràn đổ, dược chất phóng xạ sẽ được xử lý theo “Quy trình xử lý sự cố liên quan đến vật liệu chất thải độc hại”.
Quy định về chia liều, vận chuyển và tiêm dược chất phóng xạ:
- Dược chất phóng xạ được vận chuyển theo giấy phép đã được đăng ký của Bệnh viện với cơ quan chức năng.
- Dược chất phóng xạ được bảo quản trong các thùng làm bằng chất liệu chì đặt trong hotlab khu vực YHHN, các công việc liên quan đến dược chất phóng xạ trong khu vực YHHN chỉ được thực hiện bởi các cán bộ nhân viên có chứng chỉ về an toàn bức xạ.
- Công việc chia liều, chuẩn bị thuốc phóng xạ được thực hiện trong hotlab bởi các Dược sĩ được đào tạo về dược chất phóng xạ và tiến hành với các thiết bị bảo hộ thích hợp.
- Dược chất phóng xạ sau khi chia được vận chuyển tới phòng bệnh nhân bằng các hộp chì chuyên dụng, kim tiêm được che chắn bằng ống chì.
- Các quy định cụ về đảm bảo an toàn khi làm việc với dược chất phóng xạ tham khảo văn bản “ Quy định về an toàn sử dụng thuốc phóng xạ”
7.1.4. Quản lý các phương tiện phòng hộ bức xạ có chứa chì
- Đánh số thứ tự nhận dạng riêng biệt các phương tiện phòng hộ bức xạ tại các khu vực khác nhau trong Bệnh viện và có hồ sơ theo dõi.
- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản các phương tiện này và kiểm định đánh giá chất lượng hàng năm: kiểm định bằng mắt thường vào giữa năm và kiểm định bằng tia X vào cuối năm. Các thông tin theo dõi bảo quản và kiểm định đều được ghi chép đúng quy định.
- Các phương tiện phòng hộ có chứa chì này khi hư hỏng, hết hạn sử dụng được tập trung lại và tiêu hủy theo quy định trong văn bản “Quy định quản lý chất thải y tế”
7.1.5. Quản lý liều kế cá nhân Mỗi nhân viên bức xạ được trang bị 2 liều kế cá nhân. Riêng nhân viên Cathlab sẽ có 4 liều kế
- Quy định nơi để liều kế cá nhân: tủ locker cá nhân của từng người. Ngoài ca làm việc, liều kế của mỗi cá nhân không được đặt trong khu vực phát tia X.
- Quy định cách thức đeo liều kế cá nhân:
- Đeo 1 chiếc ở vị trí túi áo ngực trước trái. Nếu mặc áo chì thì đeo phía trong áo chì. Thời gian đeo: toàn bộ thời gian làm việc.
- Đối với nhân viên cathlab: Đeo 1 chiếc ở vị trí túi áo ngực trước trái (trong áo chì), toàn bộ thời gian làm việc và 01 chiếc ở cổ phía ngoài áo chì (khi làm thủ thuật). Không được đảo ngược vị trí đeo của 2 chiếc liều kế này.
- Kiểm tra định kỳ liều kế
- Định kỳ kiểm tra liều kế: 3 tháng 1 lần.
- Quy trình thu thập
- Hàng quý, nhân viên phụ trách ATBX của các đơn vị có liên quan sẽ đi thu liều kế của các nhân viên bức xạ trong đơn vị của mình và kiểm tra đảm bảo danh sách nhân viên bức xạ trùng khớp với các liều kế đã thu thập.
- Nhân viên phụ trách tại khoa phòng sau đó bàn giao cho thành viên của ban ATBX được giao nhiệm vụ quản lý liều kế bệnh viện cùng với danh sách nhân viên kèm theo. Cán bộ này sẽ kiểm tra lại 1 lần nữa đảm bảo khớp nội dung giữa CBNV và mã số liều kế trước khi bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm để gửi đi đo ở Viện khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.
