Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ thai nhi
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chụp cộng hưởng từ thai nhi áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec.
- Người thẩm định: Trần Hải Đăng
- Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
- Ngày phát hành: 10/06/2020
1. Đại cương
Nội dung bài viết
Chụp cộng hưởng từ thai nhi là phương pháp xâm phạm tối thiểu cho phép đánh giá rõ các cấu trúc giải phẫu của thai nhi nhằm phát hiện các dị tật thai nhi để có thể được xử trí, thường được chỉ định sau khi đã có kết quả siêu âm.
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ thai nhi
2.1. Chỉ định
- Đánh giá các bất thường hệ thần kinh trung ương hoăc của các cơ quan khác đã được phát hiện trên siêu âm thường quy.
- Chỉ được chỉ định chụp khi tuổi thai >18 tuần (tốt nhất là từ tuần 28 trở đi).

2.2. Chống chỉ định
- Tuyệt đối: người bệnh mang máy điều hòa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…; các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu < 6 tháng; bệnh nặng cần thiết bị hồi sức cạnh người.
- Tương đối: kẹp phẫu thuật bằng kim loại > 6 tháng; nguời bệnh sợ bóng tối hay cô độc
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa
- Kỹ thuật viên CĐHA.
- Điều dưỡng
3.2. Phương tiện
- Máy chụp mạch cộng hưởng từ 3.0 Tesla
- Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3.3. Người bệnh
- Không cần nhịn ăn. Cho người bệnh đi tiểu trước khi chụp
- Có giấy yêu cầu chụp, có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)
- Người bệnh được giải thích kỹ về quy trình kỹ thuật thực hiện về thời gian, tiếng ồn, yêu cầu nằm yên trong quá trình chụp để phối hơp tốt với thầy thuốc.
- Kiểm tra các chống chỉ định (theo bảng kiểm, và có đầy đủ chữ ký của bệnh nhân, kỹ thuật viên và bác sĩ)
- Người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật chống chỉ định
- Kiểm tra bằng dụng cụ quét từ tính lần cuối trước khi đưa bệnh nhân vào phòng máy.
4. Các bước tiến hành
4.1. Đặt người bệnh vào máy
- Đăṭ người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp
- Nếu người bệnh không nằm ngửa được do đau lưng hay hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới thì có thể cho người bệnh nằm nghiêng (T).
- Đăṭ cuộn thu tín hiệu bụng (toàn thân cuộn thu tín hiệu) lên bụng người bệnh
- Kê đệm chân và đắp ấm cho người bệnh.
4.2. Các chuỗi xung cơ bản
- Các chuỗi xung định vị
- Ở ba mặt cắt, có thể lặp lại nhiều lần nếu thai nhi cử động để khảo sát đúng trục cơ quan: sọ não hay trục cơ thể.
- Khảo sát não thai nhi: các chuỗi xung được chụp theo trục của não, dựa trên các xung định vị.
- SSFSE đứng ngang, FOV: 250-280 (tùy theo tuổi thai), số lớp cắt 20-24, độ dày lớp cắt 4mm TR: 1100 ms, TE: 97 ms
- SSFSE đứng dọc (không nín thở) FOV: 250-280 (tùy tuổi thai), số lớp cắt 20-24, độ dày lớp cắt 4mm TR: 1100 ms, TE: 97 ms
- SSFSE cắt ngang (không nín thở) FOV: 250-280 (tùy tuổi thai), số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 1100 ms, TE: 97 ms
- Kỹ thuật khuếch tán diffusion cắt ngang (b =0 và b=1000), ADC map FOV: 200-230
- Số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 6000 ms, TE: 93 ms
- T1W fl2D cắt ngang (không nín thở) FOV: 250-280, số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 107 ms, TE: 4,91 ms
- Khảo các cơ quan ngực-bụng: các chuỗi xung được chụp theo trục cơ thể, dựa trên các xung định vị.
- SSFSE đứng ngang (không nín thở) FOV: 250-280, số lớp cắt 15-20, độ dày lớp cắt 4mm TR: 2600 ms, TE: 102 ms
- SSFSE đứng dọc (không nín thở) FOV: 250-280, số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 4500 ms, TE: 302 ms
- SSFSE cắt ngang (không nín thở): khảo sát từ bờ trên hai phổi -> vùng cùng-cụt, FOV: 250-280, số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 2800 ms, TE: 102 ms
- T1W fl2D đứng ngang (không nín thở) FOV: 250-280, số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm TR: 70 ms, TE: 4,76 ms
- Diffusion cắt ngang (b=0, b=1000), ADC map FOV: 250-280, số lớp cắt 20-25, độ dày lớp cắt 4mm Disc factor 0% TR: 6400 ms, TE: 88 ms.
- Xử trí hình ảnh, in phim, chuyển hình ảnh và dữ liệu đến trạm làm việc
- Bác sỹ phân tích hình ảnh chẩn đoán.
5. Nhận định kết quả
- Hình ảnh cho thấy rõ các cấu trúc giải phẫu của thai
- Phát hiện được những dị tật của thai (nếu có).
- Tai biến và xử trí
- Sợ hãi, kích động: động viên người bệnh, có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
Tài liệu tham khảo:
- Theo quyết định 25/QĐ – BYT ngày 03/01/2013, quy trình 114: “Chụp CHT thai nhi”
Từ viết tắt:
- CHT: Cộng hưởng từ
- CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh
Ghi chú:
- Đây là văn bản phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.