- Các nhân viên bức xạ, sau khi nộp liều kế mang đi ghi đo chỉ số, sẽ được ban ATBX phát chiếc liều kế còn lại (đối với nhân viên phòng Cathlab là 2 chiếc) để sử dụng cho 3 tháng tiếp theo.
- Kết quả ghi đo liều kế hàng quý sẽ được thành viên Ban ATBX gửi tới từng nhân viên bức xạ.
7.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng
- Trước khi chiếu chụp phải chuẩn bi ̣hệ thống máy theo đúng hướng dẫn
- Hàng tháng phải kiểm tra đường dây điện trong tủ điều khiển, các bất thường phải báo cáo để có biện pháp khắc phục.
- Vận hành và kiểm tra định kỳ đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
- Theo dõi hàng ngày nhiệt độ, độ ẩm phòng máy. Thường xuyên vê ̣sinh máy theo ca làm viêc.
7.3. Các biện pháp đảm bảo ATBX đối với người bệnh
- Nội quy ATBX đối với người bệnh được treo ở trước tất cả các phòng chụp X-quang, CLVT, PET/CT, SPECT/CT, gia tốc xa ̣tri ̣và ở vị trí dễ thấy, dễ đọc.
- Trước khi tiến hành chụp/ xa,̣ nhân viên bức xa ̣phải kiểm tra chắc chắn không có người nào khác ngoài người bệnh trong phòng chụp/ xa,̣ sau đó đóng kín tất cả các cửa phòng. Hạn chế việc sử dụng hướng chùm tia X về cửa ra vào phòng, về phía tủ điều khiển hay hành lang của người qua lại.
- Trong khi chụp, tất cả nhân viên phải đứng sau bảng điều khiển có bảo vê,̣ từ đó quan sát người bệnh qua kính chì hoăc màn hình kiểm tra.
- Khi cần thiết phải trang bị bảo hô ̣bô ̣phân sinh dục cho người bệnh và điều chỉnh chùm tia rộng tối thiểu, vừa đủ cho phép chẩn đoán
- Khi cần phải giữ người bệnh hay giữ phim, tân dụng trong chừng mực có thể các giá đỡ cơ học. Trong trường hợp bắt buộc, người giữ người bệnh hay giữ phim phải:
- Mang phương tiện phòng hộ bức xạ, tránh đứng trong trục chùm tia mà chỉ đứng về phía bên và xa bóng phát tia.
- Không để người bệnh đợi hay thay quần áo trong phòng chụp/ xa ̣lúc đang tiến hành chụp/ xa ̣cho môṭ người bệnh khác.
- Nếu đăṭ hai máy X-quang trong một phòng thì 2 máy không được cùng một thời điểm hoạt động đồng thời trong cùng một thời điểm.
- Đối với các máy X-quang di động chụp tại phòng/ trại, người thực hiện cần phải đảm bảo các nguyên tắc về ATBX để giảm thiểu liều bức xạ cho bản thân và người xung quanh như:
- Mang các phương tiện phòng hộ bức xạ.Đứng sau máy phát di động và ngược với hướng phát tia, tận dụng các vật cản trong phòng, tận dụng công tắc phát tia điều khiển từ xa (nếu có).
- Đảm bảo thân nhân và các nhân viên khác không có mặt khi phát tia.
- Giữ khoảng cách xa nhất có thể hoặc có biện pháp che chắn đối với các bệnh nhân khác xung quanh.
- Kỹ thuật viên X-quang/ xa tri ̣luôn hỏi các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi chụp/ xa về khả năng có thai và ngày kinh cuối.
- Nếu người bệnh không chắc chắn sẽ được đề nghị làm test thử thai trước khi chụp/ xạ. Trong trường hợp có thể trì hoãn chỉ định (ví dụ Khám sức khỏe định kỳ), hẹn người bệnh quay lại chụp sau khi chắc chắn không có thai (trong vòng 2 tuần sau khi thấy kinh).
- Nếu chỉ định chụp/ xạ không thể bị trì hoãn (vì lý do chuyên môn cần cho chẩn đoán và điều trị bệnh tức thời) thì cần có sự đồng ý của bác sĩ CĐHA và bác sĩ ra chỉ định, phải có các thiết bị che chắn phù hợp. Ngoài ra bác sĩ ra chỉ định cần giải thích rõ ràng các nguy cơ và lợi ích của việc thực hiện thăm khám CĐHA và thực hiện ký phiếu cam kết: “Đồng ý sử dụng dịch vụ” với người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
7.4. Các biện pháp kiểm soát liều chiếu xa ̣nghề nghiêp và sức khỏe nhân viên bức xạ Quy đinh nội bô ̣về viêc sử dụng liều kế cá nhân Các nhân viên bức xa ̣đều phải đeo liều kế cá nhân liên tục khi làm viêc có máy phát bức xạ tại phòng làm việc Tần suất đo, đánh giá liều chiếu xa ̣cá nhân 3 tháng/1 lần tại các đơn vị cung cấp dịch vụ đo/ đánh giá chiếu xạ cá nhân được cấp phép bởi Bộ KH & CN.
- Nhân viên bức xạ phải được ban ATBX thông báo kết quả ghi đo sau mỗi đợt kiểm tra
- Hồ sơ liều chiếu xa ̣cá nhân của nhân viên bức xa ̣được Ban ATBX lưu lại sau khi thông báo kết quả liều cho nhân viên bức xạ. Nhân viên bị chiếu quá liều sẽ được bố trí công việc không tiếp xúc bức xạ theo đúng quy định. . Bệnh viện đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra nếu nguyên nhân quá liều là do máy móc, khi khắc phục xong kiểm tra lại thấy an toàn mới cho máy chụp/ xa ̣tiếp tục hoạt động.
Kiểm tra sức khỏe: Nhân viên làm viêc tại bộ phận có tiếp xúc với bức xa ̣phải có giấy chứng nhân sức khỏe định kì 2 lần/ năm. Nếu có vấn đề về sức khỏe sẽ được bố trí công việc phù hợp.
8. Các quy định về lưu trữ phim, vật tư
- Có danh mục rõ ràng về phim chụp, các vật tư liên quan đến khu vực máy có phát bức xa ̣tại kho vật tư tiêu hao của Khoa (giống với danh mục tại kho chính).
- Luôn sẵn sàng trong kho theo cơ số định mức các Kỹ thuật viên trưởng tại Khoa đã xây dựng và được Lãnh đạo Bệnh viện phê duyệt
- Nguồn cung cấp rõ ràng: Nhà cung cấp hàng phẳi có xuất xứ, địa chỉ rõ ràng (Ví dụ: Film là của Fujifilm…)
- Tem, nhãn trên vật tư: đảm bảo nhận hàng còn nguyên tem mác trên tất cả các loại vật tư.
9. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xa ̣
9.1. Trách nhiệm chung
- Ban ATBX và phòng Kiểm soát chất lượng bệnh viện phối hợp để xử lý, phân tích và báo cáo sự cố.
- Ban ATBX có trách nhiệm lập và lưu giữ các hồ sơ về sự cố bức xa.̣
9.2. Sự cố bức xạ bao gồm:
- Sự cố gây ra chiếu xạ không mong muốn đến người bệnh, thân nhân người bệnh, cán bộ nhân viên bệnh viện hoặc công chúng trong quá trình thực hiện dịch vụ y tế.
- Chụp/ soi chiếu/ xạ nhầm vùng cơ thể (body region), hoặc ngoài giới hạn vùng cơ thể được chỉ định để chẩn đoán/điều trị, buộc phải đặt lại cho đúng vị trí và tiến hành chụp lại.
- Sự cố mất, văng bắn, tràn đổ hoặc vỡ nguồn phóng xạ (áp dụng cho khu vực YHHN).
- Sự cố chuyên môn:
- Các thủ thuật được thực hiện với sự hỗ trợ của soi chiếu bằng tia X trên màn tăng sáng gây ra liều tích lũy lớn hơn hoặc bằng 1500 rads trong một trường chiếu (tương đương 15000 mGy, hoặc 15 Gy, hoặc 15 Sv) cần báo cáo sự vụ chuyên môn bất thường bằng hình thức báo cáo sự cố nghiêm trọng (mức 4).
- Sự cố xạ trị nhầm vùng cơ thể hoặc rộng hơn 25% so với kế hoạch đã thiết lập mà không phải là để phục vụ chẩn đoán chuyên môn cần báo cáo sự cố nghiêm trọng (mức 4).
9.3. Phân công trách nhiêm xử lý khi có sự cố xảy ra:
- Nhân viên bức xa ̣trực tiếp vận hành thiết bi ̣phẳi dừng hoạt động của máy (nếu áp dụng) và báo cáo ngay với người phu ̣trách ATBX.
- Người phu ̣trách ATBX phải:
- Xác minh và xử lý ngay sự cố (tham khảo quy trình mô tả tại mục 9.4).
- Báo cáo ngay với Trưởng ban ATBX và Giám đốc Bệnh viện để được và phê duyệt các kế hoạch khắc phục sự cố, sự chỉ đạo, phối hợp.
- Báo cáo sự cố tới QTRR của Bệnh viện, cùng xây dựng kế hoạch giảm thiểu nguy cơ để tránh việc lặp lại các sự cố tương tự.
9.4. Quy trình ứng phó cho một số tình huống sự cố có thể gặp phải: Tình huống 1: Có người vào phòng khi máy đang chup/xa ̣hoặc bệnh trong phòng chụp/ xa ̣khi máy đang phát tia có người khác ngoài người bệnh trong phòng chụp/xạ khi máy đang phát tia.
- Đánh giá liều xa ̣cá nhân mà nạn nhân nhận phải.
- Ghi đầy đủ thông tin của nạn nhân vào sổ theo dõi sự cố bức xa ̣(VD: Họ tên, giới tính, tuổi, số CMTND, quê quán, đia chỉ thường trú, điện thoại liên lạc).
- Báo cáo lại chi tiết sự cố theo đúng quy trình, để có chính sách theo dõi đánh giá sức khỏe người bệnh trong thời gian nhất định theo mức liều mà nạn nhân nhận phải.
Tình huống 2: Chụp/soi chiếu/xạ nhầm vùng cơ thể.
- Không đợi máy phát tia hết khoảng thời gian đã định trước mà phải nhấn nút ngưng phát tia ngay khi phát hiện bị nhầm vùng chụp.
- Ghi nhận thời gian phát tia và liều tia đã thực hiện nhầm.
- Ghi nhận thông tin bệnh nhân/khách hàng và bộ phận/vùng cơ thể đã bị chụp/ chiếu/ xạ nhầm.
- Thông báo cho bác sĩ CĐHA hoặc bác sĩ điều trị để đưa ra quyết định tiếp tục thực hiện lại thủ thuật.
- Báo cáo lại chi tiết sự cố theo đúng quy trình, để có chính sách theo dõi đánh giá sức khỏe người bệnh trong thời gian nhất định theo mức liều mà nạn nhân nhận phải.
Tình huống 3: Phòng đặt máy chụp/ xa ̣để rò rỉ bức xa ̣ra bên ngoài vượt ngưỡng quy định (theo quy trình kiểm tra đánh giá an toàn của Cơ quan kiểm soát ATBX của Sở KH & CN/ Cục ATBX và haṭ nhân định kỳ tại tất cả các phòng chụp/ xạ).
- Ngừng hoạt động của phòng chụp. Lên kế hoạch sửa chữa, gia cố các vi ̣trí bi ̣rò rỉ quá ngưỡng quy định.
- Khi sửa chữa, gia cố xong mời cơ quan chuyên môn đến đánh giá an toàn bức xạ cho phòng đặt máy. Chỉ khi phòng đạt tiêu chuẩn ATBX mới được tiếp tục đưa máy vào sử dụng.
Tình huống 4: Máy chụp/ xa ̣hỏng gây chiếu quá liều cho người bệnh.
- Bằng mọi phương cách phải ngắt nguồn phát sinh tia xạ (chức năng tắt khẩn cấp, ngắt nguồn điện…) và đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực ảnh hưởng.
- Ghi nhận thời gian bệnh nhân bị phơi nhiễm bức xạ không mong muốn.
- Phối hợp với thiết bị y tế mời chuyên gia đến sửa chữa máy.
- Khi sửa chữa xong mời cơ quan chuyên môn đến đánh giá lại chất lượng máy, khi nào máy đạt yêu cầu sử dụng mới được tiếp tục vận hành máy.
Tình huống 5: Sự cố mất nguồn, văng bắn, tràn đổ hoặc vỡ nguồn phóng xạ: Trường hợp sự cố mất nguồn được xử lý theo quy trình “Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ” của bệnh viện.
- Các sự cố liên quan đến văng bắn, tràn đổ hoặc vỡ nguồn phóng xạ được xử lý theo quy trình “ Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ” và “Quy trình xử lý sự cố liên quan tới vật liệu chất thải độc hại” của Bệnh viện.
10. Các tài liệu kèm theo (Lưu tại thư mục ATBX của bệnh viện)
- Bản sao quyết định bổ nhiệm.
- Bản sao nội quy ATBX người phụ trách an toàn.
- Bản sao quy định vận hành, sử dụng thiết bi ̣X – quang.
- Bản sao quy định vận hành sử dụng thiết bị chụp CLVT, CLVT mô phỏng và máy gia tốc xạ trị (nếu có máy).
- Bản sao biên bản đo kiểm tra ATBX.
- Bản sao biên bản kiểm tra các thiết bi ̣X-quang do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.
- Bản sao biên bản kiểm tra thiết bị chụp CLVT do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.
- Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố.
Từ viết tắt:
- ATBX: An toàn bức xạ
- CMTND: Chứng minh thư nhân dân
- CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh
- DCPX: Dược chất phóng xạ
- CLVT: Cắt lớp vi tính
- NVBX: Nhân viên bức xạ
- NVYT: Nhân viên y tế
- YHHN: Y học hạt nhân
- QTRR: Quản trị rủi ro
- MRI: Cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
- Luật năng lượng nguyên tử của Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 3, Số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008.
- Thông tư liên tịch Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế.
- Thông tư 01/2019/TT-BKHCN về đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ.
- Thông tư liên tịch hướng dẫn đảm bảo ATBX trong y tế- Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường- Bộ Y Tế, Số: 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT.
- Thông tư của Bộ KH & CN, Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân. Số 31/2007/TT – BKHCN
- Thông tư quy định về kiểm soát và đảm bảo ATBX trong chiếu xạ công nghiệp và chiếu xạ công chúng – Bộ KH & CN, Số 19/2012/TT-BKHCN
- Hướng dẫn nội dung bản đánh giá ATBX của cơ sở X quang – Cục ATBX và hạt nhân, Mẫu số 01/ĐGAT- CSXQ.
- Các chính sách về ATBX – Đại học San Francisco (UCSF Radiation Safety Manual – University of California, San Francisco, Approved: December 1996, Revised: October 2012).
- JCI Accreditation Standards for Hospitals. 7th edition (2020).
- Diagnostic reference levels based on latest surveys in Japan – Japan DRLs 2015
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.